đánh giá vị trí của chùa tam trúc trong văn hóa tâm linh của việt nam
Bài làm
Đi lễ chùa đầu năm đã trở thành 1 thói quen của rất nhiều người, trở thành 1 nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt để cầu phúc, cầu may cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới. Gia đình em cũng vậy. Trong dịp Tết Nhâm Dần 2022, em đã có 1 buổi du xuân vãn cảnh chùa cùng gia đình thật vui vẻ. Địa điểm gia đình em đi du xuân đó là chùa Pháp Vũ.
Buổi sớm ngày mùng 4 Tết cũng là tiết Lập Xuân, mẹ em sắm sửa lễ vật gồm: hoa quả, bánh kẹo, trầu cau và một bó hoa thơm để dâng lên Đức Phật. Khung cảnh chùa thật tĩnh mịch, khói hương nghi ngút mà em ngỡ như lạc vào chốn bồng lai. Thật nhanh chóng em và mẹ đã sắp lễ xong dâng lên các ban thờ và cả gia đình cùng đi lễ phật. Khi đã lễ phật xong thì cả nhà em cùng nhau đi thăm quan ngôi chùa cổ kính và ngắm những cảnh đẹp xung quanh. Phía trc cửa chùa là 2 dãy hàng dừa tỏa bóng mát. Cây dừa đối với quê em là một nét đặc trưng rất riêng, là bản sắc vì làng em có tên gọi là làng Dừa. Ngay lối vào cổng chùa thì có một cây bồ đề cổ thụ ko biết có từ bao giờ. Phía bên phải sân chùa là một ao sen nhỏ. Phía chính giữa sân chùa là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát trông thật hiền hậu. Phía bên trong là gian thờ chính với kết cấu ba gian cổ kính cũng giống như những ngôi chùa khác ở đồng bằng bắc bộ, chùa đc chủ yếu xây bằng gỗ quý với những cột, xá, kèo và đc lợp bằng ngói di. Bước vào bên trong, em cảm nhận đc sự trang nghiêm, thanh tịnh. Tiếng chuông chùa ngân vang giữa đất trời, cùng với khói nhang,hương thơm của hoa,sắc màu rực rỡ của đèn và nụ cười của pho tượng Phật… tạo nên ko khí yên bình, tâm hồn thanh tịnh. Cũng giống như nhiều người đi lễ và vãn cảnh chùa đầu năm ko chỉ để ước nguyện mà còn là quãng thời gian chúng ta tìm về chốn tâm linh, bỏ lại phía sau những vất vả, bộn bề của cuộc sống thường nhật. Bên cạnh đó em cảm nhận đc những cảnh đẹp của quê hương em thật nên thơ, gần gũi và giúp em hiểu hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc.
Mọi người giúp mình cái đoạn kết bài của bài văn này với
Đánh giá ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với VIệt Nam?
Ảnh hưởng về văn hoá, chữ viết, KHKT, tôn giáo (Nho giáo).
+ Nho giáo: ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị. Nho giáo đã trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây dụng một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế độ khoa cử. Về chế độ khoa cử được tổ chức mộ cách quy cũ ví dụ thời Trần có tất cả 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, có học vị Thái học sinh. Năm 1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi là Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. (Sau đặt thêm một học vị cấp cao nữa là Hoàng giáp).Tầng lớp nho sĩ ngày một phát triển, trong đó có những gương mặt nổi bật đều là những nhân tài của đất nước như Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An…
+Kiến trúc: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), … có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa.
+ Văn học- nghệ thuật: Cơ sở tư tưởng của văn học nghệ thuật dựa trên Phật giáo và Nho giáo. Trong đó, tư tưởng nho giáo ảnh hưởng đến dòng văn học yêu nước dân tộc.Chữ Hán là chữ viết chi phối rất lớn đến hệ thống văn học nghệ thuật và đời sống văn hoá của nhân dân.
+ Ngoài ra, các thành tựu về khoa học tự nhiên như bàn tính, lịch can chi, chữa bệnh bằng châm cứu… đều có tác động sâu rộng đến nền văn minh Đại Việt cũng như nền văn minh nước ta trong giai đoạn hiện tại.
Theo tác giả, hạn chế của văn hóa Việt Nam là: Văn hóa Việt Nam chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án:
- Đúng
- Hạn chế: Văn hóa Việt Nam chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác.
Phân tích tác dụng của những kiểu trích dẫn, chú thích trong các đoạn văn sau đây:
a) Với Nam Việt Đế Lý Bí, lần đầu tiên Việt Nam xưng “đế một phương”, lần đầu tiên miền trung tâm Hà Nội có thành xây đắp ("thành Tô Lịch"), có chùa thờ Phật (chùa Khai Quốc - Mở Nước, nay là chùa Trấn Quốc), có một mô hình quân chủ Phật giáo, vừa giống mà lại khác Trung Hoa, chảu nối tiếp ông làm vua, xưng là Phật tử (con Phật) chứ không như vua Trung Hoa xưng là Thiên tử (con Trời).
(Trần Quốc Vượng)
b) Cùng với màu sắc là "hình”, “bóng”. Thơ Tố Hữu để lại trong kí ức độc giả rất nhiều hình bóng”. Bài “Bà má Hậu Giang” được khép lại bằng “bỏng mả”: “Nước non muôn quý ngàn yêu / Còn in bóng mã sớm chiều Hậu Giang”. Trong bài “Lên Tây Bắc” có cái bóng rất kì vĩ của anh Vệ quốc quân: “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều / Bỏng dài lên đỉnh dốc cheo leo” (“Thơ Tố Hữu”, trang 149). Về quê mẹ Tơm, “bâng khuâng chuyện cũ”, Tố Hữu không quên: “Đêm đêm chó sủa... làng bên động / Bóng mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn”, “Bỏng mẹ ngồi trồng, vọng nước non" Ông xót xa: "Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi / Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi” ("Thơ Tố Hữu", trang 268).
