Quan sát hình 4, em hãy xác định vị trí của huyện Củ Chi và các xã có địa đạo.
Quan sát lược đồ hình 1, em hãy xác định vị trí địa lí của Địa đạo Củ Chi.
Tham khảo:
- Vị trí địa đạo nằm sâu dưới lòng đất khoảng 3- 10m dài khoảng 250km. thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Một số công trình tiêu biểu như: Địa đạo Bến Dược (Căn cứ Quân khu Sài Gòn - Gia Định (Khu A), Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (Khu B) và Địa đạo Bến Đình (Căn cứ Huyện ủy Củ Chi).
- Địa đạo em yêu thích nhất là địa đạo Bến Đình gồm 3 tầng, từ đường chính tỏa ra các nhánh dài thông với nhau. Đường lên xuống các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật.
Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy xác định vị trí của Địa đạo Củ Chi trên lược đồ.
Tham khảo:
- Địa đạo được xây dựng ở huyện Củ Chi, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km về phía tây bắc.
- Địa đạo Củ Chi là một hệ thống đường hầm dài khoảng 250 km toả rộng như mạng nhện trong lòng đất. Hiện nay, di tích Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai địa điểm:
+ Địa đạo Bến Dược thuộc xã Phú Mỹ Hưng.
+ Địa đạo Bến Đình thuộc xã Nhuận Đức.
- Quan sát hình 1.2 và hình 14.1, em hãy xác định vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
- Khu vực Đông Nam Á nẳm ở phía đông nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí là cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtray-li-a. Đông Nam Á gồm hai phần: phần đất liền (bản đảo Trung Ấn) và phần hải đảo (quần đảo Mã Lai).
Đọc thông tin và quan sát từ hình 2 đến hình 4, em hãy mô tả một công trình trong Địa đạo Củ Chi mà em ấn tượng nhất.
Tham khảo
- Mô tả bệnh viện dã chiến: Bệnh viện dã chiến nằm ở tầng cuối cùng trong lòng địa đạo. Nơi đây có hầm giải phẫu, các cơ sở vật chất y tế phục vụ cuộc kháng chiến.
- Mô tả bếp Hoàng Cầm:
+ Bếp Hoàng Cầm là một loại bếp đặc biệt, mang tên người sáng tạo ra nó.
+ Điểm độc đáo của loại bếp này là làm hạn chế tối đa khói toà lên trên mặt đất khi nấu, không để đối phương phát hiện.
+ Bếp được sử dụng phổ biến trong địa đạo, nằm ở tầng trên cùng, cách mặt đất khoảng 3 m.
Đọc thông tin và quan sát hình 22.1, hãy:
- Xác định bốn đảo lớn của Nhật Bản trên bản đồ.
- Trình bày vị trí địa lí của Nhật Bản.
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
Tham khảo
Bốn đảo lớn của Nhật Bản: Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
Vị trí địa lí của Nhật Bản:
+ Nhật Bản là một quốc đảo, diện tích khoảng 378 nghìn km2, nằm phía đông châu Á, kéo dài từ 20°25’B - 45°33’B và từ 123°Đ - 154°Đ. Bao gồm 4 đảo lớn (Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu) và hàng nghìn đảo nhỏ, trải dài theo vòng cung dài khoảng 3800 km.
+ Nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động, gần Liên bang Nga và Trung Quốc là 2 nền kinh tế lớn trên thế giới.
+ Nằm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương” nên thường xuyên có động đất, sóng thần, núi lửa.
Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản:
+ Vị trí địa lí đã tạo thuận lợi cho Nhật Bản giao thương, mở rộng các mối liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển mạnh các ngành kinh tế biển.
+ Thường xuyên gặp thiên tai nên gây những khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của người dân.
Quan sát các hình 10, 11, 12 và đọc các câu chuyện, em hãy nêu cảm nghĩ về việc đào hầm và chống càn quét ở Địa đạo Củ Chi.
Tham khảo!
Cảm nghĩ: việc đào hầm và chống càn quét ở Địa đạo Củ Chi đã cho thấy: lòng yêu nước; tinh thần đoàn kết, dũng cảm, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm; đồng thời thể hiện lối đánh giặc rất mưu trí, đầy sáng tạo của quân dân Củ Chi nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
Mục đích đào hệ thống hầm ngầm trong địa đạo Củ Chi
Giúp mình nhanh lên đi đang gấp lắm
Quan sát lược đồ hình 2, em hãy xác định vị trí địa lí của Cố đô Huế.
Cố đô Huế thuộc địa phận thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy xác định vị trí địa lí của Thăng Long - Hà Nội trên lược đồ.
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy xác định vị trí địa lí của Quần thể di tích Cố đô Huế.
Tham khảo
gồm hệ thống các công trình kiến trúc liên quan đến triều Nguyễn, phân bố ở thành phố Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thuỷ và các huyện Phú Vang, Phú Lộc, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế