Các từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây có điểm gì chung?
Trời xanh mà tôi yêu
Trời xanh ấy mang theo
Cả nỗi lo nỗi sợ
Tôi lo bão lo gió
Tôi sợ cắt sợ diều
Thoảng bóng nó nơi nào
Tôi nấp ngay cánh mẹ...
(Xuân Quỳnh)
Câu 8: Từ “sợ” được lặp lại nhiều lần trong các câu văn sau: “Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già” có tác dụng gì?
A. Lặp đi lặp lại từ “sợ”, tạo nhịp điệu cho câu văn.
B. Nhấn mạnh đến nỗi sợ khi phải xa mẹ của bé Út và tạo sự liên kết cho câu văn.
C. Khắc hoạ sinh động hơn nỗi sợ của bé Út.
D. Nhấn mạnh sự sợ hãi và giải thích lí do vì sao bé Út không muốn rời khỏi mẹ.
mấy bạn thấy đoạn văn đây được chưa có chỗ nào cần sửa không
Tôi còn nhớ một kỉ niệm về thầy mà giờ vẫn không thể nào nguôi được. Khi đó là lúc tôi chuẩn bị thi Violympic toán cấp quốc gia, tôi run và lo sợ lắm thì thầy đã đến bên tôi động viên và khuyến khích tôi thế là tôi an tâm và đã chiến thắng cuộc thi ấy và giành được huy chương đồng. Chính tình cảm của thầy đã giúp tôi vượt qua nỗi sợ. Tôi phải cảm ơn thầy vì đã dạy dỗ tôi để nên như ngày hôm nay
Tôi còn nhớ một kỉ niệm về thầy giáo dạy toán, kỉ niệ đó vẫn còn trong tôi mãi đến bây giờ. Khi đó là lúc tôi chuẩn bị thi Violympic toán cấp quốc gia, trước kì thi, tôi run và lo sợ lắm. Đang không biết phải làm gì thì thầy đã đến bên tôi động viên và khuyến khích. Cũng là nhờ tình cảm bao la của thầy dành cho tôi, mà lần đó, tôi đã an tâm đi thi và mang về một huy chương đồng. Chính tình cảm của thầy đã giúp tôi vượt qua nỗi sợ, nỗi bất an. Tôi phải cảm ơn thầy vì đã dạy dỗ tôi để nên người như ngày hôm nay. Tôi sẽ cố gắng đạt được nhiều thành tích tốt đẹp hơn để không phụ lòng thầy.
Văn bản "Mẹ tôi" của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi có đoạn: Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!”
Viết đoạn văn khoảng 6 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong đoạn trích trên. Gạch chân và chú thích 1 từ láy, 1 quan hệ từ mà em sử dụng trong đoạn văn.
Giúp em với ạ! Em đang cần tham khảo ạ.
Đoạn văn sau sử dụng phép liên kết nào?
Ngay cả ban đêm, trong các giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Những lúc ấy, nó vội vùng dậy không ngủ nữa, trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ…
A. Phép nối
B. Phép lặp
C. Phép thế
D. Phép đồng nghĩa
Dựa vào ngữ cảnh, xác định nghĩa của các từ ngữ in đậm trong khổ thơ dưới đây:
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
(Nguyễn Khoa Điềm)
- quả: chỉ người con bé bỏng non nớt
- quả non xanh: người con chưa trưởng thành, trải qua những sóng gió, bão táp của cuộc đời
Gạch 1 gạch dưới bộ phận trạng ngữ, 2 gạch dưới chủ ngữ và 3 gạch dưới vị ngữ trong các câu sau đây:
a) Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò vui vẻ.
b) Suốt từ sáng đến tối, tôi và bà tôi đứng trên boong tàu, dưới bầu trời trong sáng, giữa đôi bờ sông Vôn-ga.
c) Đến mùa rét, khi cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ, bác Lê lo sợ không ai mướn mình làm việc.
d) Vì một thành phố xanh, sạch, đẹp, bà con trong phố thường xuyên tổ chức lao động.
a) Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò vui vẻ.
b) Suốt từ sáng đến tối, tôi và bà tôi đứng trên boong tàu, dưới bầu trời trong sáng, giữa đôi bờ sông Vôn-ga.
c) Đến mùa rét, khi cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ, bác Lê lo sợ không ai mướn mình làm việc.
d) Vì một thành phố xanh, sạch, đẹp, bà con trong phố thường xuyên tổ chức lao động.
Nó tìm các chi tiết thể hiện nỗi lo sợ ,hành động của siêu chưa biết việc làm của cụ bơ - men
Tham khảo:
Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên của tác giả O. Hen-ri thấm đượm tình người đã rung lên những sợi dây cảm xúc trong tâm hồn độc giả.
