Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyễn mai phương
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Linh
Xem chi tiết
nguyễn mai phương
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
31 tháng 7 2023 lúc 9:29

Một số ý:

- Thói ăn chơi đua đòi là một hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện nay, đặc biệt ở giới trẻ.

+ Thể hiện sự ham muốn của một số người trong xã hội muốn thể hiện sự giàu có, thành công và quyền lực qua việc tham gia vào những hoạt động không lành mạnh.

+ Họ thường xuyên tụ tập ở những quán bar, nhà hàng sang trọng, hay các sự kiện thể thao cao cấp để "thể hiện đẳng cấp" của mình.

- Tác hại:

+ Thói ăn chơi đua đòi không chỉ gây lãng phí tài chính mà còn tạo ra một môi trường xã hội không lành mạnh, tạo áp lực cho chính cha mẹ và chính bản thân mình.

+ Tạo cho chính mỗi người sự không có chí tiến thủ, sống vô nghĩa.

+ ....

- Biện pháp:

+ Cần có sự thay đổi trong ý thức và giáo dục của cả cá nhân và xã hội.

+ Mỗi người phải nhận thức rõ về giá trị thực sự của tiền bạc và sự hạnh phúc không phụ thuộc vào việc sở hữu những thứ xa xỉ, qua hành động ăn chơi đua đòi.

+ Thầy cô, cha mẹ cần giáo dục về tài chính và giá trị cuộc sống.

- Liên hệ bản thân: mình có ăn chơi đua đòi không, mình cần làm gì hiện tại để không có thói ăn chơi đua đòi?

- Tổng kết: 

+ Khép lại, thói ăn chơi đua đòi là một vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện nay. Ai ai cũng cần có ý thức trách nhiệm sống và làm việc cố gắng, có nghĩa tạo cho bản thân thói quen tốt!

baohan
Xem chi tiết
minh nguyet
23 tháng 12 2020 lúc 22:24

Tham khảo:

Từng có câu: "ngọc không mài không sáng, người không học không hiểu lí lẽ", việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững trên đường đời. Bởi thế mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn đấu rèn luyện thật tốt. Ấy vậy mà, trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến cá nhân học sinh mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững và ổn định của đất nước, của xã hội.Cá nhân học sinh: lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu…Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ.Có nhiều học sinh bỏ bê học hành và lao vào các tệ nạn xã hội.Để chấm dứt tình trạng này hs phải có trách nhiệm trong học tập , nhà trường phải đổi mới phương pháp dạy , gia đình phải có cái nhìn thoáng hơn .Điều quan trọng nhất là ý thức của mỗi người, cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất.

Tuân Dương
Xem chi tiết
vubaoviet
Xem chi tiết
Art Art
20 tháng 5 2021 lúc 21:25

Trong cuộc sống hàng ngày, ở bất kì ai, bất kì đâu, ta cũng bắt gặp những con người lười biếng: Người thì lười ăn, lười nói chuyện, lười đánh răng rửa mặt, lười tắm, có người lười đọc sách, lười suy nghĩ,... nhưng căn bệnh phổ biến nhất là lười làm việc, lười học ở giới trẻ hiện nay. Nhìn chung, bệnh lười tồn tại ở nhiều dạng, hình thái khác nhau và dần dần ngấm vào con người, trở thành một căn bệnh vô cùng nguy hại, bào mòn nhân cách của mỗi chúng ta. Lười ăn, lười tập thể thao, lười rèn luyện, vận động sẽ khiến ta trở nên suy nhược về thể chất, người trở nên ì ạch gây ra nhiều loại bệnh tật. Lười lao động, lười làm việc sẽ khiến ta không có cái ăn, cái mặc... Lười học, lười đọc sách, lười trau dồi tri thức sẽ khiến đầu óc tăm tối, trở nên ngu muội, không theo kịp xã hội. Căn bệnh này nếu không được "điều trị" một cách đúng đắn, sẽ trở thành thói xấu khó bỏ. Vậy nên, mỗi chúng ta khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, cần rèn luyện cho mình tác phong, nề nếp, kỉ luật tốt, luôn chăm chỉ, cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ vươn tới những điều tốt đẹp để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân có ích cho gia đình, xã hội, bởi "Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng

Thu Hằng
20 tháng 5 2021 lúc 21:42

hiện nay(trạng ngữ chỉ thời gian), việc lười học là một vấn đề đáng lo ngại của các bạn trẻ đối với các phụ huynh.Lười học có rất nhiều nguyên nhân . Chiếc điện thoại di động là một trong số nguyên nhân đáng bàn.Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian vào để chơi trò chơi trực tuyến ,nghe nhạc ,xem phim,(trạng ngữ chỉ nguyên nhân)..không còn hứng thú với những trò chơi ngoài trời,những cuốn sách hay các phong trào hoạt động,...còn có những người bạn có thể ngồi tán gẫu với bạn bè cả ngày(trạng ngữ chỉ nguyên nhân) mà không để dành chút thời gian để tâm sự .nói chuyện với cha mẹ.Điều đó là một vấn đề khiến trẻ lười học mà xã hội ta đang chú ý .Vậy nên ta cần biết sử dụng điện thoại một cách hợp lí để thuận tiện cho cả việc học(trạng ngữ chỉ mục đích).

