Thảo Phương
3. Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?a) - Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:- Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ bảo người ta mãi à? Hẳn trợn mắt, chỉ vào mặt cự- Tao không đến đây xin năm hào.Thấy hắn toan làm dữ, cụ dành dịu giọng:- Thôi, cầm l...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 lúc 2:19

a) - Tình huống giao tiếp ở đây là cuộc nói chuyện giữa Bá Kiến và Chí Phèo. Bá Kiến nghĩ rằng Chí đến nhà ăn vạ và đòi tiền nên cách nói chuyện đầy khinh miệt, mỉa mai Chí.

- Cách sử dụng từ ngữ mang tính ngôn ngữ đời thường, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.

- Cách xưng hô: Chí xưng “tao” với bá Kiến; Bá Kiến xưng “tôi – anh” với Chí. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của 2 nhân vật này cho thấy mối quan hệ chủ - tớ, cuộc đối thoại này cũng chính là lời Chí tự nói với bản thân mình, đó là lời ăn năn, giãi bày, thú tội, khao khát của Chí.

b) – Tình huống giao tiếp ở đây là cuộc đối thoại giữa thầy thơ và viên quản ngục khi nói về Huấn Cao. Quản ngục tỏ ra thán phục, ngưỡng mộ, và tiếc thương trước tài năng của Huấn Cao.

- Cách sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, kèm với từ ngữ biểu cảm.

- Cách xưng hô: Thầy thơ: không xưng, gọi quản ngục là “thầy”; Viên quản ngục: xưng “tôi” – dạ bẩm (2 lần). Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của 2 nhân vật này cho thấy đây là mối quan hệ (quan – lính), thể hiện sự cung kính.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 4 2017 lúc 13:55

a, Dế Mèn- nhân vật kể chuyện xưng “tôi”

- Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt: ban đầu là anh- chú mày, về sau là tôi - anh

- Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn: ban đầu là em – anh , về sau tôi - anh

Trong đoạn (1), hai nhân vật rất khác nhau, xưng hô hô vị thế kẻ mạnh, kiêu căng, hách dịch với kẻ yếu

- Đoạn (2) có sự thay đổi tình huống, vị thế giao tiếp. Dế Choắt - Dế mèn xưng hô bình đẳng như những người bạn

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 1 2019 lúc 7:18

- Cách xưng hô trong đoạn văn thứ nhất thể hiện rõ cách biệt về địa vị, hoàn cảnh giữa

+ Chị Dậu: người dân thấp cổ bé họng, thiếu sưu nên phải hạ mình, nhịn nhục: xưng hô cháu, nhà cháu – ông

+ Cai lệ, người nhà lí trưởng trái lại cậy quyền thế nên hống hách, xưng hô ông - thằng kia, mày

Cuối cùng khi bị o ép, dồn đến đường cùng chị Dậu chuyển sang xưng tôi - ông, rồi bà - mày

→ Cách xưng hô thể hiện sự “tức nước- vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 9 2019 lúc 9:54

- Từ “hoàng hôn” dùng trong biên bản vụ tai nạn giao thông không phù hợp, từ này thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Cụm từ “hết sức là” thường được dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Đây là văn bản nghị luận, dùng cụm từ này không phù hợp phong cách. Cần thay thế bằng từ “rất”, “vô cùng”

b, Trong lời thoại của Chí Phèo có nhiều từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Các từ ngữ “bẩm”, “cụ”, “con”

- Các thành ngữ: “trời tru đất diệt”, “thước đất cắm dùi”

- Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: “sinh ra”, “có dám nói gian”, “quả”, về làng về nước”, “chả làm gì nên ăn”

- Những từ ngữ và cách nói trên không thể sử dụng trong lá đơn đề nghị:

    + Đơn từ thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, câu văn trang trọng

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
7 tháng 12 2023 lúc 21:41

- Yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên xuất phát từ ngôn ngữ hành động của nhân vật Nghêu, Nghêu được biết đến là ông bói mù, với những câu nói hài hước, tếu táo. 

