Quan sát Hình 9.4, hãy trình bày hình thức trao đổi khí ở cá.
Quan sát Hình 9.5, hãy trình bày hình thức trao đổi khí ở người.
Tham khảo:
Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
- Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào tế bào của CO2 từ tế bào vào máu
Quan sát Hình 9.7, hãy trình bày hình thức trao đổi khí ở chim.
Tham khảo:
Chim trao đổi khí bằng phổi và hệ thống túi khí. Túi khí là các khoang rỗng chưa khí. Phổi cấu tạo bởi ống khí có mao mạch bao quanh, hệ thống ống khí thông với hệ thống túi khí. Chim hít vào và thở ra đều lấy được O2 nên có hiệu suất hô hấp cao.
Quan sát Hình 9.3, hãy trình bày hình thức trao đổi khí ở côn trùng.
Tham khảo:
Ở côn trùng: có hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống phân nhánh nhỏ dần, các ống nhỏ tiếp xúc với tế bào của cơ thể. Hệ thống ống khí thông ra bên ngoài nhờ các lỗ thở.
Khí O2 từ bên ngoài đi qua các lỗ thở vào ống khí lớn, đi theo các ống khí nhỏ dần và cuối cùng đi đến các tế bào nằm sâu bên trong cơ thể; còn khí CO2 từ tế bào trong cơ thể đi qua ống khí nhỏ sang ống khí lớn dần và đi qua lỗ thở ra ngoài.
Quan sát Hình 9.2, hãy trình bày hình thức trao đổi khí ở giun đất
Tham khảo:
Sự trao đổi khí với môi trường sống ở thủy tức và giun đất được thực hiện qua bề mặt cơ thể: Khí O2 từ môi trường khuếch tán trực tiếp qua lớp biểu bì bao quanh cơ thể vào bên trong, khí CO2 từ bên trong cơ thể khuếch tán trực tiếp qua lớp biểu bì bao quanh cơ thể ra bên ngoài.
Quan sát hình 17.1 và 17.2, hãy mô tả quá trình trao đổi khí ở giun đất và côn trùng.
Quá trình trao đổi ở giun đất:
- Bề mặt trao đổi khí: bề mặt cơ thể.
- Đặc điểm của bề mặt hô hấp:
+ Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng.
+ Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
- Cơ chế trao đổi khí: khí O2 và CO2 khuếch tán qua bề mặt cơ thể
Quá trình trao đổi khí ở côn trùng:
- Bề mặt trao đổi khí: ống khí.
- Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí: hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí phân nhánh nhỏ dần và tiếp xúc trực tiếp với tế bào. Hệ thống ống khí thông ra bên ngoài nhờ các lỗ thở.
- Cơ chế trao đổi khí: Khí O2 từ môi trường ngoài vào tế bào, CO2 ra môi trường ngoài thông qua hệ thống ống khí.
- Hoạt động thông khí: sự thông khí được thực hiện nhờ sự co giãn của phần bụng.
Quan sát hình 23.5, cho biết cơ quan trao đổi khí ở cá, châu chấu, ếch và chim.
Cá: mang
Ếch: bề mặt da
Châu chấu: ống khí
chim: phổi
Quan sát Hình 28.2, cho biết tên cơ quan trao đổi khí ở giun đất, cá, châu chấu và mèo.
Cơ quan trao đổi khí của:
- Giun đất: Qua da
- Châu chấu: Qua hệ thống ống khí
- Cá: Qua mang
- Mèo: Qua phổi.
Quan sát Hình 27.4, hãy cho biết các đại diện: giun đất, ruồi, cá, chó trao đổi khí qua các cơ quan nào.
a- qua da
b- qua hệ thống ống khí
c- qua mang
d- qua phổi
Đọc thông tin và quan sát hình 3 trong mục 3, hãy trình bày vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu.
Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu:
- Biểu hiện của biến đổi khí hậu: ảnh hưởng liên tiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng bất thường ở Bắc Âu, cháy rừng ở Nam Âu, mưa lũ ở Tây và Trung Âu).
- Biện pháp ứng phó:
+ Trồng và bảo vệ rừng.
+ Hạn chế tối đa việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
+ Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường (mặt trời, gió, sóng biển, thủy triều).