So sánh chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long
Các bạn giúp mình 2 câu này với:
1. Phân tích hướng của các dãy núi và hướng của sông ngòi.
2. So sánh lưu vực và chế độ nước của sông Cửu Long và sông Hồng rồi giải thích.
2.
Chế độ lũ của sông Cửu Long ôn hòa hơn ở ĐBSH. Đồng bằng sông Hồng, lũ chủ yếu và các tháng thuộc mùa mưa, đặc điểm: Nước sông lên nhanh, rút cũng nhanh, phân bố ở vùng ngoài đê . Tuy nhiên nó làm mất đi một diện tích rộng lớn hoa màu, lúa vào mùa mưa gây thiện hại lớn cho người dân.
Lũ ở đồng Bằng sông Cửu Long: Lên chậm, từ từ. Lũ lên từ từ và phân bố ở tất cả toàn đồng bằng chứ không tập trung ở vùng ngoài đê như ở ĐBSH. Đặc điểm: lũ lên chậm, rút cũng chậm, đây là cơ hội để người dân nơi đây phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của người dân. Ở ĐBSCL nếu năm nào không có lũ thì năm đó là năm mất màu đói kém của nhân dân.
* Giải thích
- Ở ĐBSH: lũ lên nhanh: Vì diện tích nhỏ, hẹp, nước lên nhanh do có đê chắn, nước không thể di chuyển được nên cứ tiếp tục dâng lên. Lưu lượng chủ yếu được cung cấp trong vùng do lượng mưa lướn nên không dduowwjc điều tiết.
- Ở DBSCL:Lũ lên chậm vì diện tích rộng lớn lại không có vật cản, nước dâng từ từ ở tất cả vùng. Hơn nữa lũ ở ĐBSCL lại được tiết chế từ biển Hồ nên không đột ngột.
1.
Do hướng của địa hình ,ở nước ta hướng núi chủ yếu là Tây Bắc- Đông Nam và hướng vòng cung ⇒ Sông ngòi cũng chảy theo hướng Tây Bắc -Đông Nam và vòng cung.
⇒ Ảnh hưởng của địa hình.
Cho bảng số liệu sau:
Tình hình sản xuất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông cửu Long và cả nước, năm 2010
a) Hãy so sánh tình hình sản xuất lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước rút ra nhận xét.
b) Giải thích vì sao bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
a) So sánh tình hình sản xuất lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long
-Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước (chiếm 52,7% diện tích và 54,0% sản lượng lúa cả nước).
-Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ hai cả nước (chiếm 15,4% diện tích và 17,0 sản lượng lúa cả nước).
-Đồng bằng sông Hồng có năng suất cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (dẫn chứng).
-Đồng bằng sông Cửu Long có bình quân lương thực đầu người gấp 2,5 lần cả nước, trong khi Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương thực thấp hơn bình quân chung của cả nước.
b) Bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước do dân số dông (mặc dù đây là vùng trọng diểm lương thực thứ hai cả nước).
quá trình con người chế ngự với chế độ nước sông Hồng và sông Cửu Long
Quá trình con người chế ngự với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long đã diễn ra qua nhiều giai đoạn và có những đặc điểm riêng. Dưới đây là một số thông tin về quá trình này:
1. Sông Hồng:
- Sông Hồng là một trong những con sông quan trọng nhất ở Việt Nam, có chiều dài khoảng 1.100 km và chảy qua nhiều tỉnh thành.
- Quá trình chế ngự với chế độ nước của sông Hồng bắt đầu từ hàng nghìn năm trước, khi người dân bắt đầu khai thác và sử dụng nước sông để tưới tiêu, nuôi trồng cây trồng lúa.
- Để chế ngự với chế độ nước của sông Hồng, con người đã xây dựng hệ thống đập, đê, cống để kiểm soát lượng nước và phân phối nước cho các vùng trồng trọt.
- Ngoài ra, người dân cũng đã xây dựng các hồ chứa nước như hồ Thủy điện Sơn La, hồ Thủy điện Hòa Bình để lưu trữ nước và sử dụng cho các mục đích khác nhau. 2. Sông Cửu Long:
- Sông Cửu Long, hay còn gọi là sông Mekong, là một trong những con sông lớn nhất thế giới, chảy qua nhiều quốc gia như Trung Quốc, Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
- Quá trình chế ngự với chế độ nước của sông Cửu Long cũng đã diễn ra từ hàng nghìn năm trước. Người dân đã xây dựng hệ thống kênh đào, đập, cống để điều tiết lượng nước và tưới tiêu cho các vùng trồng trọt.
- Ngoài ra, người dân cũng đã xây dựng các hồ chứa nước như hồ Thủy điện Sesan, hồ Thủy điện Yali để lưu trữ nước và sử dụng cho các mục đích khác nhau.
