Hãy cho biết Vương triều Nguyễn được thành lập như thế nào?
Hãy cho biết Vương triều Lê sơ được thành lập như thế nào?
Vương triều Lê sơ được thành lập:
- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập thành lập nhà Lê sơ.
- Niên hiệu Thuận Thiên
- Khôi phục quốc hiệu Đại Việt.
- Đóng đô tại Thăng Long.
Vương triều HỒ được thành lập như thế nào ?
- Vào cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu, không còn đủ sức giữ vai trò của mình. Giữa lúc đó, xuất hiện một nhân vật mới là Hồ Quý Ly.
- Hồ Quý Ly là người có tài năng, được nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình.
- Năm 1399, một số quý tộc nhà Trần mưu giết Hồ Quý Ly không thành. Năm 1400, ông phế truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu - nhà Hồ được thành lập.
-Nửa sau thế kỉ XIV , nhà Trần suy yếu , tầng lớp quý tộc có xu hướng ăn chơi hưởng lạc , khiến nhân dân bất bình
- Hồ Quý Ly dần thâu tóm quyền lwucj . Năm 1397 , ông ép vua Trần dời đô vào Thanh Hóa .
- Năm 1400 , Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi , lập ra triều Hồ và đặt tên nước là Đại Ngu ( niềm vui lớn )
@tranphamnguyen-hoc24
Sự hình thành và vai trò của vương triều hồi giáo đê li? Chế độ pk ở tây âu được thành lập như thế nào
- Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế (hiệu Thái Đức) , Vương triều Tây Sơn thành lập.
- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế thống trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc.
- Thành lập chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.
- Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội (dịch chữ Hán, chữ Nôm để làm tài liệu dạy học).
- Đối ngoại hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân Lạp rất tốt đẹp.
- Năm 1792 Quang Trung qua đời.
- Năm 1802 Nguyễn Ánh tấn công, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.
Vương triều Hồi giáo Đê-li đã được thành lập như thế nào? Nêu những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Đê-li
Vương triều hồi giáo Đê-li được thành lập sau khi vương triều Gúp-ta sụp đổ
- Năm 1206, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì xâm chiếm miền Bắc Ấn Độ. Lập nên vương triều Hồi giáo Đê -li.
Đến đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất và phát triển thịnh vượng.
Chính trị | Kinh tế | Xã hội |
Năm 1206, vương triều Hồi giáo đầu tiên ở Ấn Độ ra đời. | Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng | Tầng lớp Bà-la-môn được xem là đẳng cấp cao nhất. |
Đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất vá phát triển. | Thủ công nghiệp truyền thống phát triển. | Thực quyền trong xã hội thuộc về người Hồi giáo. |
Thế kỉ XVI, vương triều Hồi giáo Đê-li sụp đổ. | Giao thương phát triển. Thương nhân Ấn độ bán vải vóc, đồ trang sức và gia vị đổi lấy hàng hóa, ngựa chiến từ Trung Á, Tây Á. | Người dân không theo Hồi giáo bị phân biệt biệt đối xử |
Nhiều cuộc đấu tranh lớn làm suy yếu vương triều Đê-li. |
Dấu vết còn lại của thành nhà Mạc ở Lạng Sơn gợi lại cho chúng ta một giai đoạn được bắt đầu với sự xuất hiện của Vương triều Mạc. Vậy, nhà Mạc đã ra đời như thế nào? Vì sao xung đột Nam - Bắc triều, sau đó là phân tranh giữa họ Trịnh và họ Nguyễn lại bùng nổ? Các cuộc chiến tranh ấy đã để lại hệ quả như thế nào cho đất nước?
Tham khảo
- Sự ra đời của nhà Mạc:
+ Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái, khủng hoảng.
+ Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.
+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Cung Hoàng, lên ngôi vua, lập ra nhà Mạc (sử gọi là Bắc triều).
- Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh Nam - Bắc triều:
+ Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) đã đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, đối đầu với nhà Mạc (sử gọi là Nam triều)
+ Từ 1533 - 1592, xung đột Nam - Bắc triều xảy ra, chiến trường chính là vùng Thanh Hóa - Nghệ An.
- Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh Trịnh - Nguyễn:
+ Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, hai con trai của ông (là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng) còn nhỏ tuổi, nên vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng gay gắt.
+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng, được cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Kể từ đó, họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam.
+ Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.
=> Đến năm 1627, xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ.
- Hệ quả:
+ Sự thống nhất của đất nước bị xâm phạm.
+ Hình thành cục diện “một cung vua - hai phủ chúa”
+ Kinh tế đất nước bị tàn phá, đời sống nhân dân khổ cực
+ Lãnh thổ Đàng Trong dần được được mở rộng về phía Nam.
Tham khảo
- Sự ra đời của nhà Mạc:
+ Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái, khủng hoảng.
+ Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.
+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Cung Hoàng, lên ngôi vua, lập ra nhà Mạc (sử gọi là Bắc triều).
- Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh Nam - Bắc triều:
+ Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) đã đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, đối đầu với nhà Mạc (sử gọi là Nam triều)
+ Từ 1533 - 1592, xung đột Nam - Bắc triều xảy ra, chiến trường chính là vùng Thanh Hóa - Nghệ An.
- Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh Trịnh - Nguyễn:
+ Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, hai con trai của ông (là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng) còn nhỏ tuổi, nên vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng gay gắt.
+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng, được cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Kể từ đó, họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam.
+ Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.
=> Đến năm 1627, xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ.
- Hệ quả:
+ Sự thống nhất của đất nước bị xâm phạm.
+ Hình thành cục diện “một cung vua - hai phủ chúa”
+ Kinh tế đất nước bị tàn phá, đời sống nhân dân khổ cực
+ Lãnh thổ Đàng Trong dần được được mở rộng về phía Nam.
bạn ơi giúp mk câu này với
- Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn như thế nào?
- Hãy nêu nhận xét đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn?
- Ý kiến về chế độ phong kiến của nhà Nguyễn?
Hãy lập một bảng cho các cuộc khởi nghĩa dưới thời Nguyễn gồm
-tên cuộc khởi nghĩa
- thời gian
- diễn biến chính
các bạn làm càng gọn càng tốt thank :)
Ý 1:
- Đời sống nhân dân, nhất là nông dân ngày càng cực khổ.
- Địa chủ cường hào chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế nặng nề.
- Nạn đói, dịch bệnh hoành hành khắp nơi.
=> Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
Ý 2:
Đời sống của các tầng lớp nhân dân dưới triều Nguyễn cực khổ do:
- Địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất.
- Quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề.
- Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.
=> Nhân dân căm phẫn, bất bình, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, nên họ nổi dậy đấu tranh chống chính quyền nhà Nguyễn.
Nêu nguyên nhân dẫn đến vương triều Nguyễn? Nhà Nguyễn đã tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào?
Nguyên nhân: do Nguyễn Ánh lợi dụng khi vua Quang Trung mất, nội bộ lục đục, đã đánh bại nhà Tây Sơn
Tổ chức bộ máy nhà nước (Tham khảo)
Đặc điểm quá trình thành lập nhà Nguyễn đã tác động như thế nào đến thái độ của nhân dân với triều đình?
A. Thành lập trên cơ sở lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành độc lập nên được lòng dân
B. Thành lập trên cơ sở sự chuyển giao quyền lực hòa bình với Tây Sơn nên được lòng dân
C. Thành lập trên cơ sở lật đổ vương triều Tây Sơn nhờ người Pháp nên không được lòng dân
D. Thành lập trên cơ sở sự ủng hộ của nhà Thanh nên không được lòng dân
Lời giải:
Nhà Nguyễn được thành lập trên cơ sở lật đổ vương triều Tây Sơn tương đối tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của người Pháp nên ngay từ đầu nhà Nguyễn đã không được lòng dân => nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân đã diễn ra ngay từ đầu triều đại
Đáp án cần chọn là: C
Chú ý
Đây cũng chính là 1 nguyên nhân lý giải vì sao sau này trong quá trình kháng chiến chống Pháp nhà Nguyễn lại không tin tưởng vào nhân dân, sợ dân hơn sợ giặc