Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 23:03

Tham khảo

Biển Đông có diện tích khoảng 3,447 triệu km2, là biển lớn thứ hai của Thái Bình Dương và lớn thứ ba thế giới, nằm trong khoảng từ vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ.

- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 trên Biển Đông, bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo bao gồm các yếu tố về: địa hình, khí hậu, hải văn, sinh vật và khoáng sản.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 8 2023 lúc 1:00

Tham khảo
loading...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 23:30

Tham khảo

- Địa hình:

+ Địa hình ven biển: khá đa dạng, gồm: các tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm, phá, vịnh cửa sông, vũng vịnh nước sâu, bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn,...

+ Địa hình thềm lục địa: nông, mở rộng ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, thu hẹp ở khu vực miền Trung. Vùng thềm lục địa được tiếp nối với địa hình trên đất liền, tạo nên sự thống nhất về tự nhiên giữa đất liền và vùng biển.

+ Địa hình đảo: Việt Nam có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).

- Khí hậu: Vùng biển đảo nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa hải dương.

+ Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là khoảng trên 23 °C.

+ Lượng mưa trung bình năm khoảng 1100 mm/năm trở lên.

+ Hướng gió trên Biển Đông thay đổi theo mùa: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế; Các tháng còn lại, gió hướng tây nam chiếm ưu thế, riêng vịnh Bắc Bộ, gió chủ yếu có hướng đông nam.

+ Vùng biển đảo nước ta chịu nhiều thiên tai như: áp thấp nhiệt đới, bão, dông, lốc,...

Hải văn

+ Độ muối trung bình là khoảng 32 %0 - 33%0, có sự thay đổi theo mùa, theo từng khu vực và theo độ sâu.

+ Chế độ thuỷ triều đa dạng, bao gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều đều và bán nhật triều không đều.

+ Trên vùng biển có các dòng biển hoạt động theo mùa: vào mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; vào mùa hạ, dòng biển có hướng tây nam - đông bắc. Ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan có những dòng biển riêng.

Sinh vật

+ Sinh vật biển rất phong phú và đa dạng với các loài cá, tôm, mực, rắn biển, rùa biển, san hô,...

+ Trên các đảo và ven biển còn có rừng nhiệt đới thường xanh, rừng ngập mặn với một số loài cây đặc trưng như: sú, vẹt, đước, mắm,...

Khoáng sản

+ Thềm lục địa Việt Nam có dầu mỏ, khí đốt.

+ Ngoài ra, vùng ven biển nước ta còn có một số loại khoáng sản khác như: ti-tan, ni-ken, cát,... Đáy biển Việt Nam còn có trữ lượng băng cháy khá lớn.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
8 tháng 8 2023 lúc 18:10

Tham khảo thông tin:

Đặc điểm thiên nhiên vùng Nam Bộ:

- Địa hình: Phần lớn Nam Bộ có địa hình thấp, khác nhau giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. 
- Khí hậu: Nam Bộ có nhiệt độ trung bình năm cao, trên 27°C; lượng mưa lớn, trung bình khoảng 2000 mm mỗi năm. Khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt. Vào mùa mưa, khí hậu ẩm ướt. Mùa khô có lượng mưa ít, nắng nóng.
- Đất: Vùng Nam Bộ có nhiều loại đất. Đông Nam Bộ chủ yếu là đất xám và đất đỏ badan. Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là đất phù sa.
- Sông ngòi: Vùng Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Các sông thường có mũa lũ và mùa cạn.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 23:01

Tham khảo
loading...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 22:34

Tham khảo
loading...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
26 tháng 11 2023 lúc 1:49

Tham khảo:

Đặc điểm tự nhiên của vùng Tây Nguyên:

Địa hình: Địa hình vùng Tây Nguyên chủ yếu là các cao nguyên xếp tầng, có độ cao khác nhau, tạo nên các bậc địa hình.

Khí hậu:

Khí hậu vùng Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC, một số nơi địa hình cao có khí hậu mát mẻLượng mưa lớn, chủ yếu tập trung vào mùa mưa.Mùa khô nhiều tháng có hiện tượng khô hạn

Đất: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Tây Nguyên là đất đỏ badan, phân bố tập trung ở các cao nguyên, thuận lợi trồng cây công nghiệp lâu năm.

Rừng: vùng Tây Nguyên có diện tích rừng lớn, trong rừng có nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm.

Lê Đức Đạt
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 0:37

Tham khảo
loading...