(Lã Nguyên)
a. Trích dẫn trực tiếp: “đế một phương”, “thành Tô lịch”
=> Thông tin thêm tính xác thực
b. Trích dẫn trực tiếp: các câu thơ
=> Trích dẫn trực tiếp là những câu thơ nhằm cụ thể dẫn chứng, tăng tính xác thực, sinh động cho đoạn văn
Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ và vùng biển Việt Nam đem lại thuận lợi hay khó khăn gì cho nền văn hóa của Việt Nam?
Vị trí địa lí của Việt Nam có một số thuận lợi và khó khăn đối với nền văn hóa của quốc gia này.
Thuận lợi:
1 Vị trí biển giữa Đông Dương: Với đường bờ biển dài và cửa khẩu sâu, Việt Nam được liên kết với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu văn hóa, trao đổi kinh tế và phát triển du lịch.
2 Nằm giữa các nền văn minh lớn: Với địa vị ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nằm gần các trung tâm văn hóa như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Sự tiếp xúc và giao lưu với các nền văn minh này đã góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam.
3 Đa dạng địa lý và sự phong phú văn hóa: Với sự đa dạng về địa hình, từ núi non đến vùng rừng rậm và vùng đồng bằng, Việt Nam có nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên độc đáo. Điều này tạo ra nguồn cảm hứng cho nghệ thuật, âm nhạc, văn hóa dân gian và các hoạt động văn hóa khác của đất nước.
Khó khăn:
1 Địa lí phức tạp: Với chiều dài từ Bắc vào Nam, Việt Nam có hình dạng dẹp và hẹp, gây khó khăn cho sự kết nối và giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong nước. Những sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục, tập quán và truyền thống giữa các vùng miền cũng gây ra một số khó khăn cho việc duy trì và phát triển nền văn hóa chung.
2 Tác động từ các quốc gia láng giềng: Việt Nam tiếp giáp với nhiều quốc gia có ảnh hưởng văn hóa mạnh mẽ, như Trung Quốc và Ấn Độ. Sự tiếp xúc với các quốc gia này đã tạo ra sự tác động và ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam, đôi khi gây ra sự đối nghịch với các yếu tố truyền thống và bản sắc văn hóa của đất nước.
3 Biến đổi khí hậu và biển cả: Việt Nam là một quốc gia có diện tích phần lớn là vùng đồng bằng, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và biển cả. Các vụ lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn đã gây ra những tác động tiêu cực đến cuộc sống và nền văn hóa của người dân Việt Nam.
Tổng quan, vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ và vùng biển Việt Nam đã tạo ra nhiều thuận lợ
Văn Miếu được coi là gì?
A.. Cố đô của Việt Nam
B. Là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam
C. Là một ngôi trường có từ lâu đời
D. Trường đại học đầu tiên của Việt Nam
Trình bày ý nghĩa kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng của vị trí địa lí Việt Nam
- Về kinh tế:
+ Nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng với nhiều cảng biển như: Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẩng, Sài Gòn,... và các sân bay quốc tế: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất,... cùng với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, đường biển, đường hàng không nối liền nước ta với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, tạo điều kiện cho nước ta giao lưu thuận lợi với các nước. Hơn thế nữa, nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận tiện cho nước Lào, các khu vực Đông Bắc Thái Lan và Cam-pu-chia, Tây Nam Trung Quốc.
+ Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
- Về văn hóa - xã hội: vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa và mối giao lưu lâu đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về an ninh, quốc phòng:
+ Nước ta có vị trí đặc biệt ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.
+ Biển Đông đối với nước ta là một chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
Ý nghĩa văn hóa - xã hội của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam là tạo điều kiện:
A. Mở lối ra biển thuận lợi cho Lào, Đông Bắc Campuchia và Tây Nam Trung Quốc.
B. Cho giao lưu với các nước xung quanh bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không.
C. Để nước ta thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
D. Cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước Đông Nam Á.
Đáp án D
Ý nghĩa văn hóa - xã hội của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam vị trí liền kề với nhiều nét văn hóa tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội và mối giao lưu lâu đời
=> tạo điều kiện cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước Đông Nam Á (SGK/17, địa lí 12 cơ bản).
Trình bày ý nghĩa kinh tế, văn hóa-xã hội và quốc phòng của vị trí địa lí Việt Nam ?
- Về kinh tế :
+ Việt Nam nằm ở giữa ngã tư đường : hàng hải và hàng không quốc tế. Các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên A, đường biển,đường hàng không nối liền nước ta với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, tạo điều kiện cho nước ta giao lưu thuận lợi với các nước. Hơn nữa, nước ta còn là cửa ngõ ra biển thuận tiện cho nước Lào, các khu vực Đông Bắc Thái Lan và Campuchia, tây Nam Trung Quốc.
+ Vị trí địa lý thuận lợi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư
- Về văn hóa - xã hội : vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa- xã hội và mối giao lưu lâu đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung số hòa bình, hợp tác hữu nghĩ và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực.
- Vê An ninh, quốc phòng : nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.