Khi sử dụng ngôn ngữ viết, chúng ta cần lưu ý những gì?
Khi sử dụng ngữ liệu để dạy học tiếng Việt ở tiểu học chúng ta cần lưu ý điều gì ?
Bạn tham khảo nhé!
1. Tương tác thân thiện, xây dựng văn hoá giữa thầy – trò
Điều đặc biệt phải được nhấn mạnh là giáo dục phẩm chất và những năng lực chung cho học sinh qua môn Tiếng Việt không chỉ ở nội dung dạy học mà còn thông qua phương pháp dạy học. Tư tưởng cơ bản là: Thay vì là người ban phát kiến thức, chân lí, thầy giáo sẽ là người đồng hành cùng học sinh đi tìm kiến thức, chân lí; thay vì là người đứng ngoài cuộc giao tiếp để phán xét, thầy giáo cũng đang giữ một vai trong chính cuộc giao tiếp lớn – dạy học tiếng Việt. Bởi vậy, thay vì thuyết giảng về những quy tắc ứng xử, giao tiếp văn hoá, thầy giáo phải xây dựng được hình ảnh của bản thân là một nhân vật giao tiếp mẫu mực, thân thiện, hợp tác.
2. Điều hành quá trình dạy học như là người trực tiếp tham gia những tình huống giao tiếp giả định
Trong dạy học theo hướng đổi mới, thầy giáo sẽ tạo điều kiện, hướng dẫn, gợi ý, hỗ trợ. Thầy giáo sẽ là người tham gia, tổ chức, phân tích và tư vấn... Thầy giáo cần hướng dẫn “kín đáo”, nghĩa là để học sinh không nhận thấy sự can thiệp của thầy như một người ngoài, mà như là một người tham gia vào cuộc giao tiếp. Điều này cho thấy vai trò của người dạy đã thay đổi. Chúng ta làm rõ điều này bằng cách phân tích ví dụ sau:
Khi dạy bài tập đọc "Cái Bống", để trả lời câu hỏi liên hệ của bài đọc: "Em đã làm gì giúp mẹ?", giáo viên đã gợi ý cho học sinh chơi trò chơi đóng vai: 2 học sinh được đóng vai người phỏng vấn và người được phỏng vấn, còn cả lớp ở vai xem, nghe cuộc phỏng vấn. Tình huống xảy ra là: Cả hai bạn học sinh đóng vai chỉ nhìn vào nhau, không nhìn xuống các bạn dưới lớp, mặt bạn phỏng vấn rất buồn, còn bạn được phỏng vấn nói rất bé.
Bình luận: Thay vì làm một người đứng ngoài trò chơi để phán xét, giáo viên cần phải can thiệp một cách kín đáo, cần đặt mình trong vai một nhân vật đang chơi – người ghi hình, ghi âm cuộc phỏng vấn. Và sự tác động chờ đợi lúc này sẽ là: Giáo viên dùng 4 ngón tay làm ống kính máy quay và nói với Tuấn Anh: "Tuấn Anh, nhìn lên, chuẩn bị ghi hình, tươi lên chút nữa nào!", giáo viên đóng kịch đưa micro có tay cầm dài cho Lan Phương, tay hất từ dưới lên ra hiệu tăng âm lượng để thu tiếng, mà không hô "Nói to lên".
3. Chỉ điều hành quá trình dạy học khi đã kết nối được với học sinh
Thầy giáo cần có những cách thức khác nhau để thu hút học sinh, cần có một hiệu lệnh báo rằng đã đến lúc phải tập trung làm việc. Lúc học sinh làm ồn, giáo viên không cố để nói to hơn, át tiếng học sinh mà phải làm điều ngược lại: đứng lặng và ra hiệu "suỵt". Hãy dùng tất cả ngôn ngữ cơ thể để học sinh nhận thấy: "Tôi đang hướng về các em" và nhớ rằng chỉ giao nhiệm vụ, nêu yêu cầu của hoạt động khi mắt đã kết nối với học sinh. Lúc giao nhiệm vụ, luôn nhìn vào mắt học sinh với ánh mắt thân thiện, khích lệ. Nguyên tắc này không cho phép thầy giáo vừa quay lưng vào học sinh vừa giao nhiệm vụ, không cho phép thầy giáo lên lớp chỉ cốt nói điều thầy định nói mà không chú ý gì đến phản ứng của học sinh. Điều này cũng không cho phép thầy giáo vội vàng giao nhiệm vụ khi học sinh chưa chuẩn bị được tâm thế đi vào cuộc giao tiếp. Điều này cũng đòi hỏi thầy giáo không chỉ dùng lời mà dùng tất cả các phương tiện ngôn ngữ phi lời: một cái nháy mắt, một ngón cái giơ lên tán thưởng, vài ba cái vỗ tay nhắc nhở phải tập trung, một bàn tay đặt nhẹ lên vai động viên... Những việc làm này cũng được chuyển giao để học sinh giao tiếp với nhau trong hoạt động nhóm.
