8. Nêu cảm nhận của em về nhân vật chàng trai trong bài Hôm qua tát nước đầu đình.
Nêu cảm nhận của em về nhân vật chàng trai trong bài Hôm qua tát nước đầu đình.
Qua bài Hôm qua tát nước đầu đình, em thấy rằng nhân vật chàng trai có cách tiếp cận và làm quen cô gái nhanh chóng nhưng cách bộc lộ, bày tỏ tình cảm của anh chàng vẫn hết sức tế nhị và kín đáo. Chàng trai là người vừa tinh tế, hài hước hết sức chân thành với tình yêu, lại vừa chất phác như con người Việt Nam ta bao đời nay.
Tìm đọc một số bài ca dao có mô típ “Hôm qua”, từ đó, nhận xét điểm giống và khác nhau giữa bài Hôm qua tát nước đầu đình với những bài ca dao đó.
- Bài ca dao có mô típ “Hôm qua”:
Hôm qua anh đến chơi nhà,
Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường.
Thấy em nằm đất anh thương,
Anh ra Kẻ Chợ đóng giường tám tháng.
- Giống nhau: từ “hôm qua” thực chất cũng là khoảng thời gian phiếm chỉ, nói đến sự việc trong quá khứ gần, có liên hệ tới hiện tại. Bởi vậy, mô típ của những bài ca dao này hầu như đều lột tả tâm tư, tình cảm nào đó của nhân vật trữ tình lúc hiện tại.
- Khác nhau: nội dung đi sau cụm từ hôm qua có thể khác nhau về không gian, tính chất, sự việc của nhân vật trữ tình muốn thổ lộ.
Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) nói lên điều em thích nhất (về nội dung hoặc nghệ thuật ) ở bài Hôm qua tát nước đầu đình.
Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình” nói về tâm tư tình cảm của chàng trai muốn được thổ lộ và tỏ tình với cô gái mình thương. Đây thật sự là một tình yêu lứa đôi đầy trong sáng và nhẹ nhàng, cho thấy sự ngại ngùi nhưng rất đỗi đáng yêu của chàng trai và cô gái trong chuyện tình cảm. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là một chàng trai, anh ta muốn tỏ tình với cô gái trong làng mà anh ta để ý, vì vậy anh ta đã tìm ra bối cảnh để dãi bày cái tâm sự ấy. Cái hay của ca dao là việc sử dụng các hình ảnh tưởng chừng như không liên quan để thể hiện tình cảm của mình. Đó cũng chính là cách để ướm lòng hay thử lòng tình cảm của các cô gái mà các chàng trai thường sử dụng. Với bài ca dao Hôm qua tát nước đầu đình ta cảm nhận được tình cảm và cũng chính có thể là sự trêu đùa của chàng trai dành cho cô gái. Và nó cũng có thể là bài ca để thổ lộ tình cảm của chàng trai. Bài thơ chính là nét đẹp của tình yêu đôi lứa đầy lãng mạn sâu sắc.
9. Tìm đọc một số bài ca dao có mô típ "Hôm qua”, từ đó, nhận xét điểm giống và khác nhau giữa bài Hôm qua tát nước đầu đình với những bài ca dao đó
Giống nhau: Từ “hôm qua” thực chất cũng là khoảng thời gian phiếm chỉ, nói đến sự việc trong quá khứ gần, có liên hệ tới hiện tại. Bởi vậy, mô típ của những bài ca dao này hầu như đều lột tả tâm tư, tình cảm nào đó của nhân vật trữ tình lúc hiện tại. Khác nhau: nội dung đi sau cụm từ hôm qua có thể khác nhau về không gian, tính chất, sự việc của nhân vật trữ tình muốn thổ lộ
10. Viết một đoạn văn (khoảng 10 — 12 dòng) nói lên điều em thích nhất (về năm dung hoặc nghệ thuật) ở bài Hôm qua tát nước đầu đình.
Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình” nói về tâm tư tình cảm của chàng trai muốn được thổ lộ và tỏ tình với cô gái mình thương. Đây thật sự là một tình yêu lứa đôi đầy trong sáng và nhẹ nhàng, cho thấy sự ngại ngùng nhưng rất đỗi đáng yêu của chàng trai và cô gái trong chuyện tình cảm. Chàng trai vì muốn tìm cách để tiếp cận với cô gái một cách nhanh chóng nhưng vẫn phải thật tự nhiên và vui vẻ, nên chàng đã tìm ra một lí do nghe qua hết sức hài hước và dí dỏm đó là bỏ quên áo trên cành sen. Trong hai câu tiếp theo, cho thấy sự táo bạo của chàng trai trong việc thổ lộ tình cảm của mình bằng việc xin lại chiếc áo bị bỏ quên. Táo bạo nhưng vẫn thể hiện sự lịch sự, tôn trọng. Tuy là lời tỏ tình nhưng vô cùng kín đáo, vẫn mượn chiếc áo, chàng trai nói những lời ý chỉ về tình cảm của mình và mong muốn có thể kết duyên cùng cô gái, chàng trai đã viện cớ rằng áo bị sứt chỉ, mẹ già chưa thể khâu mà anh ta cũng chưa có vợ nên chiếc áo đã bị rách trong tình trạng như vậy rất lâu rồi. Và nếu cô gái chịu khâu áo giúp mình thì chàng trai sẽ dốc lòng báo đáp công lao ấy. Qua bài ca dao, chúng ta thấy được một tình cảm vô cùng trong sáng và tha thiết của con người làng quê Việt Nam được thể hiện qua những hình ảnh vô cùng gần gũi và giản dị, gắn liền với mỗi chúng ta.