- Tuy nhiên, việc chế ngự với chế độ nước của sông Cửu Long cũng gặp nhiều thách thức do sự biến đổi khí hậu, sự tác động của các công trình thủy điện và sự cạnh tranh sử dụng nước giữa các quốc gia.
Cho bảng số liệu sau:
Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. (Đơn vị: tạ/ha)
a) Vẽ biểu đồ hình cột so sánh năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, giai đoạn 1995 - 2002.
b)Rút ra nhận xét và giải thích năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước trong giai đoạn trên.
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, giai đoạn 1995 - 2002
b) Nhận xét và giải thích
*Nhận xét
Trong giai đoạn 1995 - 2002
-Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng qua các năm đều cao hơn năng suất lúa của Đồng bằng sông cửu Long và cả nước (dẫn chứng).
-Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (dẫn chứng)
*Giải thích
-Đồng bằng sông Hồng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây lúa (đất, nước, khí hậu)
-Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh cao nhất cả nước, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện, tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc thâm canh lúa gạo,...
Chế độ nước của các sông chính ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long khác nhau như thế nào?
Tham khảo
* Điểm khác nhau trong chế độ nước của các sông chính ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long:
| Chế độ nước của sông Hồng | Chế độ nước của sông Cửu Long |
Mùa lũ | - Kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm. - Các đợt lũ lên nhanh và đột ngột | - Kéo dài 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11), chiếm khoảng 80% lưu lượng dòng chảy cả năm. - Lũ lên và khi rút đều diễn ra chậm. |
Mùa cạn | - Kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau), chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm. | - Kéo dài 7 tháng (từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau), chiếm khoảng 20% lưu lượng dòng chảy cả năm |
Kể tên những công trình nào thể hiện lịch sử chế ngự và thích ứng với chế độ nước của cư dân ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
Tham khảo
- Một số công trình thể hiện lịch sử chế ngự và thích ứng với chế độ nước của cư dân sông Hồng là:
+ Hệ thống đê sông Hồng.
+ Các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông, như: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Bản Chát, Thác Bà,…
- Một số công trình thể hiện lịch sử chế ngự và thích ứng với chế độ nước của cư dân sông Cửu Long là:
+ Kênh Vĩnh Tế, kênh Thoại Hà, kênh Chợ Gạo, kênh Tháp Mười,…
+ Hệ thống thủy nông Quản Lộ - Phụng Hiệp (ở 4 tỉnh: Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau).
+ Hệ thống thủy lợi ngọt hóa và ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre.
+ Cống đập Ba Lai (xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre).
+ Hệ thống đê biển ở toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Sự khác nhau về chế độ lũ của sông Hồng và sông Cửu Long là do
A. Hai vùng có chế độ mưa vào các mùa khác nhau trong năm
B. Sự khác nhau về trạng thái bề mặt lưu vực và hình thái của mạng lưới sông
C. Độ dày đặc của mạng lưới sông và hệ thống đê hai bên sông
D. Hướng chảy của hai hệ thống sông khác nhau
Đáp án B
Sự khác nhau về chế độ lũ của sông Hồng và sông Cửu Long là do sự khác nhau về trạng thái bề mặt lưu vực và hình thái của mạng lưới sông
Sự khác nhau về chế độ lũ của sông Hồng và sông Cửu Long là do
A. Hai vùng có chế độ mưa vào các mùa khác nhau trong năm.
B. Sự khác nhau về trạng thái bề mặt lưu vực và hình thái của mạng lưới sông.
C. Độ dày đặc của mạng lưới sông và hệ thống đê hai bên sông.
D. Hướng chảy của hai hệ thống sông khác nhau.
Đáp án B
Sự khác nhau về chế độ lũ của sông Hồng và sông Cửu Long là do sự khác nhau về trạng thái bề mặt lưu vực và hình thái của mạng lưới sông.
Theo em, quá trình con người khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long có điểm gì giống và khác nhau?
Tham khảo
- Giống nhau:
+ Hoạt động khai thác của con người ở vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long đều diễn ra từ rất sớm.
+ Hoạt động khai thác diễn ra nhằm mục đích chủ yếu là: phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, con người cũng thực hiện các hoạt động khác, như: khai thác nguồn lợi thủy sản từ sông nước; sử dụng sông ngòi, kênh rạch,… làm đường giao thông kết nối giữa các vùng,…
- Khác nhau:
+ Quá trình khai khẩn châu thổ sông Hồng ở miền Bắc gắn liền với việc đắp đê trị thủy.
+ Quá trình khai khẩn châu thổ sông Cửu Long ở miền Nam là quá trình con người thích ứng với tự nhiên.