Đề bài: Suy nghĩ của em về vấn đề hiện tượng háo danh và "bệnh" thành tích.
Bài tập: Thảo luận về hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích trong đời sống.
Gợi ý:
- Bệnh thành tích khác hoàn toàn với ý thức phấn đấu để đạt thành tích bởi một bên chỉ chú trọng đến cái bên ngoài, một bên chú ý đầy đủ đến các mặt bên ngoài và bên trong; một bên chỉ chú ý đến lợi ích cá nhân, một bên hướng tới khẳng định mình bằng những đóng góp thật sự có giá trị.
- Biểu hiện của háo danh, “bệnh thành tích”: vì thành tích, chạy theo thành tích mà bất chấp điều kiện và nhu cầu thực tế tạo ra những thành tích giả tạo cốt để tạo uy tín cá nhân, để che mắt dư luận hoặc đế nhận sự khen thưởng của cấp trên...
- Nguyên nhân khách quan:
Cơ chế đánh giá, khen thưởng của Nhà nước chủ yếu dựa vào thành tích đạt được trong quá trình hoạt động của các tập thể, cá nhân.Khả năng quản lí của các cơ quan chủ quản chưa thật chặt chẽ nên khi đánh giá lại chủ yếu dựa vào những báo cáo hoặc thành tích bề nổi, chưa thực sự xem xét phân tích để đánh giá chính xác thực chất.Tâm lí xã hội vẫn chú trọng đến thành tích, kết quả mà chưa thực sự coi trọng phương pháp, quá trình.- Nguyên nhân chủ quan:
Do hạn chế về tư tưởng nên dễ bị cám dỗ, cuốn hút bởi những yếu tố bề nổi, bên ngoài.Do kém cỏi trong nhận thức nên không thấy được mối quan hệ cần thiết phải có giữa danh và thực, thành tích bề nổi và giá trị thực sự bên trong.Do thiếu ý thức trách nhiệm nên không chú ý đến việc xây dựng nền tảng, gốc rễ cho một sự phát triển bền vững mà chỉ chạy theo những kết quả giả tạo đế thỏa mãn nhu cầu cá nhân ích kỉ.- Hậu quả:
Với sự phát triển nhân cách con người: Sự tồn tại của bệnh thành tích sẽ làm hình thành cả một lớp người chạy theo thành tích, sống trong những điều giả tạo và góp phần tạo nên một thế giới giả tạo. Tất cả những thứ giả tạo sẽ hủy hoại hoặc chí ít cũng làm lệch lạc sự phát triển nhân cách của con người.Với môi trường xã hội và sự phát triển của đất nước:Môi trường xã hội: tạo thành một môi trường với những cạnh tranh không lành mạnh, những quan hệ không lành mạnh.Sự phát triển của đất nước: khi thành tích chỉ là giả hoặc không có giá trị thật, nó không những không tạo động lực cho sự phát triển của đất nước mà còn có thể đem đến những rạn nứt, suy thoái nghiêm trọng.*Tham khảo:
Không biết từ bao giờ bệnh thành tích đã trờ thành một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay. Học tập, lao động, chiến đấu. cá nhân nào cũng có ước muốn chính đáng là lập được nhiều thành tích tốt đẹp. Nhưng vì hám thành tích mà có hiện tượng làm láo báo cáo hay. Thành tích được vẽ ra, được thổi phồng lên làm theo cấp số nhân, cấp số cộng để nhận huy chương, để lấy bằng khen, liên hoan lu bù, báo công ầm ĩ.
Hầu như ngành nào cùng lắm bệnh thành tích Nhà máy thiếu nguyên liệu, công nhân thất nghiệp, nhưng năm nào cũng hoàn thành kế hoạch. Làm trường nọ trồng cây gây rừng, thành tích được thổi phồng lên, nào là phủ xanh đồi trọc, nào là trồng được hàng triệu cây có bóng mát, cây ăn quả, cây gỗ quý, thông và bạch đàn bao la. Nhưng câu chuyện xảy ra như một vở bi hài kịch khi đoàn kiểm tra “sở” đến. Những con số ấy, những cây cối ấy chỉ là số không. Rừng phòng vệ bị phá tan hoang. Diện tích hoang hóa, đồi trọc mênh mông. Rừng đầu nguồn bi chặt phá trơ trui.
