Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Hữu Quyết
Xem chi tiết
Yuuto
7 tháng 12 2019 lúc 14:46

là một người nhân hậu ,không chỉ giỏi nghề y mà còn hết lòng vì người khác

không hề né tránh dù bệnh nhân máu mủ dầm dề

phẩm chất :là người có bản lĩnh ,cứng cỏi ,không phân biệt giàu nghèo

Lúc đầu tức giận nhưng sau khi nghe Thái y lệnh tường trình đã không những hết tức giận mà con ca ngợi ông chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là một ông vua nhân đức.

ca ngợi người thầy thuốc giỏi có lương tam nghề nghiệp bản lĩnh trí tuệ và lòng nhân ái

Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
7 tháng 12 2019 lúc 17:24

Trong lịch sử y học nước nhà, đã có không ít vị danh y được người đời mến mộ và trọng vọng. Họ là những bậc lương y chân chính, vừa giỏi về y thuật, vừa có lòng nhân đức thương xót người bệnh như chính bản thân mình. Tên tuổi của họ được lưu danh trong sử sách và được người đời truyền tụng.

Cũng đă có không ít những truyền thuyết, những giai thoại về những bậc danh y ấy, để người đời sau nhìn vào mà noi gương.

Văn chương cũng đã có những tác phẩm (dù ở mức độ kể sơ lược) viết về tài đức của các bậc danh y. Trong tác phẩm Nam Ông mộng lục, phần Y thiển dụng tâm của Hồ Nguyên Trừng, ta bắt gặp một hình ảnh đẹp về một bậc lương y chân chính: Thái y lệnh Phạm Bân.

Lương y Phạm Bân xuất thân con nhà thuốc. Tổ tiên của ông có nghề y gia truyền được ca tụng. Vì thế ông được bố nhiệm chức Thái y lệnh coi sóc việc chữa bệnh trong cung vua.

Được làm lương y ở trong cung vua đã là mơ ước của nhiều thầy thuốc, thái y lệnh lại là một chức bậc mà không ít kẻ thèm muốn dòm ngó. Cả một ngàn năm phong kiến Việt Nam với sự trị vì của cả trăm vị hoàng đế, đời nào chẳng có Thái y lệnh. Nhưng tên tuổi của mấy ai đã được lưu truyền?

Tác giả Hồ Nguyên Trừng không đi sâu kể về tài năng của Thái y lệnh Phạm Bân, chỉ lướt qua vài chi tiết như:

- Ông được bổ nhiệm chức Thái y lệnh.

- Bệnh nhân đến chữa tới khi khoẻ mạnh rồi đi. Cứ như vậy, trên giường không lúc nào vắng người.

- Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được người đương thời trọng vọng.

- Cứu sống người đàn bà nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét.

- Vua Anh Tông khen là giỏi về nghề nghiệp.

Chỉ một vài chi tiết nhỏ cũng đủ để ta hình dung ra tài năng của vị lương y đó. Thật là một tài năng hiếm có.

Thái y lệnh Phạm Bân không chỉ giỏi về nghề nghiệp, nét nổi bật trong ông là lòng nhân đức, thương yêu người bệnh và hết lòng chữa bệnh cứu người.

Người bệnh ở đây không phải chỉ là các vị trong hoàng thất, các vị đại thần, quý tộc, mà chủ yếu là người dân, kể cả những kẻ cơ khổ khốn cùng nhất. Mặc dù ở địa vị cao sang, được hưởng vinh hoa phú quý vua ban, Thái y lệnh Phạm Bân vẫn dốc lòng, dốc sức chữa bệnh cho dân.

Mục đích của việc ông xây các nhà dưỡng bệnh tại nhà riêng của mình, nhận bệnh nhân về chữa trị không phải vì kiếm lợi (mà nếu có nhằm mục dich này cũng là đáng quý, vì ông đem tài năng ra để trị bệnh cứu người), song đáng quý hơn mục đích của ông là cứu người!