4. Dạy học lạc quan – chú trọng vào thành công của học sinh
Để giúp học sinh vượt qua được "cửa ải" lớp 1, tạo được động cơ và hứng thú học tập cho các em, ngay từ những ngày đầu các em đến trường, thầy giáo phải biết tổ chức quá trình dạy học theo một chiến lược lạc quan: chú trọng vào mặt thành công của học sinh.
Khi học sinh lần đầu đến trường, điều quan trọng chưa phải là dạy cho các em kiến thức gì mà phải làm cho các em yêu thích việc học. Trước hết, giáo viên cần phải tạo động cơ, hứng thú học tập Tiếng Việt bằng cách cho học sinh thấy lợi ích của việc học tập, của việc học chữ: "Con mà biết chữ thì thật là thú vị. Cô có thể viết cho con lời nhắn, con có thể đọc truyện...", "Con làm được một đồ chơi đẹp, vẽ được một bức tranh đẹp, làm thế nào để mẹ và cô biết là của con. Hãy học để viết tên mình nhé!", "Và đây là căn nhà đầy đồ chơi. Chìa khoá để mở có ghi một chữ, ai biết đọc sẽ mở được ngay.", "Còn đây là một vương quốc thật diệu kì dành cho những người biết đọc, biết viết...".
GS. TS. Lê Phương Nga đến với Giáo dục tỉnh Quảng Ninh
Tiếp theo, thầy phải tổ chức cuộc sống ở trường thật hấp dẫn, tạo nhiều niềm vui. Mỗi học sinh mong muốn và phải là người hạnh phúc ngay hôm nay, còn chúng ta sẽ là người kém cỏi nếu mỗi giây phút tiếp xúc với chúng ta, các em không được vui sướng, hạnh phúc. Bởi vậy, thầy giáo phải thường xuyên tìm hiểu học sinh muốn việc học diễn ra như thế nào, cái gì làm các em thích, cái gì làm các em không thích.
Thầy cô dạy lớp 1 cần tập cho mình có một cách nhìn: Em học sinh nào cũng ngoan, em nào cũng giỏi, em nào cũng cố gắng. Chỉ có em này ngoan, giỏi, cố gắng nhiều hơn; em kia ngoan, giỏi, cố gắng ít hơn mà thôi. Thầy cô lớp 1 phải có một phẩm chất đặc biệt, biết cách cư xử đặc biệt với học sinh. Đó là thái độ nâng đỡ, khích lệ, thông cảm, chú trọng vào mặt thành công của các em. Đó là khả năng biết tự kiềm chế, khả năng đồng cảm với học sinh, khả năng làm việc kiên trì, tỉ mỉ. Đó là khả năng biết tổ chức quá trình dạy học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng ở học sinh.
Nhiều khi chúng ta khích lệ học sinh tích cực làm việc, giúp các em dễ dàng vượt qua khó khăn trong học tập nhờ vào cách chúng ta giao nhiệm vụ cho các em. Cùng một nhiệm vụ như nhau nhưng có cô giáo đã nêu nó lên với một vẻ mặt lạnh lùng và giọng nói ra lệnh nặng nề, còn cô giáo khác lại biết nêu lệnh của bài tập một cách hào hứng, thú vị như đặt ra trước các em một câu đố, như đưa các em vào một trò chơi. Chẳng hạn: "Nào, bây giờ các con hãy chú ý nghe đây. Cô cho rằng bài tập này hơi khó, ai mà làm được thì phải giỏi lắm đấy!". Những lời kêu gọi, thúc giục như vậy mang tính chất thân mật, bạn bè. Chúng sẽ kích thích hứng thú học của học sinh, khiến cho các em cảm thấy thoải mái, tự tin.
