Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Điệp cấu trúc “tôi yêu em”: thể hiện chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em.

- Hai dòng thơ kết: lời giã biệt cho mối tình không thành nhưng vẫn tràn ngập yêu thương, không một chút hận thù mà chứa chan lời cầu mong đầy tính nhân văn.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Thi sĩ Xuân Diệu yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp đến mãnh liệt nhưng bên trong những vần thơ của ông vẫn gây cho người đọc một cảm giác chênh vênh, hụt hẫng. Điều đó, được thể hiện rất sâu sắc qua biện pháp điệp từ trong bài thơ “Vội vàng” :

“Ta muốn ôm

 Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

 Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

 Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

 Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều…”

Biện pháp tu từ điệp từ cách quãng “Ta muốn” tạo nên cấu trúc câu đều đặn, hối hả như đang thúc giục mọi người hãy yêu quý tuổi trẻ, thanh xuân của mình, hãy làm những điều mình muốn mà chỉ có thể tuổi trẻ mới làm được, đầu tiên đó là yêu thiên nhiên. Tất cả đều thể hiện sự gấp gáp, cuống quýt, vồ vập. Xuân Diệu muốn ôm giữ lấy những vẻ đẹp non tươi của cuộc sống đang diễn ra: sự sống bắt đầu mơn mởn, mây đưa, gió lượn,…để nó khỏi trôi đi nhưng dù ôm chặt mà vẫn không thể giữ được trọn vẹn. 

Thảo Phương
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
27 tháng 8 2023 lúc 20:14

Sóng là một hình tượng động, bất biến chính vì vậy mà sóng được các nhà thơ chọn làm thi liệu để biểu tượng cho tình yêu. Xuân Quỳnh đã mượn sóng để biểu tượng cho những cung bậc tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu với thật nhiều những khát khao và biến động.

Trong khổ thơ:

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Nhìn thấy sóng, “em nghĩ về anh, em”. Bằng biện pháp lặp cấu trúc “em nghĩ về” đã càng nhấn mạnh nỗi suy tư của tác giả. Đúng là một tâm hồn đang khao khát tình yêu đẹp đẽ. Bởi đứng trước sự bao la của thiên nhiên, sóng bể, tác giả không nghĩ tới bản thân, gia đình mà nghĩ ngay tới “anh”. Và đến khi gặp sóng, nhìn thấy sóng dạt dào và dịu êm, em thấy như lòng mình. “Em”, “anh” và “sóng” có một sợi dây liên kết. Bởi hình ảnh sóng là nỗi lòng của tác giả, là của nhân vật trữ tình em, của người con gái đang yêu.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 9 2023 lúc 7:34

Tham khảo!

- Những dòng thơ có cấu trúc giống nhau: Vì +…..

+ Vì lòng yêu Tổ Quốc

+ Vì xóm làng thân thuộc

+ Vì bà

+ Vì tiếng gà cục tác

Thảo Phương
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
12 tháng 7 2023 lúc 11:47

Những câu thơ sử dụng điệp từ: 

"Chết ba năm hình còn treo đó

Chết thành sông, vục nước uống mát lòng…

Chết thành hồn, chung một mái, song song."

 

"Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng

Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già"

 

"Vừa đi vừa ngoảnh lại

Vừa đi vừa ngoái trông"

Tác dụng: 

- Cho thấy tình cảm sâu đậm giữa chàng trai và cô gái. Trong giờ phút chia ly cả hai đều mang sự quyến luyến không rời. 

- Phần điệp khúc cũng là lời hứa hẹn chàng trai cô gái sẽ giữ chọn tình yêu của mình cho đối phương không bao giờ thay đổi.

- Gây ấn tượng mạnh với người đọc

Thảo Phương
Xem chi tiết
Đinh Trí Gia BInhf
27 tháng 8 2023 lúc 23:08

Tham khảo:
Tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ là: Nếu ở khổ 1 khổ 2 là những câu hỏi tu từ mang sự bí ẩn, gây tò mò một chút trách móc những kết lại bài thơ bằng câu thơ cuối là câu hỏi tu từ bộc lộ rõ sự thất vọng khi tình yêu không trọn vẹn. Đồng thời làm cho bài thơ thêm chặt chẽ, sinh động và hấp dẫn hơn.
 

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Cụm từ “tôi yêu em” trở thành điệp khúc trong bài thơ.

- Tác dụng:

+ Thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối. Tác giả muốn bộc bạch cho hết sự chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em, tình yêu ấy không bao giờ lụi tắt mặc dù vì người yêu tác giả sẵn sàng rút lui.

+ Làm tăng sức biểu đạt cho bài thơ.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
19 tháng 7 2023 lúc 23:58

Tham khảo!!!

a) Lặp cấu trúc “…là của chúng ta”, “những…”

Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, âm hưởng hào hùng, giọng điệu hùng biện; tạo sự xuất hiện liên tiếp của hình ảnh, mở ra bức tranh toàn cảnh một giang sơn giàu đẹp, khẳng định mạnh mẽ quyền làm chủ và bộc lộ mãnh liệt niềm tự hào của tác giả.

b) Lặp cấu trúc “mùa xuân”

Tác dụng: nhấn mạnh ý, vừa tạo cho câu văn, đoạn văn giàu âm điệu, giọng văn trở nêm tha thiết, gợi cảm, thể hiện rõ tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội của tác giả.

c) Lặp cấu trúc “nếu là…tôi sẽ là…”

Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ, nhấn mạnh mong ước chân thành của con người với khát khao hiến dâng, đồng thời bộc lộ tình cảm chân thành, tha thiết, khát khao cống hiến của tác giả.

d) Lặp cấu trúc “…vì ông”

Tác dụng: giọng văn trở nên đanh thép, hùng hồn tuyên bố và nhấn mạnh những việc làm sai trái, tội ác của “ông” gây ra.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

a) Lặp cấu trúc “…là của chúng ta”, “những…”

Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, âm hưởng hào hùng, giọng điệu hùng biện; tạo sự xuất hiện liên tiếp của hình ảnh, mở ra bức tranh toàn cảnh một giang sơn giàu đẹp, khẳng định mạnh mẽ quyền làm chủ và bộc lộ mãnh liệt niềm tự hào của tác giả.

b) Lặp cấu trúc “mùa xuân”

Tác dụng: nhấn mạnh ý, vừa tạo cho câu văn, đoạn văn giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, gợi cảm, thể hiện rõ tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội của tác giả.

c) Lặp cấu trúc “nếu là…tôi sẽ là…”

Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ, nhấn mạnh mong ước chân thành của con người với khát khao hiến dâng, đồng thời bộc lộ tình cảm chân thành, tha thiết, khát khao cống hiến của tác giả.

d) Lặp cấu trúc “…vì ông”

Tác dụng: giọng văn trở nên đanh thép, hùng hồn tuyên bố và nhấn mạnh những việc làm sai trái, tội ác của “ông” gây ra.