Ngành giao thông vận tải thì đường sá mới làm xong đã xuống cấp, tai nạn giao thông xảy ra đến chóng mặt, mỗi năm có hàng trăm người chết vì tai nạn ô tô, chẹt tàu. Hiện tượng lún móng cầu, sập cầu đâu còn là sự cố hiếm thấy nữa!
Ngành giáo dục, bệnh thành tích trở nên trầm kha. Thi cử gian dối, trường nào, địa phương nào cũng lo chạy theo thành tích nên đã buông lỏng kỉ cương. Bằng giả, học giả. tiến sĩ rởm không còn là hiện tượng hi hữu nữa. Khẩu hiệu: “Nói không với tiêu cực" tuy đã giám bớt được một phần nào, nhưng bệnh tiêu cực không thể nào một sớm một chiều mà giảm bớt được, hạn chế được. Bệnh thành tích đã làm suy thoái đạo đức cán bộ, người lao động vì cái tệ làm láo báo cáo hay. Con số thống kê là con số ảo, không đúng với thực tế sản xuất của nước ta. Dịch cúm gà, cúm gia cầm, bệnh lợn tai xanh, có nơi, có lúc đã báo cáo sai. Do bệnh thành tích mà từng gây ra nhiều thảm họa! Phải thanh tra, kiểm tra chặt chẽ, xử phạt thật nghiêm minh mới có thể chữa được căn bệnh “ung thư” này.
Có chữa được bệnh thành tích thì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước mới phát triển và giành được nhiều thành tựu rực rờ. Có chữa được tận gốc bệnh thành tích mới chống các hiện tượng thi cử gian lận, mới xây dựng được con người mới, đạo đức mới xã hội văn minh.
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rắc bừa bãi với công cộng
THAM KHẢO:
Một trong những hệ quả của xã hội hiện đại đó là ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường hiện nay trở nên nghiêm trọng như vậy một phần là do hành động vứt rác bừa bãi của con người.
Xả rác bừa bãi là hiện tượng vô cùng nhức nhối trong xã hội ngày nay. Nó xảy ra ở khắp mọi nơi, trong công viên, vỉa hè hay thậm chí là ở những di tích lịch sử, khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ở nông thôn, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bãi rác nằm ngổn ngang bên vệ đường, bốc mùi hôi thối và ngập tràn ruồi bọ. Những con sông, con mương vốn trong xanh bỗng thấy có những túi ni lông nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Còn ở thành phố thì sao? Người ta ăn xong một que kem, cái kẹo, uống xong một chai nước thì tiện tay vứt luôn xuống vỉa hè hay lòng đường. Các hàng quán, cơ sở sản xuất không được quản lí chặt chẽ nên lén lút vứt rác xuống cống, rãnh, ao, hồ. Thậm chí, ở một số điểm du lịch, mặc dù đã có biển cấm xả rác, khách du lịch vẫn thản nhiên vứt luôn vỏ kẹo, chai nước xuống, biện hộ rằng mình “lỡ tay”, ỷ lại vào những người làm công tác dọn dẹp, vệ sinh.
Chỉ một hành động thiếu ý thức nhưng lại kéo theo những hậu quả vô cùng nặng nề. Rác không được xử lí sẽ bốc mùi, chất độc hại đó bay vào không khí, ngấm vào đất, nước làm hủy hoại môi trường ở nơi đó. Rác tồn đọng còn làm tắc cống rãnh, ao hồ, gây ngập úng vào mùa mưa lũ, gây mất cảnh quan đô thị. Những bãi rác cũng là nơi trú ẩn của nhiều loài ruồi, muỗi, sinh vật kí sinh, tiềm tàng khả năng lây bệnh cho con người. Hơn nữa, hành động xã rác bừa bãi thể hiện một con người thiếu văn hóa, thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Một người vô ý thức cũng kéo theo những người khác có hành vi tương tự.
