Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 12 2018 lúc 15:00
Bố cục và ý chính của mỗi đoạn văn: – Bố cục bài văn: có hai đoạn. – Ý chính của mỗi đoạn như sau: + Đoạn 1 (Từ đầu đến … “thời kì lịch sử”): Nêu nhận định tiếng Việt là 1 thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, giải thích nhận định ấy. + Đoạn 2 (phần còn lại): Chứng minh cái đẹp và sự giàu có, phong phú (cái hay) của tiếng Việt về các mặt: ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Sự giàu đẹp ấy cũng là một chứng cứ về sức sống của Tiếng Việt.
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 2 2019 lúc 12:24

- Bố cục:

    Phần đầu (từ đầu ... chí khí con người): Giới thiệu chung về cây tre

    Phần hai (tiếp ... tiếng sáo diều tre cao vút mãi): Vai trò quan trọng của tre trong đời sống sản xuất và chiến đấu của con người.

    Phần ba (phần còn lại): Cây tre tượng trưng cho tâm hồn và khí chất của con người Việt Nam.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 1 2019 lúc 5:17

- Bố cục có thể chia làm 4 đoạn:

  + Đoạn 1 (từ đầu đến thơm nếp xôi): chặng đường hành quân vất vả gắn với hình ảnh núi rừng hùng vĩ, khắc nghiệt

   + Đoạn 2 (tiếp đến lũ hoa đong đưa): kỉ niệm của những người chiến sĩ cách mạng

   + Đoạn 3 (tiếp đến khúc độc hành): nỗi nhớ đồng đội da diết về những đồng đội của mình

   + Đoạn 4 (còn lại): Nỗi nhớ của Quang Dũng hướng về Tây Tiến

- Mạch cảm xúc của bài thơ: Mở đầu là nỗi nhớ, tiếp là kỉ niệm, nỗi nhớ về Tây Tiến và cuối cùng là lời khẳng định mãi gắn bó lòng với Tây Tiến

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thùy Trang
15 tháng 12 2018 lúc 16:37

Bài thơ chia làm 4 đoạn sau:

Đoạn 1 (14 câu thơ đầu): cảm hứng từ cuộc hành trình đầy gian khổ của đoàn quân Tây Tiến. Đoạn 2 (8 câu thơ tiếp theo):kỉ niệm về tình quân dân và khung cảnh sông nước miền tây. Đoạn 3 (Tiếp đến khúc độc hành):hình tượng người lính Tây Tiến, đây là đoạn nói về nỗi nhớ đồng đội da diết của tác giả đối với những người chiến sĩ đồng đội của mình. Đoạn 4: Còn lại là lời thề gắn bó với Tây Tiến.

= > Bài thơ được sáng tác trong nỗi nhớ da diết của nhà thơ Quang Dũng với đồng đội và đơn vị cũ. Nỗi nhớ ấy gắn liền với thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ thơ mộng.

Triệu Bảo Yến 3A
Xem chi tiết
Triệu Bảo Yến 3A
19 tháng 3 2023 lúc 20:53

éc ô éc!!!!

Triệu Bảo Yến 3A
19 tháng 3 2023 lúc 20:55

éc ô éc!!!!

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 9 2023 lúc 21:53

Tham khảo

a. Cả 2 đoạn văn gồm các câu viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên được viết lùi đầu dòng.

b. Ý chính của mỗi đoạn văn:

- Đoạn 1: Đoạn văn miêu tả các hoạt động của mọi người đang chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ.

- Đoạn 2: Đoạn văn miêu tả hoạt động của ong vàng, ruồi, sâu róm, chim sâu,… đang diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.

c. Câu nêu ý chính của mỗi đoạn:

- Đoạn 1: Mọi người bắt tay vào việc chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ.

Câu văn nằm ở đầu đoạn văn.

- Đoạn 2: Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.

Câu văn nằm cuối đoạn văn.

* Ghi nhớ:

- Mỗi đoạn văn thường gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên được viết lùi đầu dòng.

- Câu chủ đề là câu nêu ý chính của đoạn văn, thường nằm ở đầu hoặc ở cuối đoạn.

Nguyễn Ngọc Diêp
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 7 2019 lúc 16:18

Bài thơ chia thành 3 phần:

- Đoạn 1 ( 13 câu thơ đầu): bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết

- Đoạn 2 ( câu 14 tới câu 29): thể hiện sự nuối tiếc về kiếp người và thời gian

- Đoạn 3 (còn lại): giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng tuổi trẻ và cuộc đời.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 1 2018 lúc 7:27

Bố cục của toàn văn bản Hịch tướng sĩ.

   Chia là 4 phần:

   + Phần 1 (từ đầu … đến nay còn lưu tiếng tốt) Tác giả dẫn ra những gương trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước lưu truyền trong sử sách.

   + Phần 2( tiếp … ta cũng vui lòng) Bộc lộ sự căm phẫn trước sự hống hách của giặc.

   + Phần 3 ( tiếp … không muốn vui vẻ cùng ta có được không) Phân tích phải trái, đúng sai định hướng hàng ngũ quân sĩ.

   + Phần 4 (còn lại) Lời khích lệ, hiệu dụ tướng lĩnh.