Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

3 quốc gia thuộc khu vực Nam Á: Ấn Độ, Ap-ga-ki-xtan, Pa-ki-xtan.

Bình luận (0)
Lê Hà Ny
Xem chi tiết
Vinh Nguyễn12345678910
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:20

Tham khảo:

A. Tư liệu về quốc gia có nền kinh tế phát triển (lựa chọn: Nhật Bản)

♦ Đặc điểm kinh tế

- Nhật Bản là đảo quốc nằm ở phía Đông của Châu Á và là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới, là thành viên của G7 và G20.

- Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản đạt 5,05 nghìn tỷ đô la Mỹ trong năm 2020, đứng thứ 3 thế giới (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc), chiếm khoảng 6% GDP toàn thế giới.

- Từ năm 2010 - 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản có nhiều biến động:

+ Năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản đạt 4.1%;

+ Tuy nhiên, đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 0.3 %

+ Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống, chỉ còn - 4.5%.

- Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), GDP bình quân đầu người năm 2020 của Nhật Bản là 39.890 USD.

- Trong cơ cấu kinh tế của Nhật Bản:

+ Dịch vụ là ngành đóng vai trò quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn nhất (năm 2020, ngành dịch vụ chiếm 69.6%).

+ Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (năm 2020, các ngành này chỉ chiếm 0,3%).

- Người dân Nhật Bản có chất lượng cuộc sống cao; chỉ số HDI của Nhật Bản thuộc nhóm rất cao, đạt 0,923 năm 2020.

♦ Một số khía cạnh xã hội

- Quy mô dân số: là nước đông dân. Năm 2020 số dân Nhật Bản là 126,2 triệu người, đứng thứ 11 thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số Nhật Bản rất thấp, dưới 0% từ năm 2008 và năm 2020 là -0,3%.

- Cơ cấu dân số:

+ Nhật Bản có số nam ít hơn số nữ.

+ Nhật Bản là quốc gia có cơ cấu dân số già, tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

- Vấn đề đô thị hóa: tỉ lệ dân thành thị cao (91,8% năm 2020); Tô-ky-ô là vùng đô thị lớn nhất thế giới (năm 2020), các thành phố lớn khác là Ô-xa-ca, Na gôi-a...

- Mức sống của người dân đô thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, các đô thị đồng thời là các trung tâm kinh tế, văn hóa.

- Nhật Bản rất chú trọng đầu tư cho giáo dục. Hầu hết các nhà trường đều đề cao thái độ và giá trị đạo đức để hình thành nên nhân cách, tạo nên những thế hệ công dân có kiến thức, chuyên môn cao, có trách nhiệm trong cuộc sống và công việc.

- Nhật Bản có hệ thống y tế phát triển, 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế. Chi tiêu cho y tế của Nhật Bản chiếm khoảng 10% GDP và có xu hướng tăng.

- Nhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới với tỷ lệ người mù chữ thực tế bằng 0 và 72,5% số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vượt trội một số nước châu Âu.

B. Tư liệu về quốc gia có nền kinh tế phát triển (lựa chọn: Cộng hòa Nam Phi)

♦ Đặc điểm kinh tế

- Cộng hòa Nam Phi là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi, là quốc gia duy nhất ở châu Phi thuộc thành viên của G20 (năm 2020).

- Năm 2020, tổng sản phẩm GDP của Cộng hòa Nam Phi đạt 335.4 tỉ USD.

- Từ năm 2010 - 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Cộng hòa Nam Phi có nhiều biến động:

+ Năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của Cộng hòa Nam Phi đạt 3 %;

+ Tuy nhiên, đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 0.1 %

+ Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống, chỉ còn - 6.4%.

- Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), GDP bình quân đầu người năm 2020 của Nhật Bản là 39.890 USD.

- Trong cơ cấu kinh tế của Cộng hòa Nam Phi:

+ Dịch vụ là ngành đóng vai trò quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn nhất (năm 2020, ngành dịch vụ chiếm 64.6%).

+ Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (năm 2020, các ngành này chỉ chiếm 2,5%).

- Chỉ số HDI của Cộng hòa Nam Phi thuộc nhóm cao, đạt 0,727 năm 2020.

♦ Một số khía cạnh xã hội

- Quy mô dân số: là một trong sáu quốc gia đông dân nhất châu Phi. Năm 2020, dân số Cộng hòa Nam Phi đạt 59.3 triệu người.

- Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số: còn khá cao nhưng đang có xu hướng giảm, từ 1,6% năm 2010 xuống còn 1,2% năm 2020.

- Cơ cấu dân số:

+ Số dân nữ nhiều hơn nam. Năm 2020, tỉ lệ nữ chiếm 50,7% tổng số dân.

+ Cơ cấu dân số trẻ, nhóm tuổi từ 15 đến 64 tuổi có xu hướng tăng lên.

- Vấn đề đô thị hóa:

+ Tỉ lệ dân thành thị khá cao. Năm 2020, 67,4% dân cư sống ở các đô thị.

+ Tốc độ đô thị hoá của Cộng hòa Nam Phi vào loại nhanh nhất thế giới. Nhiều đô thị hình thành từ việc thu hút lao động đến làm việc ở các khu mỏ.

+ Có nhiều đô thị đông dân và hiện đại như: Kếp-tao, Đuốc-ban, Giô-han-ne-xbua,…

- Một số vấn đề xã hội đang tồn tại ở Cộng hòa Nam Phi cần giải quyết là: dịch bệnh (nhất là HIV/AIDS), tỉ lệ thất nghiệp cao, khoảng cách giàu nghèo lớn, tuổi thọ trung bình thấp, tạo nên sức ép lớn đối với việc thực hiện các mục tiêu về an sinh, xã hội.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 12 2017 lúc 13:53

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện số khách du lịch đến và chi tiêu của khách du lịch ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Tây Nam Á năm 2003

b) Tính mức chi tiêu bình quân mỗi lượt khách du lịch

Chi tiêu bình quân mỗỉ lượt khách du lịch

c) So sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch

- So với khu vực Đông Á, Tây Nam Á, số khách du lịch đến Đông Nam Á thấp nhất với 38468 nghìn lượt người. Nếu số khách đến Đông Nam Á là 100%, thì số khách đến Tây Nam Á là 107,6%, số khách đến Đông Á là 174,8%.

- Chi tiêu của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á chỉ cao hơn khu vực Tây Nam Á và thấp hơn nhiều so với khu vực Đông Á, điều này phản ánh trình độ phục vụ và các sản phẩm du lịch của khu vực Đông Nam Á còn thấp hơn nhiều so với khu vực Đông Á.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
8 tháng 8 2023 lúc 19:23

Tham khảo:
- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:

+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.

+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.

+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.

+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...

+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.

- Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,...

- Hoạt động hợp tác:

+ Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...

+ ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động....

- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
19 tháng 6 2017 lúc 16:49

Đáp án: B

Bình luận (0)
Moon
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
25 tháng 12 2021 lúc 8:38

Câu 1: A,C

Câu 3: D

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Hà
Xem chi tiết