Hành động xả rác bừa bãi bắt nguồn từ sự thiếu ý thức của chính bản thân con người. Họ không hiểu hết những hậu quả mà xả rác bừa bãi gây ra, đồng thời ỷ lại vào những người có nhiệm vụ dọn dẹp, vệ sinh môi trường. Ở nông thôn, đó còn là vì thiếu cơ sở xử lí rác thải, dẫn đến những bãi rác tự phát không có sự cho phép của chính quyền.
Để chung tay xây dựng một môi trường xanh- sạch- đẹp, chúng ta hãy cùng ngăn ngừa việc xả rác bừa bãi. Mỗi người hãy tự ý thức về hành vi của mình, bỏ rác đúng nơi quy định, đồng thời nhắc nhở nếu thấy người nào có ý định xả rác bừa bãi. Các tổ chức, cơ quan chính quyền cần tuyên truyền cho mọi người hiểu về hậu quả của xả rác bừa bãi cũng như ô nhiễm môi trường, thường xuyên vận động người dân tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh làng xóm. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần đầu tư xây dựng những khu xử lí rác thải tân tiến, hiện đại, có đội thu gom để rác không còn tập trung một chỗ. Rác thải nên được phân loại để tái chế, làm phân bón cho cây xanh, hạn chế tối đa việc thải ra môi trường. Đối với những hộ chăn nuôi, làm hầm biogas là một cách hữu ích để tận dụng chất thải động vật, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.
Vứt rác bừa bãi là một hành động vô ý thức đáng bị phê phán và lên án. Vì thế, để cải thiện môi trường sống xung quanh chúng ta, mỗi người hãy tự tạo lập ý thức vứt rác đúng nơi quy định, cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, không còn rác thải.
Hiện nay, hiện tượng vứt rác ở nơi công cộng không chỉ xảy ra ở đất nước Việt Nam chúng ta mà còn là ở tất cả các nước trên thế giới. Mỗi người chỉ vứt một lần mà trên thế giới có hơn 7 tỷ người thì chugs ta nghĩ sao về việc vứt rác bưuaf bãi như vậy. Theo tôi như vậy là làm ảnh hưởng đến mỗi trường công cộng. Vì môi trường công cộng là một môi trường sống đối với tất cả mọi người chứ không riêng mình ai nên việc vứt rác bừa bãi là ko nên. Tại sao không vứt rác đúng theo quy định 3R tại nơi công cộng để những loại rác có thể được táo chế lại và làm đưuocj nhiều thứu hơn mà phải vứt rác bừa bãi như vậy. Trong khi chúng ta vứt rác có nghĩ đến những người lao công, họ vất vả quét từng ngõ ngách, con phố có khi đến chục lần nhưng họ không hề than trách vì họ là những người có ý thức tốt muốn bảo vệ mọi người khỏi một môi trường bị ô nhiễm. Thế tại sao chúng ta không làm một người tốt như họ mà lại đi xả rác bừa bãi. Việc làm này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường công cộng mà còn ảnh hưởng đến bầu khí quyển của trái đất và rất nhiều những điều tiềm ẩn nhưng ta đâu thể hiểu rõ. Sau bài đọc này tôi sẽ mong muốn mọi người sẽ là 1 người có ý thức hơn nữa để bảo vệ môi trường công cộng ko bị ô nhiễm. Thứ nhất là vì sức khỏe của chúng ta và thứ hai là vì mọi người xung quanh có một cuộc sống tưới đẹp hơn nhé!
( Mik mới lớp 6 chưa học đến và ngôn từ ko đc như các các bạn lớp 9 có thể bài văn kô hay bạn nhé!)
Bài tập: Nghe và ghi lại nội dung chính của cuộc thảo luận, trao đổi về vấn đề: Từ các tác phẩm đã học, hãy phát biểu suy nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu Tổ quốc.
- Lòng yêu nước: là tình cảm giản dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà ta dành cho những sự vật quanh mình, cho những con người ta yêu thương, gắn bó.
