Nêu các bài học qua cuộc phát kiến địa lý của Ma-gien-lăng.
Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí . Tại sao nói các cuộc thám hiểm của B.Đi-a-xơ , Va-xco đơ Ga-ma , C.Cô-lôm-bô, P.Man-gien-lan là các cuộc phát kiến địa lí ? Em hãy nêu ý nghĩa của những cuộc phát kiến địa lí ?
Câu 2: Nêu những thành tựu về văn hóa , khoa học , kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến ?
Câu 3: Thế nào là chế độ quân chủ ? Nền chuyên chế của các quốc gia phong kiến Phương Đông có gì khác nền chuyên chế các quốc gia Châu Âu ?
Câu 4: Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước ? Nêu công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập ?
Câu 5: Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất ?
Câu 6: Vì sao nhân dân ta kháng chiến chống Tống thắng lợi? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này. Em hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt ?
mk can gap giup minh voi
Bạn nên đăng từng câu hỏi một, như thế sẽ được hỗ trợ nhanh hơn đó!
CÂU 1:
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:
- Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu.
- Các nước phương Tây muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.
- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.
Những cuộc thám hiểm của B. Đi-a-xơ, Va-xcô đơ Ga-ma, C. Cô-lôm-bô, Ph. Ma-gien-lan được xem là những cuộc phát kiến lớn về địa lí vì:
Những cuộc thám hiểm đó đã tìm ra những con đường biển mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới. Nó đáp ứng nhu cầu cấp thiết của sự phát triển sản xuất, thỏa mãn yêu cầu của quý tộc và thương nhân.
Theo em ý nghĩa của những cuộc phát kiến địa lí là:
Phát kiến địa lí còn đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà họ cướp được ở châu Mĩ, châu Á và châu Phi.
– Một số nét tiêu biểu về cuộc đại phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô (1492 - 1502) và Ph. Ma-gien-lăng (1519 - 1522). (tên các đại dương, lục địa, quốc gia, địa danh ngày nay gắn liền với các cuộc phát kiến địa lí)
– Những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hoá Phục hưng (văn học, nghệ thuật).
– Nguyên nhân của phong trào cải cách tôn giáo.
– Các thành tựu văn hoá chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, văn học).
– Những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ tác động đến lịch sử của Ấn Độ thời phong kiến.
– Tình hình chính trị của các vương triều Gup-ta, vương triều Hồi giáo Đê-li, đế quốc Mô-gôn (sự thành lập, vị hoàng đế nổi tiếng).
– Liên hệ được một số thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX có ảnh hưởng đến ngày nay.
– Thành tựu văn hóa của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX (thời kì Đê-li, thời kì đế quốc Mô-gôn).
– Nhận xét thành tựu văn hoá Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX.
Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí . Tại sao nói các cuộc thám hiểm của B.Đi-a-xơ , Va-xco đơ Ga-ma , C.Cô-lôm-bô, P.Man-gien-lan là các cuộc phát kiến địa lí ? Em hãy nêu ý nghĩa của những cuộc phát kiến địa lí ?
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:
- Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu.
- Các nước phương Tây muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.
- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.
Những cuộc thám hiểm của B. Đi-a-xơ, Va-xcô đơ Ga-ma, C. Cô-lôm-bô, Ph. Ma-gien-lan được xem là những cuộc phát kiến lớn về địa lí vì: Những cuộc thám hiểm đó đã tìm ra những con đường biển mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới. Nó đáp ứng nhu cầu cấp thiết của sự phát triển sản xuất, thỏa mãn yêu cầu của quý tộc và thương nhân.
Theo em ý nghĩa của những cuộc phát kiến địa lí là: Phát kiến địa lí còn đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà họ cướp được ở châu Mĩ, châu Á và châu Phi.
Đọc thông tin và quan sát lược đồ 1.3, hình 1.6 hãy:
- Trình bày hành trình phát kiến địa lí của Ph.Ma-gien-lăng
- Nêu ý nghĩa phát kiến địa lí của Ph.Ma-gien-lăng
- Hành trình phát kiến địa lí của Ph. Ma-gien-lăng:
+ Tháng 9/1519, Ph, Ma-gien-lăng cùng 270 thủy thủ thực hiện hành trình đi về phía tây để tìm đường sang châu Á.
+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực nam châu Mĩ, tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương.
+ Đến quần đảo Phi-líp-pin, trong một trận giao tranh với thổ dân, Ph. Ma-gien-lăng bị sát hại. Các thủy thủ trong đoàn tiếp tục lên đường trở về Tây Ban Nha vào tháng 6/1522.
- Ý nghĩa:
+ Phát hiện ra eo biển cực Nam châu Mỹ (sau này được gọi là eo Ma-gien-lăng) và Thái Bình Dương.
+ Chứng minh trên thực tế Trái Đất hình cầu.