 

 

vy Thái thảo
20 tháng 5 2021 lúc 22:40

làm theo bố cục đoạn văn :
-giới thiệu vấn đề + giải thích
-giải quyết vấn đề :
+nêu biểu hiện 
+phân tích nguyên nhân 
+hậu quả- tác hại 
+giải pháp 
-rút ra bài học ( liên hệ bản thân )
AD vào đoạn văn : 
- giới thiệu vấn đề :
Xoay quanh học sinh chúng ta có những vấn đề , trong đó vấn đề được quan tâm là hiện trượng lười học của học sinh .
-giải thích:
Lười học là lười suy nghĩ , không quan tâm đến việc học , chỉ biết chép mà không động não . Lười tiếp thu , ko tập trung nghe giảng từ trường , lớp.
-biểu hiện :
Lười học là một cách học không tốt với học sinh , làm cho ta bị rỗng kiến thức , không có mục tiêu . lười trong cách suy nghĩ,....
-nguyên nhân 
+có nhiều nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng lười học . sức ép từ gia đình  thầy cô....
+phương pháp dạy học chưa có sự sáng tạo , gây chán nản , học sinh không có hứng thú với việc học , kiến thức ngày 1 khó hơn
+ học sinh không có lịch trình cụ thể , chưa biết sắp xếp thời gian khoa học ..
-Hậu quả- tác hại 
+ Lười học gây nên nhiều tác hại xấu đến chúng ta 
+ không có kiến thức trong tay -> khó có thể mà vẫn dụng vào cuộc sống .
+Học sinh trở nên sút dần trong học tập ...
- Giải pháp :
+ gia đình giảm áp lực cho học sinh , sắp xếp thời gian chơi và học hợp lí 
+ nhà trường cũng phối hợp tạo nên những bài giảng hay gây hấp dẫn cho học sinh đối với việc học .
+ đặt ra mục tiêu học tập .
- bài học 
vì vậy là học sinh , mỗi chúng ta cần rèn luyện tránh hiện tượng lười học để có thể hoàn thiện bản thân và đạt được điều ta mong muốn 
* Kiến thức tiếng việt : tự áp dụng ( chép ko giải quyết vấn đề gì đâu , lúc thi chẳng có ai nhắc , giúp đỡ đâu ) 

Xem chi tiết
NeverGiveUp
14 tháng 1 lúc 8:54

 

Thói quen lười biếng trong học tập không chỉ là một thách thức cá nhân mà còn là một vấn đề đáng lo ngại đối với học sinh hiện nay. Hậu quả của thói quen này không chỉ làm suy giảm hiệu suất học tập mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Đầu tiên, việc lười biếng khiến cho họ thiếu lòng tự giác và sự trách nhiệm với việc học. Thay vì chủ động tìm kiếm kiến thức mới và nâng cao kỹ năng, họ thường lạc quan vào con đường thuận lợi và thoải mái.

 

Thói quen lười biếng còn tác động tiêu cực đến tinh thần và tâm lý của học sinh. Những người này thường trải qua tình trạng căng thẳng và lo lắng khi đối mặt với những bài kiểm tra và deadline. Tình trạng này không chỉ làm giảm động lực mà còn ảnh hưởng xấu đến tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của họ.

Hậu quả của thói quen lười biếng không chỉ giới hạn trong thời kỳ học sinh mà còn kéo dài đến tương lai nghề nghiệp. Những người có thói quen này thường khó có thể tự lập, tự quản lý công việc và gặp khó khăn khi đối mặt với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đồng thời, sự thiếu kiên thức và kỹ năng cần thiết cũng là những thách thức lớn khi họ bước vào thế giới công việc.

 

Do đó, để xây dựng một tương lai tích cực, học sinh cần phải nhận thức về hậu quả tiêu cực của thói quen lười biếng và hành động để khắc phục. Tự chủ, đặt mục tiêu cụ thể, và xây dựng lịch trình học tập có thể là những bước khởi đầu để vượt qua thói quen lười biếng, từ đó giúp họ phát triển toàn diện và tự tin hơn trong cuộc sống.

BÍCH THẢO
14 tháng 1 lúc 17:13

Thói quen lười biếng đối với học sinh hiện nay có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Trước tiên, nó ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của chúng ta. Khi chúng ta lười biếng và không chịu cố gắng, kết quả là chúng ta không thể hoàn thành bài tập, làm bài kiểm tra hoặc hiểu bài giảng một cách tốt nhất. Điều này có thể dẫn đến việc điểm số kém, thiếu kiến thức và cảm giác tự ti. Hơn nữa, thói quen lười biếng cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cá nhân của chúng ta. Khi chúng ta không có đủ động lực hoặc ý chí để hoàn thành các nhiệm vụ học tập, chúng ta không học cách vượt qua khó khăn, không rèn luyện sự kiên nhẫn và không phát triển kỹ năng tự quản lý thời gian. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thành công của chúng ta trong tương lai và khó khăn trong việc đạt được mục tiêu cá nhân. Một hậu quả khác của thói quen lười biếng là sự thiếu trách nhiệm và đạo đức. Khi chúng ta không chịu cố gắng và làm việc chăm chỉ, chúng ta không thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao và không đáp ứng được các kỳ vọng của người khác. Điều này có thể dẫn đến sự mất lòng tin, mất động lực và thậm chí là sự mất mát mối quan hệ xã hội. Cuối cùng, thói quen lười biếng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Khi chúng ta không hoạt động đủ và không duy trì một chế độ sống lành mạnh, chúng ta có thể gặp các vấn đề về sức khỏe như béo phì, yếu đuối và căng thẳng. Điều này có thể làm giảm khả năng tập trung và gây rối cho quá trình học tập.Tóm lại, thói quen lười biếng đối với học sinh hiện nay có nhiều hậu quả tiêu cực. Nó ảnh hưởng đến hiệu suất học tập, sự phát triển cá nhân, trách nhiệm và đạo đức, cũng như sức khỏe. Chúng ta cần nhận thức về các hậu quả này và cố gắng vượt qua thói quen lười biếng để đạt được thành công và sự phát triển bản thân.

♥ Dora Tora ♥
Xem chi tiết
Lili
Xem chi tiết