Vì mục đích cứu người mà ông đã dốc hết tiền của trong nhà ra để mua thuốc tốt, tích trữ lương thực. Mua thuốc tốt để chữa bệnh là điều dễ hiểu. Song tích trữ lương thực để làm gì? Thì ra để cấp cơm cháo cho những kè tật bệnh cơ khổ khi họ đến chữa trị. Rồi năm đói kém, bệnh dịch nổi lên, ông đã dựng thêm nhà cho những kể khốn cùng đói khát về bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Thật hiếm có một tấm lòng như thế!

Không chỉ cứu mạng, sẵn sàng chữa trị cho những kẻ khốn cùng, tinh thần phục vụ người bệnh của ông cũng thật đáng quý Dẫu bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh.

Để làm nổi bật tính cách nhân vật, tác giả đã đặt Thái y lệnh Phạm Bàn vào một tình huống gay cấn. Cùng một lúc ông được hai nơi mời đi chữa bệnh: một bên là người dân thường đang trong cơn nguy kịch máu chảy như xối, mặt mày xanh lét, một bên là một bậc quý nhân trong cung bị sốt, vua triệu ông đến khám cho vị quý nhân đó.

Thực hiện bổn phận của kẻ tôi với bề trên thì ông phải đến ngay Vương phủ khám bệnh. Thực hiện bổn phận của thầy thuốc thì ông phải đến ngay nhà người đàn bà nguy kịch để cứu người. Nếu thực hiện thực hiện bổn phận bề tôi thì người phụ nữ nguy kịch sẽ chết trong khoảnh khắc. Nếu thực hiện bổn phận thầy thuốc thì sẽ đắc tội với bề trên, với nhà vua, có thể sẽ rước hoạ vào thân. Ta thật khâm phục và cảm động thay suy nghĩ và hành động của ông: Tôi có mắc tội cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mạng của tiểu thần còn biết trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu. Nói rồi, lập tức đi cứu người kia đàn bà dân thường đang trong cơn nguy kịch kia.

Có thể nói, đây là hành động quên mình vì việc nghĩa của một con người chân chính. Hành động này đã làm bộc lộ đầy đù phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm. Không chỉ có tài chữa bệnh, mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.

Ông thật xứng đáng với lời khen của hoàng đế Trần Anh Tông: Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề lại có lòng nhân đức, thương xót dám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.

Phẩm chất của người thầy thuốc và quan điểm trị bệnh cứu người của vị Thái y lệnh họ Phạm lại một lần nữa ngời sáng ở thầy thuốc - nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu:

Thấy người đau giống mình đau,

Phương nào cứu đặng mau mau trị lành

Đứa ăn mày cũng trời sinh,

Bệnh còn cứu đặng thuốc đành cho không.



Khách vãng lai đã xóa
Thúy Vy
7 tháng 12 2019 lúc 20:28

Việt Nam không chỉ nổi tiếng khắp năm châu bốn bể bởi truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường, tự hào bởi nền hóa có bề dày lịch sử, bởi nên văn hiếm một nghìn năm tuổi. Bên cạnh đó, người Việt Nam còn tự hào về nền y học phát triển với những vị danh y lừng lẫy, không chỉ nổi tiếng bởi tài năng y học xuất chúng hơn người, mà còn bởi đức độ, lương tâm của người thầy thuốc. Những con người này xứng đáng với câu thành ngữ "Lương y như từ mẫu". Viết về những con người tài ba, đức độ này đã có rất nhiều những tác phẩm thơ văn, nổi bật lên trong số đó không thể không kể đến tác phẩm "Thầy thuốc cốt nhất ở tấm lòng" của nhà văn Hồ Nguyên Trừng.

