Em hãy cho biết những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.
Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục, hãy trình bày những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.
Tham Khảo :
- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng:
+ Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.
+ Sản xuất đình đốn, nạn mất mùa thường xuyên diễn ra.
+ Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.
- Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc, thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước.
khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục hãy trình bày những nét chính về sự ra đời của vương triều mạc
Đọc thông tin và tư liệu, nêu những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.
Tham khảo
Đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu.- Các vua Lê Uy Mục, Lê Tượng Dực chỉ lo ăn chơi, sa đọa.
- Quan lại, địa chủ hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất.
- Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực - mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.Hãy trình bày những nét chính về sự ra đời, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ thời Vương triều Đê-li
- Sự ra đời: Từ cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206).
- Chính trị:
+ Nhà vua có quyền lực cao nhất.
+ Ấn Độ được chia thành nhiều khu vực hành chính đứng đầu bởi các tướng lĩnh Hồi giáo. Các tín đồ Hindu giáo chỉ được giữ các chức vụ không quan trọng.
+ Nhà vua Hồi giáo còn tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn với hi vọng thành lập đế quốc Hồi giáo.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Nghề nông trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Nhiều thành thị mới xuất hiện, nhiều hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập.
- Xã hội:
+ Sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo đã làm bùng nổ những bất bình trong nhân dân.
+ Mâu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình.
Từ thế kỉ XIII, nền văn minh Ấn Độ có sự tiếp xúc mạnh mẽ với nền văn minh Hồi giáo từ sự thống trị của vương triều Hồi giáo đầu tiên ở Ấn Độ - vương triều Đê-li. Vương triều Đê-li ra đời như thế nào? Lịch sử Ấn Độ dưới thời kì Đê-li có những nét nổi bật gì về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa?
- Sau khi vương triều Gúp-ta sụp đổ, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia cắt. Năm 1206, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì, chiếm miền Bắc Ấn Độ, lập nên vương trều Hồi giáo, lấy Đê-li làm kinh đô.
- Đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất và phát triển thịnh vượng
+ Kinh tế: nông nghiệp vẫn giữ vai trò chính, thương mại phát triển mạnh mẽ.
+ Văn hóa – xã hội: Tầng lớp Bà La Môn vẫn được xem là đẳng cấp cao nhất, nhưng thực quyền thuộc về những người Hồi giáo.
Những nét chính về Vương triều Mô-gôn?
- Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, một số bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, tấn công Ấn Độ, lập ra Vương triều Mô-gôn.
- Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Nhưng ông vua đầu tiên ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa”. Đến thời vua A-cơ-ba đã đạ được bước phát triển mới.
- A-cơ-ba đã thi hành một số chính sách tích cực:
+ Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc
+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo.
+ Tiến hành đo đặc lại ruộng đất và định ra mức thuế mới hợp lí.
+ Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
- Những chính sách của A-cơ-ba khiến Ấn Độ phát triển ổn định. Tuy nhiên đến thời con cháu của ông là Gia-han-ghi-a và Sa Gia-han đã lạm dụng quyền lực, công quỹ và sức lao động của người dân làm cho sự đối kháng của nhân dân gia tăng. Tình trạng chia rẽ và khủng hoảng xuất hiện trở lại.
- Ao-reng-dep là ông vua cuối cùng của Vương triều Mô-gôn và phải đối diện với sự xâm lược của thực dân Anh.
Phân tích những nét chính về vương triều hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ?
* Vương triều Hồi giáo Đê li
- Mặc dầu Ấn Độ có nền văn hóa truyền thống nhưng lại không thống nhất quốc gia nên cũng không tạo được sức mạnh để chống lại các thế lực bên ngoài. Người Hồi giáo gốc trung Á xâm chiếm Ấn Độ lập ra vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, đóng đô ở Đê-li gọi là Vương triều Hồi giáo Đê li.
- Hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều hồi giáo đê li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân Ấn Độ theo Hin đu giáo, tự dành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
- Ở Ấn Độ, một yếu tố văn hóa mới- Hồi giáo được du nhập vào, đan xen tồn tại với văn hóa truyền thống.
- Thực tế, Hồi giáo vẫn không hề chiếm ưu thế ở Ấn Độ vốn đã gắn bó mật thiết với Hin-đu giáo và Ấn Độ giáo. Tuy nhiên nó đã đứng chân được ảnh hưởng tới một kiến trúc mang phong cách nghệ thuật Hồi giáo.
- Cũng từ đây, Hồi giáo được truyền bá và ảnh hưởng đến nhiều nơi khác ở Đông Nam Á.
* Vương triều Mô- gôn
- Thế kỷ XV, Vương triều Hồi giáo Đê li bắt đầu suy yếu, một bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi mông cổ bắt đầu tấn công Ấn Độ lập ra vương triều Mô – gôn.
- Vương triều mô –gôn là thời kỳ cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Những ông vua đầu tiên của vương triều ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước để đến vua thứ tư A-cơ-ba đạt được bước phát triển mới.
- A-cơ-ba đã thi hành một số chính sách tích cực:
+ Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông Cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo và cả gốc Ấn Độ giáo.
+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo.
+ Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định mức ra mức thuế hợp lý, thống nhất hệ thống cân đong, đo lường.
+ Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
- Đến đời con, cháu của A-cơ-ba là Gia-han ghi và Sa-gia-han, đất nước vẫn duy trì sự phát triển. Hoàng đế đã trưng vào ngân khố nhiều của cải và thu được nhiều châu báu làm của riêng. Nhưng tình hình đã biến đổi khác trước, đó là xuất hiện sự bất mãn của dân chúng, những âm mưu chống đối, tranh giành quyền lực đã gia tăng.
- Hoàng đế cuối cùng của Vương triều, Ao-reng-dep phải gánh chịu hậu quả đó, cùng với sự xâm lấn của thực dân Anh, mất Bom-bay và Ma-đrat.
Những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê-li?
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công của người Hồi giáo gốc Thổ.
+ Năm 1055, người thổ đánh chiếm Bát-đa lập nên vương triều Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Đạo Hồi được truyền bá đến I-ran và Trung Á.
+ Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành chinh chiến vào đất Ấn Độ, lập nên vương triều Hồi giáo Ấn Độ gọi là Vương triều Hồi giáo Đê-li.
- Chính sách thống trị:
+ Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo,
+ Tự dành cho mình quyền ưu tiên ruuộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
+ Mặc dù đã cố gắng thi hành một số chính sách mềm mỏng song mất sự ủng hộ của người dân do phân biệt tôn giáo, sắc tộc.
- Văn hóa: Hồi giáo và văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. Kinh đô Đê-li được xây dựng trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới”.
- Vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê-li:
+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.
+ Hồi giáo có cơ hội được truyền bá đến một số nước ở Đông Nam Á.
Hãy trình bày khái quát sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Vương triều Gúp-ta.
Khái quát sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Vương triều Gúp-ta
- Chính trị:
+Đầu thế kỉ IV, Sanđra Gúp-ta I lên ngôi và thống nhất đất nước, lập ra vương triều Gúp-ta.
+Lãnh thổ Ấn Độ mở rộng khắp lưu vực sông Hằng.
+Đầu thế kỉ V, phần lớn bán đảo Ấn Độ đã được thống nhất.
- Kinh tế:
+ Có những tiến bộ vượt bậc.
+ Nông nghiệp: Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.
+ Thương nghiệp: Việc buôn bán được đẩy mạnh, Ấn Độ đã có quan hệ thương mại với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á.
+ Đời sống nhân dân được ổn định và sung túc hơn tất cả các thời kỳ trước đó.
=> Thời kì này được gọi là thời kì hoàng kim của lịch sử Ấn Độ.