Đọc thông tin và dựa vào bảng 1.2, hãy mô tả chế độ nước của sông Cửu Long.
Dựa vào thông tin mục b và hình 1.4, hãy mô tả chế độ nước của sông Cửu Long.
Tham khảo
- Chế độ nước của sông Cửu Long đơn giản và điều hoà, chia thành hai mùa:
+ Mùa lũ dài 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11), chiếm khoảng 80% lưu lượng dòng chảy cả năm. Lũ khi lên và khi rút đều diễn ra chậm vì lưu vực sông Mê Công dài, có dạng lông chim và được điều tiết bởi hồ Tôn-lê Sáp (của Cam-pu-chia).
+ Mùa cạn dài 7 tháng (từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau), chiếm khoảng 20% lưu lượng dòng chảy cả năm.
- Đặc biệt, vùng hạ lưu châu thổ chịu tác động rất mạnh của chế độ thuỷ triều.
Dựa vào hình 1.4 và thông tin trong bài, em hãy mô tả chế độ nước của sông Cửu Long.
Tham khảo
- Chế độ nước sông Cửu Long chia thành 2 mùa:
+ Mùa lũ: kéo dài 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11), chiếm hơn 75% lưu lượng dòng chảy cả năm. Nước sông khá điều hoà, lũ lên chậm và rút chậm.
+ Mùa cạn: kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau), chiếm gần 25% lưu lượng dòng chảy cả năm.
tham khảo
- Chế độ nước sông Cửu Long chia thành 2 mùa:
+ Mùa lũ: kéo dài 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11), chiếm hơn 75% lưu lượng dòng chảy cả năm. Nước sông khá điều hoà, lũ lên chậm và rút chậm.
+ Mùa cạn: kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau), chiếm gần 25% lưu lượng dòng chảy cả năm.
Đọc thông tin và dựa vào bảng 1.1, hãy mô tả chế độ nước của sông Hồng.
Tham khảo
- Chế độ nước của sông Hồng có hai mùa rõ rệt.
+ Mùa lũ: kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm từ 75 % đến 80 % lượng nước cả năm; trong đó đỉnh lũ vào tháng 8, chiếm khoảng 21% lượng nước cả năm. Vào mùa lũ, sông Hồng mang đến rất nhiều phù sa bồi đắp cho đồng bằng.
+ Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, cạn nhất là vào tháng 3.
- Do sông có độ dốc lớn, mạng lưới sông có hình nan quạt, hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô đổ nước vào dòng chính ở khu vực thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) nên lũ của sông Hồng ở phần hạ lưu lên rất nhanh và thất thường, thời gian lũ kéo dài, ảnh hưởng lớn đến cả vùng đồng bằng châu thổ.
- Từ khi các nhà máy thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng đi vào hoạt động, chế độ nước sông Hồng ở vùng hạ lưu điều hoà hơn. Mực nước sông vào mùa lũ thấp hơn, mùa cạn được cung cấp bổ sung bằng lượng nước xả từ các hồ thuỷ điện.
Dựa vào thông tin mục b và hình 1.2, hãy mô tả chế độ nước của sông Hồng.
Tham khảo
- Chế độ nước sông Hồng tương đối đơn giản, trong năm có một mùa lũ và một mùa cạn rõ rệt.
+ Mùa lũ kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm với các đợt lũ lên nhanh và đột ngột.
+ Mùa cạn kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau), chỉ chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm, mực nước sông hạ thấp rõ rệt.
- Từ khi các hệ thống hồ chứa nước được xây dựng ở thượng lưu hệ thống sông thì chế độ nước sông đã trở nên điều hoà hơn.
Dựa vào hình 1.2 và thông tin trong bài, em hãy mô tả chế độ nước của sông Hồng.
Tham khảo
- Chế độ nước sông Hồng chia thành hai mùa rõ rệt:
+ Mùa lũ: kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm. Lũ lên nhanh và đột ngột, đem theo lượng phù sa lớn mở rộng châu thổ.