- Biểu hiện của lòng yêu nước.
- Dẫn chứng về lòng yêu nước.
- Vai trò của lòng yêu nước.
Qúa trình hiện đại hóa biến những cánh đồng lúa xanh thành những ống khói chọc trời.Hãy thể hiện suy nghĩ của achị về hiện tượng trên
1.tại sao mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được coi vấn đề cơ bản của triết học?
2. Phân tích nội dung quy luật Lượng-Chất qua đó chỉ ra cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng?
Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện Facebook
Tham khảo:
Xã hội ngày phát triển, nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng tăng. Mạng Facebook được tạo ra giúp mọi người dễ dàng kết nối. Tuy nhiên, ngỡ tưởng Facebook mang lại cho người sử dụng nhiều lợi ích nhưng càng ngày nhiều người sử dụng khiến cho Facebook mang nhiều tác hại xấu bởi hiện tượng nghiện Facebook lại càng phổ biến.
Facebook là mạng xã hội tiện ích do Mark sáng tạo ra cho phép mọi người kết nối với nhau mà không bị cản trở bởi khoảng cách địa lý. Dù hai người ở hai đầu của địa cầu, chỉ cần có mạng Internet, họ có thể sử dụng Facebook để liên lạc. Nghiện Facebook là hiện tượng người sử dụng luôn chăm chăm vào mạng Facebook, không thể rời ra và cảm thấy thiếu thốn, không thể sống được nếu thiếu Facebook.
Facebook ngày càng phổ biến với những tiện ích nhất định nên lượng người sử dụng gia tăng rất nhanh và cao. Theo như thống kê, Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng Facebook nhiều nhất, và thời gian đăng nhập sử dụng lâu nhất đứng hàng đầu thế giới. Giới trẻ là độ tuổi sử dụng Facebook nhiều nhất và nhiều bạn trẻ không thể rời xa Facebook một chút nào.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiện Facebook. Khi nhu cầu kết bạn tăng, đặc biệt kết bạn toàn cầu thì người sử dụng Facebook muốn dành nhiều thời giờ sử dụng và lâu dần trở thành thói quen. Trên mạng xã hội, người sử dụng buồn vui được bày tỏ quan điểm của mình mà không sợ ai quản lý. Đó chỉ là mạng xã hội ảo, nên họ luôn có quan điểm nếu bị chỉ trích cũng không sợ vì tất cả chỉ là ảo. Điều này càng thu hút người sử dụng online Facebook nhiều hơn. Trên mạng xã hội, người dùng có thể ẩn danh tính, không cần phải là chính mình nên họ càng muốn dùng Facebook nhiều hơn. Hơn thế, nhiều bạn trẻ nổi tiếng nhờ Facebook bởi vậy vì mong muốn nổi tiếng mà nhiều người dùng Facebook để tăng độ phổ biến của mình.
Mạng xã hội Facebook có rất nhiều lợi ích tốt, tuy nhiên nghiện Facebook lại là hiện tượng xấu gây ra nhiều tác hại đối với mỗi cá nhân cũng như xã hội. Nghiện Facebook chỉ tổn tốn thời gian thì giờ của chúng ta. Lúc nào trên tay cũng khư chiếc điện thoại, lướt lướt trang Facebook rồi đọc những trạng thái của người khác rồi rảnh rỗi không làm gì. Thời gian lướt Facebook đó có thể dành cho đọc sách, học tập hay tham gia nhiều hoạt động bổ ích khác nhau. Facebook là mạng xã hội còn nhiều lỗ hổng. Thông tin cá nhân của người dùng dễ dàng bị đánh cắp. Nhiều người giả danh lập ra những tài khoản đi lừa đảo người khác gây ảnh hưởng đến danh tiếng người khác và nhiều trường hợp vi phạm đến luật lệ. Vì Facebook là mạng xã hội ảo, bởi vậy nhiều người ẩn đi bản thân, sống khác đi, dần dần hình thành thói quen sống giả dối bản thân mình, trở nên tự tin mặc cảm hơn ở ngoài đời và luôn muốn sống ở mạng ảo đó. Nghiện Facebook gây ra hiện tượng sống ảo khiến con người đắm chìm ở thế giới ảo,tự tin, mặc cảm với bản thân, đố kị, và phát ngôn ngày càng thiếu suy nghĩ, trở thành những anh hùng bàn phím bình luận bừa bãi gây nên nhiều cuộc tranh cãi không đáng có.