Tập huấn nâng cai năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên
Thử lấy thêm một vài ví dụ: Trong giờ học vần, học sinh học rất giỏi. Hầu như cả lớp đều giơ tay xung phong phân tích cấu tạo âm tiết. Các em nói rất tự tin, nói to, rõ ràng, rành mạch, chẳng hạn như: "Thưa thầy, tiếng tuyên gồm có hai phần, phần đầu là âm tờ, phần vần là vần uyên". Trong lúc đó, thầy giáo với bộ mặt lạnh lùng và chỉ dùng hai động tác để giao tiếp với học sinh: hất tay ra hiệu cho học sinh đứng lên phát biểu và phẩy tay xuống với lệnh cộc lốc: "Ngồi xuống", không một lời khen ngợi, động viên nào cả. Cả một không khí ảm đạm bao trùm lớp học. Tình huống dạy học như vậy cũng diễn ra tương tự ở một lớp khác, nhưng ở đây không khí giờ học thật là sinh động. Trên cặp mắt các em lấp lánh niềm hạnh phúc. Có cái gì ở đây? Thật đơn giản: Cô giáo rất có tài ngợi khen. Với em nào cô cũng có lời khen riêng. Nào là "Lê Duy hôm nay đã đọc to rõ ràng", "Nhật Linh đã biết ngồi để mắt xa vở". Nào là "Bạn Hùng đã biết ngồi ngay ngắn, không chen chỗ với bạn Dũng", "Thu Hương trả lời thật chính xác",... Ngay cả khi một học sinh đọc rất chậm và nhỏ, ngắc nga ngắc ngứ, không có gì để khen về kết quả hoạt động thì giáo viên cũng cần khen thái độ: "Con đã cố gắng đọc, thế là rất tốt, nhưng cô nghĩ chúng ta sẽ phải cùng nhau đọc nhiều hơn."
Thay vì chỉ ra thật nhiều lỗi ở học sinh, giáo viên cần chú trọng vào những kết quả thành công đã đạt được, đề cao sáng tạo của học sinh. Cần phải biết tỏ ra ngạc nhiên, vui sướng, cần phải tôn trọng những sáng tạo của học sinh, dù rất nhỏ. Đừng tỏ ra rằng thầy luôn luôn đúng, chỉ có thầy là người nắm chân lí. Thầy giáo cũng cần làm cho học sinh hiểu rằng thầy cũng có thể sai lầm và cần được học sinh giúp đỡ. Lúc này lỗi của thầy sẽ kéo theo sự chuyển động tư duy của học sinh. Các em sẽ sung sướng vì được làm người đầu tiên tìm ra chân lí. Việc chú trọng vào mặt thành công của trẻ đòi hỏi chúng ta phải xây dựng các nhiệm vụ dạy học của những ngày đầu trẻ đến trường sao cho bảo đảm cho các em có những thành công chắc chắn đầu tiên chứ không phải là những thất bại cay đắng đầu tiên. Vì chỉ có thành công, niềm tự hào về thành công, cảm giác xúc động khi thành công mới là nguồn gốc thật sự của ham muốn học hỏi.
Vì sao Hiến pháp nước ta quy định công dân có quyền tự do ngôn luận? Khi sử dụng quyền tự do ngôn luận cần lưu ý điều gì?
Khi sử dụng kháng sinh để chữa bệnh, chúng ta cần lưu ý điều gì?
Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh ở người, chúng ta cần lưu ý:
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.
- Phải chọn đúng loại, đúng liều kháng sinh.
- Phải dùng kháng sinh đủ thời gian: Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày.
→ Vậy khi dùng kháng sinh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc kháng sinh để tránh hiện tượng nhờn thuốc, khó điều trị hơn.
Để sử dụng đồ dùng điện trong gia đình đảm bảo an toàn, tiết kiệm, chúng ta cần lưu ý những vấn đề gì?
tham khảo-*-
Sử dụng đồ điện chính hãng, chất lượng tốt.2 Bố trí các thiết bị điện ở vị trí phù hợp, đảm bảo an toàn.3 Hệ thống điện phù hợp với công suất thiết bị4 Sử dụng ổ điện và phích cắm ba chân.5 Trang bị aptomat chống giật.6 Cẩn trọng khi nấu nướng.những vấn đề cần lưu ý khi khai thác và sử dụng đất ở nước ta là gì ?
