Thảo Phương
Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và cho biết: Người viết đã bác bỏ những luận điểm hoặc luận cứ gì? Bác bỏ bằng cách nào? (Gợi ý: dùng thực tế hay phép suy luận,...).Thậm chí sùng bái Truyện Kiểu mà nói rằng: “Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc túy của Việt Nam” – Không biết có còn quốc gì nữa không? Xưng tụng ông Nguyễn Du mà nói rằng: “Nguyễn Du đổ màu làm mực, làm vẻ vang cho giống nòi.. Ông Nguyễn Du dịch Kiểu từ đời Gia Long, thế thì từ Gia Long về trước, chưa có Truyện Kiều, thì nước...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 7 2019 lúc 2:13

Bác bỏ luận điểm cho rằng: “ Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”

- Bác bỏ bằng việc đưa ra những câu phủ định:

+ “Không phải thế đâu”; “Nguyễn Du chỉ mắc bệnh thôi, chứ không nói là mắc bệnh thần kinh”

+ Căn cứ vào mấy bài thơ mà kết luận là người ta mắc chứng bệnh thần kinh thì quả là sự quá bạo

+ Chỉ ra Pa-xca là người mang bệnh mà tư tưởng của ông vẫn sáng suốt, khỏe mạnh, phi thường

2. Có thể bác bỏ

- Nêu tác hại

- Chỉ nguyên nhân

- Phân tích khía cạnh, phương diện của vấn đề

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 7 2017 lúc 11:02

- Nguyễn Dữ bác bỏ ý kiến “Cứng quá thì gãy”

- Nguyễn Đình Thi bác bỏ những ý kiến không chính xác về thơ

 

* Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có nét khác nhau:

- Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ ý kiến sai lầm. Cách lập luận bác bỏ của đoạn văn

+ Nêu ý kiến sai lầm: “ Cứng quá thì gãy”

+ Dùng lí lẽ để bác bỏ “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được... chịu đổi cứng ra mềm”

+ Dùng dẫn chứng: “Ngô Tử Văn... thật là xứng đáng”

- Bác bỏ luận điểm: thơ là những lời đẹp, đề tài đẹp

- Bác bỏ bằng cách đưa ra những bằng chứng thực tế: có những bài thơ không đẹp như Hồ Xuân Hương, một số câu thơ của Nguyễn Du, có những bài thơ đề tài không đẹp như trong Bô-đơ-le, đề tài trong thơ kháng chiến

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
19 tháng 7 2023 lúc 21:47

Tham khảo nha!

Ngày nay, tình yêu thương trong xã hội hiện đại lại càng thêm quý trọng, nhất là khi con người ta đang phải chịu nhiều áp lực của công việc, của cơm áo gạo tiền, sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì lại càng cần đến sự yêu thương, một sợi dây để gắn kết lại với nhau để con người gần gũi, gắn bó với nhau hơn thể hiện sự đồng cảm chia sẻ, không ngại hy sinh để cứu vớt lẫn nhau. Nó cũng sẽ mang đến cho ta sức mạnh, ý chí to lớn để vượt qua mọi nghịch cảnh, khó khăn, thử thách của cuộc đời, giúp ta bù đắp, rèn luyện, tu dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách, được mọi người ngưỡng mộ, quý trọng, yêu mến từ đó giúp xã hội tốt đẹp, văn minh tiến bộ hơn, tình yêu thương chính là cội nguồn cứu vớt chúng ta khỏi những bất hạnh trong cuộc sống.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 1 2018 lúc 14:42

c, Cách dẫn dắt từng luận điểm:

Nêu luận điểm (các câu chủ đề đầu đoạn) – phân tích, chứng minh luận điểm- khái quát chung, nâng cao vấn đề

Bình luận (0)
Hà Thu
Xem chi tiết
Phạm Thị Trâm Anh
25 tháng 1 2017 lúc 18:34

Mình giúp bạn một ít thôi nhé, dài quá à ^^

(1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây:

- Hôm nay trời mưa, chúng ta ko đi chơi công viên nữa.

- Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học đc nhiều điều.

- Trời nóng quá, đi ăn kem thôi.

Chú ý: Những câu mình in đậm ở bên trên là luận cứ

(2) Xác định mối quan hệ giữa luận cứ và két luận.

Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận là một mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. không có luận cứ thì không có kết luận, Luận cứ hay nói cách khác là nguyên nhân còn kết luận là hậu quả, kết quả

(3) Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

Có (bạn có thể xem qua những VD tương tự ở mục (1))

Còn câu cuối mình có làm nhưng không biết có đúng hay không nên bạn tham khảo trước các câu kia nhé ^^

Bình luận (4)
Hà Thu
25 tháng 1 2017 lúc 23:17

Mấy bn giúp mik từ c) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới nha

Bình luận (0)
Chu Phương Uyên
3 tháng 2 2017 lúc 17:26

dài quá bạn ak!

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 2 2018 lúc 18:21

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 2 2017 lúc 2:45

a. Nhan đề Không sợ sai lầm chính là luận điểm chính của bài văn.

- Những câu văn mang luận điểm chính của bài văn trên.

- Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

- Thất bại là mẹ của thành công.

- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b. Trong bài văn trên, để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ:

- Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!

- Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.

- Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.

c. Để lập luận chứng minh, trong bài Đừng sợ vấp ngã, người viết đã sử dụng lí lẽ và nhân chứng, còn ở bài Không sợ sai lầm người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.

Bình luận (0)
Lê Thị Hòa An
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
6 tháng 12 2023 lúc 21:52

- Đoạn trích nêu lên hiện tượng đổ lỗi trong cuộc sống

- Luận điểm:

+ Đổ lỗi là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo.

- Các thao tác

+ Giải thích: “Đó là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo”

+ Bác bỏ: “Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thoát khỏi cách xử sự này”

+ Bình luận: “Chúng ta sống trong một nền văn hoá mà việc quy tội cho người khác vì hành động của mình dường như đã ăn sâu vào nếp nghĩ”.

.....

- Quan điểm và thái độ người viết:

+ Quan điểm: Phát huy sức mạnh của bản thân giúp bạn từ bỏ thói quen đổ lỗi lên ai đó vì hành động của mình

+ Thái độ: chân thành, thuyết phục

Bình luận (0)