Để hiện tượng nghiện Facebook giảm tải ta phải có những biện pháp thích hợp. Mỗi bản thân phải quản lý thời gian sử dụng hợp lý, tự ý thức được bản thân mình. Nhà nước phải đưa ra các chính sách sử dụng phù hợp và quản lý chặt chẽ các trường hợp xấu. Như Trung Quốc xây dựng những nhà cai nghiện Facebook cho trẻ em để chúng thoát khỏi những tác hại xấu của nghiện Facebook. Còn đối với học sinh luôn đề cao học tập, sử dụng Facebook là công cụ giải trí, kết bạn lành mạnh dưới sự quản lý của cha mẹ, nhà trường.
Cuộc sống còn nhiều điều thú vị đợi chúng ta khám phá. Vậy tại sao ta phải sống ở thế giới ảo của Facebook ,mà không tích cực tham gia các hoạt động ngoại giờ bổ ích khác nhau? Hãy để hiện tượng nghiện Facebook không còn là vấn đề khiến chúng ta phải đau đầu.
Hiện nay các phương tiện thông tin đề cập đến rất nhiều vấn đề bạo lực học đường. Qua bài học quyền được bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên
Từ văn bản, em có suy nghĩ gì về hiện tượng lũ lụt ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung. Bản thân em cần biết thêm thông tin gì nữa về lũ lụt?
- Nhận xét: Hiện tượng lũ lụt là một trong những hiện tượng nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận, xã hội hiện nay không chỉ riêng Việt Nam ta mà cả trên thế giới nói chung. Bởi bão lũ đã gây ra những hậu quả đau thương cho con người: đời sống người dân bị tàn phá nặng nề, nhà cửa bị cuốn trôi, người dân rơi vào cảnh khốn cùng “tiến thoái lưỡng nan” bị mắc kẹt ở vùng lũ không di chuyển được. Người và của bị thiệt hại nặng nề,... Chính vì vậy, mỗi người dân cần phải có sự hiểu biết về nguyên nhân và tác hại của lũ lụt để từ đó có cách giữ rừng, giữ môi trường như giữ tính mạng mình.
- Sau khi đọc văn bản, em muốn biết thêm thông tin về cách ứng phó khi lũ lụt xảy ra để cố gắng giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.
Đề bài: Từ các tác phẩm đã học, hãy phát biểu suy nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu Tổ quốc.
Nhắc đến các vẻ đẹp truyền thống của những người con đất Việt, ta không thể không kể đến lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước không phải một khái niệm xa xôi, trừu tượng. Đó là tình cảm giản dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà ta dành cho những sự vật quanh mình, cho những con người ta yêu thương, gắn bó.
Biểu hiện của lòng yêu nước cũng nằm ngay trong ý thức, hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Trong thời chiến, nó sục sôi và cuộn trào cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng lớp lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh tính mạng khi lên đường nhập ngũ. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ trau dồi tri thức, cần cù lao động và rèn luyện đạo đức với ước mong đem đến cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc mình. Cứ như vậy, lòng yêu nước đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá, thành sợi dây nối kết trái tim của những “con Lạc cháu Hồng”, giúp ta có thể lập nên những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Chính tình yêu nước của thế hệ đi trước đã tạo dựng niềm tin cho thế hệ mai sau. Dù thế hệ trẻ có lập nghiệp nơi đâu trên địa cầu rộng lớn, những con người Việt Nam ta vẫn luôn giữ trong trái tim mình tình yêu nước nồng nàn, để nhớ, để ngưỡng vọng và cũng để khao khát được làm điều gì đó cho mảnh đất hình chữ S thân thương Việt Nam.