- Sử dụng đất đai đúng mục đích: Mỗi loại đất có những đặc điểm và khả năng sử dụng khác nhau. Do đó, cần sử dụng đất đai đúng mục đích để phát huy tối đa tiềm năng của đất đai, tránh lãng phí.
- Bảo vệ đất đai khỏi bị suy thoái: Đất đai có thể bị suy thoái do nhiều nguyên nhân như: khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,... Do đó, cần có các biện pháp bảo vệ đất đai khỏi bị suy thoái, như: áp dụng các biện pháp canh tác bền vững, phòng chống ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu,...
- Quản lý sử dụng đất đai hiệu quả: Đất đai là tài sản công, do đó cần được quản lý sử dụng một cách hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí. Cần có các quy định cụ thể về quản lý sử dụng đất đai, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định này.
- Tăng cường vai trò của cộng đồng trong quản lý sử dụng đất đai: Cộng đồng là lực lượng trực tiếp sản xuất, sử dụng đất đai. Do đó, cần tăng cường vai trò của cộng đồng trong quản lý sử dụng đất đai, thông qua việc tham gia xây dựng các quy định về sử dụng đất đai, giám sát việc thực hiện các quy định này.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong việc khai thác và sử dụng đất đai.
Trong việc sử dụng và bảo quản kính hiển vi, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Khi di chuyển kính thì phải dùng cả 2 tay : một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính
B. Sau khi dùng cần lấy khăn bông lau bàn kính, chân kính, thân kính
C. Sau khi dùng thì cần lấy giấy thấm lau thị kính, vật kính
D. Tất cả các phương án đưa ra
Đáp án: D
Phần em có biết? – Bảo quản kính hiển vi - SGK trang 20
Trong việc sử dụng và bảo quản kính hiển vi, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Khi di chuyển kính thì phải dùng cả 2 tay: một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính
B. Sau khi dùng cần lấy khăn bông lau bàn kính, chân kính, thân kính
C. Sau khi dùng thì cần lấy giấy thấm lau thị kính, vật kính
D. Tất cả các phương án đưa ra
Đáp án D
Khi di chuyển kính thì phải dùng cả 2 tay: một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính; Sau khi dùng cần lấy khăn bông lau bàn kính, chân kính, thân kính; Sau khi dùng thì cần lấy giấy thấm lau thị kính, vật kính
Trong việc sử dụng và bảo quản kính hiển vi, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Khi di chuyển kính thì phải dùng cả 2 tay : một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính
B. Sau khi dùng cần lấy khăn bông lau bàn kính, chân kính, thân kính
C. Sau khi dùng thì cần lấy giấy thấm lau thị kính, vật kính
D. Tất cả các phương án đưa ra
Đáp án: D
Phần em có biết? – Bảo quản kính hiển vi - SGK trang 20
- Kể tên các đồ dùng có thể gây nguy hiểm trong tranh dưới đây.
- Để an toàn, chúng ta cần lưu ý gì khi sử dụng các đồ dùng đó?
- Dao, kéo, bếp, lò vi sóng, ấm đun nước. lò nướng, máy nướng bánh mì, tủ lạnh
- Để an toàn, chúng ta cần đọc hướng dẫn sử dụng và chú ý thật kĩ mỗi khi sử dụng các đồ dùng đó.
- Các đồ dùng có thể gây nguy hiểm trong tranh: kéo nấu ăn, ấm nước đang đun sôi, nồi đang nấu trên bếp, lò vi sóng, dao nhọn, chày cán bột, nồi cơm điện. bình đựng nước.
- Để an toàn: Vật dụng sắc nhọn như dao kéo cần cầm cẩn thận không vung tay múa chân cắt từ từ không cắt quá nhanh tránh vao tay, đồi với các đồ dùng điện cần kiểm tra dây điện ổ cắm cẩn thận lưu ý thời gian cắm đun không để quá giờ, đối với chày cán bột không dùng để đánh nhau không để rơi rớt vào người, bình đựng nước bằng thuỷ tinh để nơi cao ráo tránh làm rớt rơi vỡ nguy hiểm,...