"Thầy thuốc cốt ở tấm lòng" là một tác phẩm viết về nhân vật thái y lệnh Phạm Bân, thông qua hình tượng của nhân vật này, người đọc thấy được một bức chân dung toàn vẹn về một người lương y, một người thầy thuốc giỏi, yêu nghề, có tâm với công việc. Hình ảnh của người lương y Phạm Bân được tác giả Hồ Nguyên Trừng tái hiện một cách sống động, và thông qua những tình huống ngặt nghèo thì hình ảnh của người lương y ấy càng tỏa dạng ánh sáng của đạo đức, của tình thương và tấm lòng đức độ. Phạm Bân là một người thầy thuốc giỏi, gia đình có truyền thống lâu đời về y học, cũng vì cảm phục trước tài năng y học hơn người, xuất chúng của ông mà vua Trần Anh Vương đã phong cho ông chức thái y lệnh. Đây là chức quan chuyên lo việc trông coi bệnh cho nhà vua.

Trong lịch sử của nền y học, ta có thể thấy chức vụ này rất hiếm khi được ban bố. Hiểu như vậy ta có thể thấy được phần nào tài năng của Phạm Bân cũng như sự trọng dụng của vua Trần đối với ông. Phạm Bân không chỉ là một người thầy thuốc giỏi mà ông còn có tấm lòng thiện lương, tình thương bất tận đối với con người. Ông dùng tiền của mình để mua thuốc tốt, tích trữ gạo cho dân nghèo. Hay vào mùa đói kém, ông còn dựng nhà cho những người đói khổ, không nơi lương tựa vào sinh sống, ông kê thuốc chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo. Ta phải thấy, những hành động của thái y lệnh Phạm Bân hoàn toàn không phải mưu lợi cá nhân, ông không chữa bệnh kiếm tiền như những người thầy thuốc khác mà ngược lại, ông còn lấy tiền của mình mình gom góp, tích trữ được để giúp cho những người dân nghèo.

Ta thấy được ở đây hình ảnh của một người thầy thuốc vô cùng tài năng, dù được vua trọng dụng và ban cho chức thái y lệnh cao quý, nhưng không vì thế mà ông ngừng lại mọi hoạt động chữa bệnh cho người dân. Hơn thế nữa ông còn mua thuốc, gạo hay cưu mang, giúp đỡ những người dân có tình cảnh khốn cùng, dù có bệnh nhưng không có tiền để chữa trị thì Phạm Bân cũng dốc lòng, dốc sức mang hết tài năng, tâm huyết của mình ra để chữa trị, chăm sóc cho những người dân vô tội. Những hành động này thật đáng quý, nó thể hiện được tấm lòng cao đẹp của người thầy thuốc, cũng khiến cho người đọc cảm thấy ấm áp thay bởi tình người trong con người thầy thuốc ấy luôn tỏa rạng.

Vẻ đẹp đức độ, nhân cách của thái y lệnh Phạm Bân được tác giả Hồ Nguyên Trừng đặt trong một tình huống éo le, khó xử. Đó chính là việc một người đàn bà thường dân bị mắc bệnh rất nặng, máu chảy như xối, mặt mũi xanh lè, tình trạng sức khỏe đã rất nguy kịch đến nhờ Phạm Bân cứu chữa, ông đã không nề hà, cũng không ngại những căn bệnh "dầm dề máu mủ" mà tức tốc lên đường chữa ngay. Với nhiều vị thầy thuốc khác họ rất ngại những căn bệnh có máu mủ bởi đây là những căn bệnh rất dễ lây truyền, nhưng Phạm Bân không vậy, ông không hề để ý đến những thứ đó, ông luôn đặt nhiệm vụ cứu người lên hàng đầu.