- Nghêu đến nhà Thị Hến để tán tỉnh nàng nhưng chưa kịp làm gì thì thấy Đề Hầu gõ cửa đến. Khi ấy lão sốt vó lo lắng, hoang mang, sợ hãi đã nhanh chóng để tìm chỗ trốn “Trốn chỗ nào khác chỉ cho min/ (Chớ) Ra cửa có thầy Đề đứng đó! Sợ bị phát hiện Nghêu đã chui xuống gầm phản nhà Hến. 

- Hành động của kẻ nhút nhát, sợ sệt. Nhưng rồi khi nghe Huyện Trìa nói về việc “Phàm tu hành mà đã xuất gia/ Có phá giới đánh đòn phát lạc” thì Nghêu đã chui từ gầm phản ra và thay đổi bộ mặt vui vẻ để lấy lòng, còn nịnh hót khen những lời của Huyện Trìa là đúng đắn khác hoàn toàn so với lúc đầu khi Đề Hầu đến, Nghêu đã lật mặt thay đổi cảm xúc tuy vẫn còn run sợ nhưng hắn lại ngon ngọt. Tác giả đã rất thành công trong việc dùng ngôn ngữ hành động để tạo tiếng cười.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 9 2019 lúc 11:22

Một số từ ngữ thường dùng để xưng hô trong tiếng Việt: tôi - chúng tôi; bạn - các bạn; nó - chúng nó (họ); ta - chúng ta; anh, bác, ông - các anh, các bác, các ông; tao - chúng tao; mày - chúng mày; anh ấy, chị ấy, …

- Tao - chúng tao, mày - chúng mày, anh ấy, chị ấy…

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 2:43

Yếu tố tạo ra tiếng cười:

- Nghêu là ông bói mù nhưng có thói đào hoa. Ông đến nhà tán tỉnh Thị Hến, rồi trốn vào dưới gầm phản khi Đề Hầu đến, lổm cổm bò ra khi nghe Huyện Trìa nói về người tu phá giới thì chỉ có đánh đòn phát lạc. Nếu với Đề Hầu, Nghêu hiện lên sự sợ hãi thì với quan huyện, tuy có sợ nhưng ông cố lấy lòng quan huyện.

- Khi cả 3 người chạm mặt nhau trong nhà Thị Hến, Nghêu, Đề Hầu và quan huyện đều bẽ mặt. Bởi vì mọi người đến nhà Thị đều có ý đồ xấu. Họ xấu hổ và bẽ mặt trước những người có tiếng trong huyện.

Bình luận (0)
Chanh bae
Xem chi tiết
Sad boy
2 tháng 8 2021 lúc 16:55

Tham khảo

a) Nhà chị Dế Mèn ở bụi tre. Tối nào chị dế cũng ngồi kéo đàn tren bãi cỏ trước nhà. Mấy bác đom đóm đi gác về rất muộn vẫn thấy chị dế say sưa kéo đàn. Một bác đom đóm liền dừng chân trên bãi cỏ và soi đèn cho chị dế biểu diễn bài “Tâm tình quê hương”.
b) Chiếc bảng đen là người bạn thân thiết của cả lớp. Bảng đen rất vui khi chúng em học giỏi. Bảng đen buồn khi chúng em đến lớp chưa thuộc bài. Hôm bạn Hải trực nhật lau vội khăn ướt, bảng đen rơm rớm nước mắt nhìn chúng em, trông thương quá!...
c) Châu Chấu nói với Giun Đất: “Trời nắng ráo chính là một ngày tuyệt đẹp!”. Giun Đất cãi lại: “Không! Trời mưa bụi và ẩm ướt mới là một ngày tuyệt đẹp!”. Chúng kéo nhau đi tìm đến Kiến Đen nhờ phân xử. Sau một ngày làm việc, Kiến Đen nói với chúng: “Hôm nay tôi đã làm được rất nhiều việc. Ngày tuyệt đẹp của tôi chính là hôm nay đó!”.

Bình luận (0)
21 Đỗ Thanh Long 8a6
Xem chi tiết
minh nguyệt
29 tháng 11 2021 lúc 20:25

-trợ từ:ngay(m trói ngay ck bà đi…)

_thán từ:này;vâng;à;chứ;

-tình thái từ:lật đật;tỉnh táo;uể oải;run rẩy (trạng thài của con người)

Bình luận (0)