Quan sát từ hình 5 đến hình 11, chỉ và nói tên các dạng địa hình trên Trái Đất.
Chỉ trên hình và nói với bạn:
- Tên các dạng địa hình trên Trái Đất.
- Tên gọi của những vùng có nước trên mặt đất
- Tên các dạng địa hình trên Trái Đất: đại dương, biển, suối, sông, đồng bằng, hồ, đồi, cao nguyên.
- Tên gọi của những vùng có nước trên mặt đất: đại dương, biển, sông, suối, hồ.
Chỉ và nói tên các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất trong sơ đồ dưới đây.
Các dạng địa hình:
- Đại dương
- Núi
- Suối
- Biển
- Sông
- Đồng bằng
- Hồ
- Đồi
- Cao nguyên.
Quan sát Hình 20.4:
a) Đường sức từ của Trái Đất có những điểm nào giống với đường sức từ của một nam châm thẳng?
b) Hãy chỉ rõ các cực địa từ và cực địa lí trên Hình 20.4. Nhận xét chúng có trùng nhau không?
a) Đường sức từ của Trái Đất có điểm giống với đường sức từ của nam châm thẳng là đều có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam
b) Hình 20.4 cho thấy:
- Cực Bắc địa từ và cực Nam địa từ nằm trên trục từ của Trái Đất
- Cực Bắc địa lí và cực Nam địa lí nằm trên trục quay của Trái Đất.
- Trục từ và trục quay của Trái Đất không trùng nhau.
Quan sát quả địa cầu và ảnh Trái Đất chụp từ vệ tinh, em thấy Trái Đất có hình dạng như thế nào?
Hình 21.2 SBT mô tả tính chất từ của Trái Đất. Các từ cực và các cực địa lí của Trái Đất có trùng nhau không? Điền tên từ cực của Trái Đất nằm gần cực Bắc địa lí trên hình vẽ. Thật ra la bàn có chỉ đúng cực Bắc địa lí không?
Các từ cực của Trái Đất không trùng với các cực địa lí. Từ cực nằm gần cực Bắc địa lí là từ cực Nam. (xem hình 21.3).
Quan sát từ hình 3 đến hình 6, chỉ và nói tên các đới khí hậu. Từng đới khí hậu có đặc điểm gì?
Đới nóng: Nhiệt độ quanh năm thường cao, tập trung đông dân cư, giới hạn từ chí tuyến Bắc -> chí tuyến Nam,...
Đới ôn hoà: Có 2 đới ôn hoà, xuất phát từ vòng cực Bắc -> chí Tuyến Bắc và từ vòng cực Nam -> chí tuyến Nam, biên độ nhiệt trong năm thường lớn (mùa nóng cực, mùa lạnh cực), trồng nhiều loại nông sản theo mùa theo vụ,...
Đới lạnh: Có 2 đới lạnh, xuất phát từ vòng cực Bắc -> Cực Bắc, vòng cực Nam -> cực Nam, khí hậu lạnh khắc nghiệt quanh năm, rất ít dân cư sinh sống,...
- Quan sát hình 20.3, nêu tên và giải thích sự hình thành các loại gió chính trên Trái Đất?
- Do lượng nhiệt các nơi trên Trái Đất nhận được không như nhau trên khí áp của các nơi có sự chênh lệch, nơi khí áp cao, nơi khí áp thấp. Sự chênh lệch khí áp gây ra hiện tượng di chuyển của các khối khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.
- Ở vùng Xích đạo nhận được nhiều nhiệt độ do ánh sáng của mặt trời luôn có góc chiếu lớn, nhiệt độ luôn luôn cao làm cho vùng này có áp thấp. Không khí nóng nở ra, bốc lên và tỏa ra hai bên Xích đạo, sau đó lạnh dần, giáng xuống khoảng các vĩ độ 30 - 35o của cả hai bán cầu tạo thành khu áp cao, từ đó gió thổi về bổ sung không khí cho vùng Xích đạo. Các luồng gió này thổi đều đặn quanh năm nên gió có tên Tín phong. Đồng thời không khí của khu vực có khí hậu áp cao này chuyển động về các vĩ tuyến 60o của hai bán cầu, nơi có khi áp thấp tạo nên gió tây ôn đới. Gió đông cực thổi từ khu áp cao ở khoảng vĩ độ 90o Bắc và Nam về phía áp thấp ôn đới (khoảng vĩ độ 60o Bắc và Nam). Do trái đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên các khối khí di chuyển về Xích đạo bị lệch sang phía tây (chịu tác động của lực Cô-ri-ô-lit).
- Quan sát sơ đồ hệ mặt trời và cho biết:
+ Có bao nhiêu hành tinh trong hệ mặt trời?
+ Từ mặt trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?
- Chỉ trên hình và nói với bạn về vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời và các hành tinh khác
- Quan sát sơ đồ hệ mặt trời và cho trả lời:
+ Có 8 hành tinh trong hệ mặt trời.
+ Từ mặt trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3.
- Học sinh chỉ trên hình và nói với bạn về vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời và các hành tinh khác: trái đất ở vị trí thứ 3 từ Mặt Trời ra xa dần.
Địa Lí 4 Bài 5 trang 82: Quan sát hình 1, em hãy đọc tên các cao nguyên (theo hướng từ Bắc xuống Nam) và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ.
Các cao nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam ở Tây Nguyên: cao nguyên Kon –Tum, cao nguyên Plây Ku, cao nguyên Đăk Lắk, cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Di Linh.