Tuy nhiên, tình thế éo le ở chỗ khi Phạm Bân đang chuẩn bị lên đường chữa bệnh cho người đàn bà đang nguy kịch kia thì thánh chỉ của vua Trần đến, lệnh cho ông vào cung gấp để chữa bệnh cho Quý phi. Quân lệnh thì như sơn, nếu trái thánh chỉ có thể mất đi mạng sống, nhưng Phạm Bân một lần nữa thể hiện được bản lĩnh hơn người, đạo đức nghề nghiệp của ông cũng khiến người khác phải khâm phục. Xét thấy vị quý phi kia chỉ bị cảm mạo thông thường, còn người đàn bà kia thì đã rất nguy kịch, nếu ông không đi ngay thì sẽ bị mất mạng. Vì vậy, Phạm Bân đã trái với thánh chỉ, không màng tới việc mình sẽ bị xử phạt ra sao mà kiên quyết đi chữa bệnh cho người đàn bà đang nguy kịch. Quyết định này thật khiến ta bất ngờ nhưng hành động đầy bản lĩnh, đạo đức ấy cũng khiến cho người đọc vô cùng xúc động, cảm phục. Cũng rất may mắn, bởi những tưởng vua Trần sẽ trách phạt Phạm Bân thật nặng vì tội trái thánh chỉ thì ông lại được vua hết lời khen ngợi.

Như vậy, thông qua hình ảnh thái y lệnh Phạm Bân mà Hồ Nguyên Trừng tái hiện lại trong tác phẩm "Người thầy thuốc cốt nhất ở tấm lòng" người đọc không chỉ biết thêm về một tấm gương sáng, mà còn thêm cảm phục, thêm tự hào về những người thầy thuốc của Việt Nam, tài đức song toàn, y thuật giỏi nhưng lại có tấm lòng đẹp, đúng chuẩn mực của câu nói: "Lương y như từ mẫu".

Khách vãng lai đã xóa
~♥♥Nhok_#Đanh_# Đá♥♥~
Xem chi tiết
NY nơi đâu ( ɻɛɑm ʙáo cá...
4 tháng 11 2019 lúc 17:13

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỉ niệm ấu thơ. Dẫu kỉ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.

Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỉ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:

Cúi đầu nhớ cố hương

Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.


 

Khách vãng lai đã xóa

Quê hương hai tiếng gọi thân thương trìu mến mà mỗi ai đi xa đều đau đáu trong lòng. Quê hương trong mỗi người đã trở thành máu, thành thơ, thành một phần của tâm hồn. Đối với Lý Bạch - thi nhân suốt một đời xa quê thì tình yêu quê hương lại càng dâng trào mãnh liệt qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:

Đầu giường ánh trăng rọi,

Ngỡ mặt, đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương

Mở đầu bài thơ là một thế giới ảo diệu tràn ngập ánh trăng.

Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương

(Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương)

Trăng không chỉ giới hạn ở nơi đầu giường, mà ánh trăng bao trùm cả không gian toả khắp căn phòng nơi tác giả nghỉ trọ. Trăng như dòng suối chảy miên man khắp đêm sâu. Cảnh vật như say dưới trăng, giữa khoảnh khắc đêm sâu như vậy, ánh trăng là chủ thế trong cuộc sống tĩnh lặng. Hơi thở của tạo vật đất trời cũng nhè nhẹ sợ làm vỡ tan cái êm dịu của đêm trăng.

Với Lý Bạch - một hiệp khách thì ánh trăng sáng trong quán trọ không phải là chuyện lạ. Nhưng với thi nhân thì ánh trăng đêm nay rất khác lạ ánh trăng len lỏi vào tận đầu giường nơi tác giả nằm. Ánh trăng không phải là vô tri vô giác, nó như biết được nơi người hiệp khách dừng chân. Trăng chủ động tìm đến trò chuyện, tâm sự cùng tác giả. Trong khoảnh khắc đêm thâu tĩnh lặng, ánh trăng trong sáng và tinh khiết được tác giả chào đón nồng hậu. Trăng sáng quá, đẹp quá khiến tác giả:

Nghi thị địa thượng sương

Ánh trăng rọi ngỡ là sương mặt đất, chỉ một hình ảnh thôi mà gợi cả một thế giới cảm xúc. Đây là một hiện tượng rất bình thường, nhưng với tác giả thì hiện tượng này tạo cảm hứng mãnh liệt. Sức liên tưởng kỳ lạ làm hình tượng thơ sống dậy. Trăng hay là sương bao phủ mặt đất? Trăng là thực mà lại không thực? Bằng chất lãng mạn, thi nhân đã nâng ánh trăng lên đến mức diệu kỳ. Vầng trăng trở nên như cõi thiên thai. Sương khói của ánh trăng làm cho câu thơ ngập trong không khí mơ màng, hư hư thực thực. Cả trăng và thi nhân đã giao hoà, giao cảm quyện làm một. Phải thật tĩnh lặng mới nghe được tiếng trò chuyện thầm thì của trăng và thi nhân. Một sự quan hệ qua lại như đền đáp ân huệ mà thiên nhiên ban tặng cho thi nhân cũng như lòng ngưỡng mộ của thi nhân với trăng. Rất tự nhiên, nhẹ nhàng thi nhân hướng về nàng tiên trong đêm sâu.

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương

(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

 Cúi đầu nhớ cố hương)

Tư thế nhìn trăng là một tư thế rất tự nhiên của thi nhân, trong giây phút ấy tác giả gửi trọn hồn mình cho trăng phút chốc tâm tư bỗng trĩu nặng rồi dồn nén vội quên đi cả vũ trụ đất trời đang mời gọi. Đê đầu nhớ về quê cũ yêu thương. Đêm nay trăng sáng nơi quê người, trong quán trọ trên bước đường lữ thứ, tâm hồn nhà thơ sau không khắc khoải bồn chồn. Ánh trăng đêm nay hay chính ánh trăng ngày nào trên núi Nga Mi hiện về. Bỗng chốc lòng tác giả nặng xuống với: quá khứ, hiện tại, tương lai đang trỗi dậy trong lòng. Phải chăng con người ấy đang muốn phủ nhận thực tại trở về quá khứ? Tình ở đây là tấm lòng thương nhớ quê hương, với Lý Bạch tấm lòng da diết khôn nguôi. Hơn nữa trong không gian vắng lặng ấy làm cho tác giả càng buồn hơn, nỗi nhớ sâu hơn, mãnh liệt hơn. Quê hương, nơi ông sinh ra và một thời gắn bó với nó, nhớ những kỉ niệm chăn trâu thổi sáo, những đêm hè gọi bạn ngắm trăng thâu. Tất cả giờ chỉ còn trong ký ức.

Quê hương là những gì thiêng liêng nhất, không chỉ Lý Bạch đêm nay nhìn trăng nhớ quê cũ. Ai ai cũng vậy, trong hoàn cảnh ấy quá khứ sao lại chẳng dội về. Có chăng trong những phút nao lòng ấy nhà thơ muốn thốt lên nỗi lòng kẻ xa quê bao năm chưa trở lại. Dẫu sao tình cảm của tác giả với quê hương cũng không bao giờ phai nhạt. Hạ Tri Chương cũng từng thốt lên tâm sự khi hồi hương.

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Cái hồn quê, hương quê không thay đổi trong Hạ Tri Chương. Cũng như Lý Bạch quê hương đã trở thành máu, thành hồn.

Lý Bạch đã viết bài thơ bằng tình cảm chân thực, tình yêu cố hương được thể sống động trong ông. Ta bồi hồi trước chất lãng mạn của bài thơ, ta trân trọng nâng niu những tình cảm tự đáy lòng của nhà thơ. Điều này đã giúp ta hiểu, cảm được cái hay cái đẹp của nghệ thuật đích thực. Ai xa quê mà chẳng có tình cảm giống như ông. Tĩnh dạ tứ xứng đáng là một bản tình ca tâm hồn, là khúc nhạc chan chứa tình yêu quê hương của “thi tiên Lý Bạch”.