+ Mùa cạn: kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau), chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm.
- Trong thời gian gần đây, hệ thống các hồ chứa ở thượng lưu của sông Hồng đã góp phần làm cho chế độ nước điều hoà hơn.
Tham khảo
Chế độ nước sông Hồng tương đối đơn giản, trong năm có một mùa lũ và một mùa cạn rõ rệt:
-Mùa lũ kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm với các đợt lũ lên nhanh và đột ngột.
-Mùa cạn kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau), chỉ chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm, mực nước sông hạ thấp rõ rệt.
Đọc thông tin và quan sát hình 7.1 và dựa vào bảng 7, hãy:
- Xác định lưu vực của các sông lớn ở nước ta.
- Phân tích chế độ nước của các hệ thống sông: Hồng, Thu Bồn và Cửu Long.
#Tham_khảo:
- Nước ta có 9 hệ thống sông lớn là: Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai và Cửu Long.
- Chế độ nước của hệ thống sông Hồng:
+ Là hệ thống sông lớn nhất ở phía bắc nước ta, chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
+ Toàn bộ hệ thống sông có trên 600 phụ lưu, trong đó có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.
+ Ở vùng đồng bằng, sông Hồng có nhiều chi lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình trước khi đổ ra biển.
+ Chế độ dòng chảy khá đơn giản với mùa lũ dài khoảng 5 tháng, tập trung tới 75 - 80% tổng lượng nước cả năm. Do mùa lũ xảy ra đồng thời giữa sông chính và các phụ lưu nên lũ thường lên nhanh.
- Chế độ nước của hệ thống sông Thu Bồn:
+ Là hệ thống sống lớn ở duyên hải miền Trung nước ta.
+ Toàn bộ hệ thống sông có hơn 80 phụ lưu chảy theo các hướng khác nhau, nhưng đoạn dòng chảy chính ở hạ lưu khi đổ ra biển có hướng tây - đông.
+ Mùa lũ thường kéo dài khoảng 3 tháng vào thu - đông nhưng tập trung khoảng 65% tổng lượng nước cả năm.
+ Do độ dốc địa hình lớn, hình dạng sông và chế độ mưa phân mùa mạnh mẽ nên sông thường xảy ra lũ lớn, lũ lên nhanh và rút nhanh.
- Chế độ nước của hệ thống sông Cửu Long:
+ Là phần dòng chảy thuộc hạ lưu hệ thống sông Mê Công.
+ Hệ thống sông Mê Công có rất nhiều phụ lưu (trong đó có hơn 280 phụ lưu trên lãnh thổ nước ta). Khi chảy về lãnh thổ Việt Nam, sông chia thành hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu.
+ Chế độ nước đơn giản và khá điều hòa, mùa lũ dài khoảng 5 tháng, chiếm 75 - 80% tổng lượng nước cả năm.
+ Do sông có diện tích lưu vực lớn, độ dốc nhỏ nên lũ thường lên chậm và rút chậm. Tuy nhiên, hệ thống sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển, đặc biệt là trong mùa cạn.
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, thích ứng với chế độ nước của sông Cửu Long.
Tham khảo
♦ Quá trình khai khẩn và cải tạo vùng châu thổ sông Cửu Long:
- Đầu thế kỉ XVI, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là vùng đất khá hoang vu.
- Từ cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII, một bộ phận người Việt bắt đầu đến cư trú, khai phá vùng đất này. Họ sinh sống chủ yếu bằng cách khai thác thuỷ hải sản, lâm sản, trồng lúa,...
- Đến thế kỉ XVIII, người Việt di cư đến đây sinh sống đã khá đông đúc, hình thành nên những xóm làng trù phú, những cánh đồng lúa rộng lớn, những vườn cây trái xanh tốt.
- Bên cạnh hệ thống sông, kênh rạch tự nhiên, người dân còn đào nhiều kênh mới để dẫn nước tưới tiêu, làm đường giao thông, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa,... Nổi tiếng là các kênh: Vĩnh Tế, Thoại Hà, Tháp Mười, Chợ Gạo,...