Tình người cao đẹp được thể hiện trước hết ở nhân vật Bơ-men và bức kiệt tác của cụ. Ngay từ đầu đoạn trích, người họa sĩ già khắc khổ này chỉ xuất hiện qua một vài chi tiết: Xiu và cụ Bơ-men “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”; “cụ Bơ-men mặc chiếc áo sơ mi cũ màu xanh, ngồi đóng vai một tay thợ mỏ già trên cái ấm đun nước lật úp giả làm tảng đá” và cuối cùng chỉ thấp thoáng qua lời kể của Xiu. Nhưng có lẽ đôi hình ảnh hiếm hoi ấy mãi còn lại trong tâm trí bao người. Giây phút “nhìn cây thường xuân” đầy lo lắng là lúc cụ cảm nhận rõ nhất dáng ngủ yếu ớt cũng như mạng sống mong manh của Giôn-xi. Không ai biết trong ánh nhìn lặng lẽ chẳng nói năng và cái dáng ngồi làm mẫu bất động, cụ đang ấp ủ một điều gì. Đã từ lâu, ông cụ già “nhỏ nhắn dữ tợn” tự coi mình là một con chó xồm lớn chuyên canh gác và bảo vệ cuộc sống của hai nữ họa sĩ trẻ yếu đuối Xiu và Giôn-xi. Với cụ Bơ-men cô độc, có lẽ hai cô gái không khác gì những người ruột thịt, những người thân yêu nhất trong những năm tháng tuổi già hiu quạnh. Thường ngồi làm mẫu cho những bản vẽ của cô chị và hay tâm tình về tác phẩm kiệt xuất của mình, phải chăng đó là những tình cảm ấm áp mà cụ dành cho họ? Cụ hiểu tâm trạng Giôn-xi và nỗi lòng Xiu. Và…O. Hen-ri không kể ông cụ làm gì sau khi về căn hộ cũ tồi tàn của mình. Cách cắt đoạn tạo một khoảng không gian riêng mà trong đó, chẳng ai có thể đoán được cụ Bơ-men sẽ có những hành động cụ thể nào. Nhưng rồi, qua lời kể của cô, chị Xiu, Giôn-xi và người đọc chợt ngỡ ngàng hiểu rõ công việc mà cụ đã âm thầm làm trong im lặng, trong những tiếng gào thét dữ dội của giông bão. Một mình cụ, với ngọn đèn bão, với bảng màu và chiếc thang mà có lẽ phải vất vả lắm cụ mới có thể lôi được nó ra khỏi chỗ cũ…. đã hoàn thành bức kiệt tác của cuộc đời mình. Thân già khổ sở trong đêm tối khủng khiếp đang nhăm nhe quật ngã mọi thứ, phải dũng cảm, chịu khó, bền bỉ như thế nào thì cụ Bơ-men nhỏ nhắn mới có thể gắng sức đương đầu với cơn mưa phũ phàng như vậy? Hơn nữa, vẽ – dẫu chỉ là vật nhỏ nhoi như một chiếc lá – trong hoàn cảnh khắc nghiệt, không ai giúp đỡ lại càng khó khăn gấp bội. Chiếc lá rất thật: “Tuy ở gần cuống lá vẫn còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa” được vẽ nên bằng tất cả tấm lòng, tâm huyết và tài năng của người họa sĩ già Bơ-men. Nhưng điều quan trọng nhất là mục đích cuối cùng của người họa sĩ “thất bại trong nghệ thuật” đã đạt được. Chiếc lá mỏng manh chống chọi, thách thức cùng gió rét đã tiếp thêm sức sống và niềm tin cho Giôn-xi, kéo cô từ vực sâu của chết chóc và bệnh tật lên đỉnh chiến thắng. Nhưng cụ Bơ-men đã vĩnh viễn ra đi. Hóa ra ông cụ già “hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai” lại là một người có thể hi sinh mạng sống của mình vì người khác. Chiếc lá là minh chứng cho tất cả tấm lòng thương yêu và sự quyết tâm cứu cô họa sĩ trẻ đầy tài năng với tương lai phía trước của cụ. Có thể cụ không nghĩ rằng đó là một kiệt tác. Dẫu bức tranh chẳng phải là tác phẩm có thể đưa cụ và hai cô gái trẻ ra khỏi nơi ẩm thấp rẻ tiền mà họ đang trú ngụ, nhưng có lẽ dưới suối vàng cụ vẫn sẽ mỉm cười mãn nguyện. Ngay hành động của cụ cũng đã là một kiệt tác, một kiệt tác vô giá dù không màu sắc, không đường nét, không âm thanh… nhưng chan chứa tình người. Tác giả không trực tiếp miêu tả mà tiết lộ cách “sáng tác” âm thầm, lặng lẽ ấy qua lời nói của Xiu tạo một sự bất ngờ cho người đọc, đồng thời tô đậm thêm tấm lòng cao cả và đức hi sinh như thánh thần của một họa sĩ già nghèo khổ.
“Lòng khát khao sống và nỗi lo sợ chia xa” là một trong những nội dung của khổ thơ thứ mấy?
A. Khổ 1
B. Khổ 2
C. Khổ 3
D. Khổ 4
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
... “Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!..”.
(Theo văn bản“ Mẹ tôi”- Ngữ Văn 7,tập 1)
Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.
Câu 3. Nêu dung chính của đoạn văn trên.
Câu 4. Chỉ ra quan hệ từ có trong câu:
“Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con,có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!..”.
Câu 1 : Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt tự sự
Câu 2 :
-Từ láy : hổn hển,quằn quại
-Từ ghép : tức giận,ăn xin
Câu 3 : Nội dung chính của đoạn văn trên là Tình cảm của người mẹ dành cho con,người mẹ sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để chăn sóc cho người con của mình.
Câu 4 : Quan hệ từ có trong câu là : để