- Trình bày các cuộc phát kiến địa lí của B. Đi-a-xơ, Va-xcô đơ Ga-ma, C. Cô-lôm-bô, PH. Ma-gien-lan trên lược đồ và đánh giá công lao của họ.
- Miêu tả quang cảnh cảng Li-xbon ( Bồ Đào Nha ) nửa cuối thế kỉ 15 qua hình 8.
- Nêu hướng đi trong các cuộc phát kiến địa lí và kết quả đạt được của các nhà hàng hải Bồ Đào Nha, Tây ban nha.
- Trình bày các cuộc phát kiến địa lí của B. Đi-a-xơ, Va-xcô ddwo Ga-ma, C. Cô-lôm-bô, PH. Ma-gien-lan trên lược đồ và đánh giá công lao của họ.
- Miêu tả quang cảnh cảng Li-xbon ( Bồ Đào Nha ) nửa cuối thế kỉ 15 qua hình 8.
- Nêu hướng đi trong các cuộc phát kiến địa lí và kết quả đạt được của các nhà hàng hải Bồ Đào Nha, Tây ban nha.
Vào thời điểm đó, khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng. Đây chính là tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lí.
Các nhà hàng hải hiểu biết nhiều về đại dương, có quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất. Người ta đã vẽ được nhiểu bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có cư dân. Máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại dương bao la. Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thám hiểm, khám phá ra những miền đất mới.
Năm 1487, B. Đi-a-xơ (1450 - 1500) là hiệp sĩ “Hoàng gia” đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
Tháng 8 -1492, C. Cô-lôm-bô (1451 ? - 1506) đã dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên Đại Tây Dương, ông đã dẫn dến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
Tháng 7—1497, Va-xcô đơ Ga-ma ( 1469 ? - 1524) chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Li-xbon, đi tìm xứ sở huyền thoại của hương liệu và vàng ở phương Đông. Tháng 5 -1498, ông đã đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.
Ph. Ma-gien-lan (1480 — 1521) là người đã thực hiện chuyên đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519 đến năm 1522. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương. Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân. Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ đã về đến bờ biển Tây Ban Nha.
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/82624.html
Hãy lập bảng theo mẫu dưới đây để tóm tắt những nội dung cơ bản về hai cuộc đại phát kiến địa lí của C.Cô-lôm-bô và Ph. Ma-gien-lăng.
C.Cô-lôm-bô:
- Thời gian: `1492-1502`
- Kết quả: Phát hiện ra vùng đất mới - Châu Mĩ
- Ý nghĩa: Sau cuộc phát kiến địa lý của Cô-lôm-bô, thương nhân châu Âu biết đến châu Mĩ, họ bắt đầu quá trình tiếp xúc, trao đổi kinh tế giữa 2 bên.
Ph. Ma-gien-lăng:
- Thời gian: `1519 - 1522`
- Kết quả: phát hiện ra eo biển nằm ở Cực Nam châu Mĩ (sau này gọi là eo biển Ma-gien-lăng)
- Ý nghĩa: Chứng minh được trái đất có dạng hình cầu.
Mô tả hành trình các cuộc đại phát kiến địa lí của C.Cô-lôm-bô và Ph.Ma-gien-lăng trên lược đồ.
- Hành trình phát kiến của C. Cô-lôm-bô:
+ Tháng 8/1492, trên C. Cô-lôm-bô bắt đầu hành trình của mình với ba con tàu. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên biển, ông và đoàn thủy thủ dũng cảm đã đến được một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay. Ông đinh ninh rằng mình đã tới được “Đông Ấn Độ”, nhưng thức ra đó là vùng đất mới – châu Mỹ.
+ Tiếp theo, vào các năm 1493, 1498 và 1502, C. Cô-lôm-bô còn tiến hành 3 cuộc thám hiểm đến châu Mỹ.
- Hành trình phát kiến địa lí của Ph. Ma-gien-lăng:
+ Tháng 9/1519, Ph, Ma-gien-lăng cùng 270 thủy thủ thực hiện hành trình đi về phía tây để tìm đường sang châu Á.
+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực nam châu Mĩ, tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương.
+ Trải qua nhiều ngày lênh đênh trên biển, đoàn thám hiểm đã đến được Phi-líp-pin (năm 1520). Tại quần đảo Phi-líp-pin, trong một trận giao tranh với thổ dân, Ph. Ma-gien-lăng bị sát hại. Các thủy thủ trong đoàn tiếp tục lên đường trở về Tây Ban Nha vào tháng 6/1522 dưới sự chỉ huy của S.Ê-ca-nô.
Kể tên các cuộc pháp kiến địa lí. Miêu tả chuyến tàu của Đi-a-xơ, Cô-lôm-bô, ma-gien-lan, va-xco-đơ-gama( Nêu rõ các nơi ông đi qua)
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong.
- B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
- C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
- Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.
- Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.
+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.
+ Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân.
+ Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ về đến bờ biển Tây Ban Nha.