♦ Các hoạt động nhằm thích ứng với chế độ nước sông Cửu Long:
- Ở đồng bằng sông Cửu Long, từ lâu đời con người đã thích ứng với điều kiện tự nhiên, tận dụng khai thác nguồn lợi thuỷ sản phong phú, nguồn nước ngọt và phù sa màu mỡ do nước sông mang lại để tăng độ phì và cải tạo đất.
- Trong những năm gần đây, để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, người dân ở đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành các giải pháp như:
+ Xây các đập ngăn mặn xâm nhập vào thời kì mùa cạn;
+ Đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn các giống mới phù hợp;
+ Tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, phát huy cao nhất những lợi thế của vùng là: trồng lúa, nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển vườn trồng cây ăn quả,...
Đọc thông tin và quan sát hình 1.2, hãy:
- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Cửu Long.
- Cho biết nền văn minh châu thổ sông Cửu Long hình thành và phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào.
Tham khảo
1.
- Châu thổ sông Cửu Long có diện tích khoảng 40000 km2, đây là bộ phận cuối cùng của hạ lưu châu thổ sông Mê Công.
- Châu thổ sông Cửu Long được tiếp nhận nguồn nước và lượng phù sa dồi dào đã bồi đắp nên những cánh đồng rộng lớn, đất đai màu mỡ.
- Do địa thế thấp (độ cao trung bình khoảng 2 m so với mực nước biển) nên châu thổ sông Cửu Long chịu ảnh hưởng lớn của chế độ thuỷ triều, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền theo các cửa sông lớn.
- Hiện nay, châu thổ sông Cửu Long vẫn tiếp tục mở rộng ra biển ở khu vực các cửa sông lớn và bán đảo Cà Mau, trung bình mỗi năm khoảng 60 - 80 m.
2.
- Nền văn minh châu thổ sông Cửu Long được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở sau:
+ Địa hình bằng phẳng; đất đai phì nhiêu, màu mỡ; khí hậu điều hoà và hệ thống kênh rạch chằng chịt.
+ Công sức khai phá, cải tạo của con người.
Đọc thông tin và quan sát hình 1.4, hãy tìm các dẫn chứng thể hiện việc con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Cửu Long.
Tham khảo
♦ Quá trình khai khẩn và cải tạo vùng châu thổ sông Cửu Long:
- Đầu thế kỉ XVI, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là vùng đất khá hoang vu.
- Từ cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII, một bộ phận người Việt bắt đầu đến cư trú, khai phá vùng đất này. Họ sinh sống chủ yếu bằng cách khai thác thuỷ hải sản, lâm sản, trồng lúa,...
- Đến thế kỉ XVIII, người Việt di cư đến đây sinh sống đã khá đông đúc, hình thành nên những xóm làng trù phú, những cánh đồng lúa rộng lớn, những vườn cây trái xanh tốt.
- Bên cạnh hệ thống sông, kênh rạch tự nhiên, người dân còn đào nhiều kênh mới để dẫn nước tưới tiêu, làm đường giao thông, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa,... Nổi tiếng là các kênh: Vĩnh Tế, Thoại Hà, Tháp Mười, Chợ Gạo,...
♦ Các hoạt động nhằm thích ứng với chế độ nước sông Cửu Long:
- Ở đồng bằng sông Cửu Long, từ lâu đời con người đã thích ứng với điều kiện tự nhiên, tận dụng khai thác nguồn lợi thuỷ sản phong phú, nguồn nước ngọt và phù sa màu mỡ do nước sông mang lại để tăng độ phì và cải tạo đất.
- Trong những năm gần đây, để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, người dân ở đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành các giải pháp như:
+ Xây các đập ngăn mặn xâm nhập vào thời kì mùa cạn;
+ Đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn các giống mới phù hợp;
+ Tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, phát huy cao nhất những lợi thế của vùng là: trồng lúa, nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển vườn trồng cây ăn quả,...