 

Khách vãng lai đã xóa
jeon jungkook
Xem chi tiết
Tô Minh Vũ
29 tháng 7 2018 lúc 9:17

lên mạng có nhiều lắm nha bạn

chúc bạn học tốt

jeon jungkook
29 tháng 7 2018 lúc 9:28

không có nhé bạn tô minh vũ

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 11 2019 lúc 16:10

Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm thầy thuốc

     + Hết lòng cứu chữa người bệnh, bệnh người nào nguy hiểm hơn sẽ được cứu trước

     + Cứu người bất kể người đó nghèo hay giàu.

⇒ Phẩm chất của người thầy thuốc nhân từ, công tâm

b, Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, không vì bạc vàng mà quên đạo đức của người làm thầy.

- Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề:

     + “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”

     + “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện cảm ơn”

c, Nhan đề thích hợp

- Y đức của Tuệ Tĩnh: nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh và đạo đức của thâỳ Tuệ Tĩnh

- Ngoài ra có thể đặt một số nhan đề:

     + Thầy Tuệ Tĩnh

     + Hết lòng vì người bệnh

     + Người thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu

d, Nhiệm vụ các phần trong chuyện:

- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh

- Thân bài : Kể sự việc thể hiện sự hết lòng của thầy thuốc giỏi, nhân từ

     + Việc người nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh

     + Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nông dân vì bệnh của chú nguy hiểm hơn

     + Vợ chồng người nông dân cảm tạ ơn của Tuệ Tĩnh

Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh: Tiếp tục chữa bệnh cho nhà quý tộc

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
4 tháng 10 2023 lúc 23:12

Hoàn cảnh của danh y Tuệ Tĩnh lúc nhỏ: mồ côi cha mẹ từ năm lên sáu, được một vị hòa thượng đưa về nuôi. 

Thành Lê
Xem chi tiết
Nya arigatou~
28 tháng 9 2016 lúc 20:51

Nếu các bạn có suy ngĩ đúng về em, em sẽ nghĩ các bạn ấy tin tưởng mình.

Nếu các bạn suy nghĩ sai về mình thì mình phải giải thích cho bạn hiểu rằng bạn suy nghĩ về mình không đúng

Lê Thị Ngọc Anh
29 tháng 8 2017 lúc 22:15

Suy nghĩ đúng về mình: Thì suy nghĩ rằng họ rất hiểu mìk và quan tâm đến mìk

Suy nghĩ sai về mình: Thì lúc này mình sẽ có những suy nghĩ 1>tiêu cực

2>tích cực

suy nghĩ xem làm sao để thuyết phục họ, làm sao để họ có cách nghĩ đúng về bản thân mình. Tuy nhiên thì sẽ có những người gạt bỏ nó qua 1 bên " họ k quan tâm đến ai khen chê thế nào, họ chỉ đi theo cảm xúc của riêng họ".

lqhiuu
14 tháng 9 2017 lúc 20:29

Nếu các bn ấy suy nghĩ đúng về em, em sẽ thấy bn ấy tin tưởng mk

Nếu bn ấy suy nghĩ ko đúng về em, em sẽ thấy bn ấy thật xấu tính

neverenough
Xem chi tiết
Osaki Nguyễn
2 tháng 10 2018 lúc 21:01

a) Có. Chủ đề sẽ biến thành việc Tuệ Tĩnh chỉ lo cho bản thân, người giàu cứu trước, người nghèo cứu sau và không mảy may mạng sống của kẻ hèn kém.

b) Không. 

Nguyễn Diệu Anh
Xem chi tiết
Đang Thuy Duyen
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Hưng
28 tháng 9 2016 lúc 20:13

Ôn tập ngữ văn lớp 6

Nguyễn Thái Hưng
28 tháng 9 2016 lúc 20:13

ấn ctrl + để nhinf rõ nhahehe