NÊU CẢM NHẬN CỦA EM VỀ NHÂN VẬT LƯỢM QUA 5 KHỔ THƠ ĐẦU CỦA BÀI "LƯỢM"
Năm khổ thơ bài “Lượm”
Năm khổ thơ trên trong bài thơ “Lượm” của tác giả Tố Hữu đã cho em cảm nhận được sự hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng của chú bé Lượm trong lần đầu tiên gặp tác giả.Đó là cuộc gặp gỡ tại phố Hàng Bè ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong cuộc kháng chiến chống Pháp.Nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng nghệ thuật hoán dụ “Ngày Huế đổ máu” để miêu tả rằng lúc này đang có cuộc kháng chiến chống Pháp rất oanh liệt.Trong bối cảnh đó nhà thơ đã tình cờ gặp chú bé Lượm.Khổ thơ: “Chú bé loắt choắt…..Cái đầu nghênh nghênh”,tác giả đã sử dụng từ láy giàu hình ảnh “nghênh nghênh”.Hai câu thơ “Như con chim chích/Nhảy trên đường vàng”cho em hình dung ra được rằng Lượm có một dáng vẻ nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, tinh nghịch.Khổ thơ: “Cháu đi liên lạc….Thích hơn ở nhà”, tác giả đã cho em thấy tính cách ngây thơ,sự yêu thích, gắn bó công việc của cậu bé.Hai câu thơ : “Cháu cười híp mí/Má đỏ bồ quân”cho em thấy vẻ rạng rỡ, tươi tắn, đáng yêu của chú bé Lượm khi đi liên lạc.Qua đó, em thấy được rằng tác giả có một tình cảm rất đặc biệt với chú bé liên lạc và nhỏ tuổi.Bằng ngòi bút miêu tả tài năng và tình cảm chân thành, tác giả đã cho em cảm thấy yêu mến và cảm phục chú bé Lượm bởi sự hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của cậu bé.
Khổ thơ thứ ba bài “Đêm nay……”
Đoạn thơ trên là khổ thơ thứ ba trong bài thơ “Đêm nay….”của tác giả Minh Huệ, khổ thơ đã cho em cảm nhận được tình cảm chân thành,thương yêu, kính phục của anh đội viên dành cho Bác.Khổ thơ đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật thành công,trong đó câu thơ “Càng nhìn lại càng thương”,tác giả đã sử dụng quan hệ từ biểu lộ ý tăng tiến “càng…càng” kết hợp với từ “thương” đã nhấn mạnh được tình cảm của anh đội viên dành cho Bác.Đó không đơn thuần là tình cảm của nhân dân đối với vị lãnh tụ mà gần gũi, thân thiết, ấm áp, gắn bó như tình cảm của con dành cho cha.Hai câu thơ “Người cha mái tóc bạc/Đốt lửa cho anh nằm”,qua hình ảnh ẩn dụ “người cha” tác giả đã cho em thấy tình cảm của Bác Hồ đối với nhân dân ta, Bác như một người cha đốt lửa, sưởi ấm cho các con ngủ ngon giấc trong một đêm lạnh giá.Bằng ngòi bút miêu tả tài năng và ngôn ngữ giàu cảm xúc,tác giả đã cho em cảm nhận được tình cảm yêu mến,kính trọng,tự hào của anh đội viên dành cho Bác Hồ kính yêu.
viết đoạn văn 8-10 câu :
a, cảm nhận về nhân vật Dế Mèn trong văn bản "bài học đường đời đầu tiên"của Tô Hoài.
b, cảm nhận về nhân vật Dế Choắt trong văn bản "bài học đường đời đầu tên"của Tô Hoài.
c, cảm nhận về cảnh thiên nhiên sông nước Cà Mau qua đoạn trích "sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi.
qua lời bày tỏ của nhân vật trữ tình em hãy nêu cảm nhận của em về tình cảm trong bài thơ
Bài Hôm qua tát nước đầu đình thuộc chủ đề nào?
A. Quê hương, đất nước
B. Lao động sản xuất
C. Tình cảm gia đình
D. Tình yêu đôi lứa