Những câu hỏi liên quan
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
24 tháng 10 2018 lúc 4:20

- Ở H.25.1

     + Lá cây xương rồng biến thành gai.

     + Lá biến thành gai làm giảm sự thoát hơi nước qua lá phù hợp với điều kiện sống của cây ở nơi khô hạn.

- Ở H.25.2 H.25.3:

     + Lá chét của đậu Hà Lan hình thành tua cuốn, lá cây mây biến thành tay móc.

     + Tua cuốn, tay móc giúp cây bám vào giá thể để cây leo lên cao.

- Ở H.25.4

     + Các vảy nhỏ trên thân rễ có màu nâu, màu trắng.

     + Chúng có chức năng bảo vệ các chồi ở thân rễ.

- Ở H.25.5 phần phình to ở củ hành là bẹ lá phình to ra, có vai trò dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
24 tháng 7 2023 lúc 7:57

Tham khảo!

- Các cơ quan trong hệ hô hấp gồm: Xoang mũi, hầu (họng), thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.

- Chức năng của mỗi cơ quan trong hệ hô hấp:

Tên cơ quan

Chức năng

Xoang mũi

Làm sạch, làm ẩm, làm ấm không khí.

Hầu (họng)

Dẫn khí.

Thanh quản

Dẫn khí, phát âm.

Khí quản

Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phế quản

Dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phổi

Trao đổi khí.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
7 tháng 8 2023 lúc 17:57

Tham khảo:

- Mô phân sinh đỉnh: nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.

- Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.

- Mô phân sinh lóng: nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh trưởng chiều dài của lóng (hay các vị trí khác với đỉnh thân). Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
9 tháng 8 2023 lúc 14:19

Tham khảo
Mô đun cảm biến gồm:
Cảm biến: Cảm nhận và biến đổi các tín hiệu đầu vào (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, chuyển động,...) thành tín hiệu đầu ra để đưa vào mạch điện tử xử lí.
Mạch điện tử: Nhận và xử lí tín hiệu đầu ra của cảm biến để điều khiển tiếp điểm đóng, cắt.
Tiếp điểm đóng cắt: Nhận tín hiệu từ mạch điện tử để đóng, cắt nguồn điện cấp cho phụ tải điện.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Rễ cây: Hút nước và các muối khoáng nuôi cây, đâm sâu lan rộng vừa chống đỡ vừa cố định cây.

Thân cây: Vận chuyển nước cũng như chất dinh dưỡng từ rễ lên cành lá, nâng đỡ các phần trên của cây.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
3 tháng 9 2023 lúc 11:23

Tham khảo!

Các tuyến nội tiết trong cơ thể:

Tuyến nội tiết

Vị trí

 

Chức năng

Tuyến tùng

Nằm gần trung tâm của não.

- Điều hòa chu kì thức ngủ (melatonin).

Tuyến giáp

Nằm ở cổ, trước thanh quản và phần trên của khí quản.

- Điều hòa sinh trưởng, phát triển (T3, T4).

- Tăng cường trao đổi chất, sinh nhiệt (T3, T4).

- Điều hòa calcium máu (Calcitonin).

Tuyến cận giáp

Nằm ở cổ, phía sau tuyến giáp.

- Điều hòa lượng calcium máu (PTH).

Tuyến ức

Nằm trong lồng ngực, phía sau xương ức.

- Kích thích sự phát triển của các tế bào limpho T (Thymosin).

Tuyến sinh dục

- Ở nam: Tinh hoàn.

- Ở nữ: Buồng trứng.

- Hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp.

- Kích thích sinh trưởng, phát triển.

- Điều hòa chu kì sinh dục.

Vùng dưới đồi

Nằm trong não bộ, giữa tuyến yên và đồi thị.

- Điều hòa hoạt động tuyến yên (CRH, TRH, GnRH).

- Điều hòa áp suất thẩm thấu (ADH).

- Kích thích quá trình đẻ (oxytocin).

Tuyến yên

Nằm trong nền sọ.

- Kích thích sinh trưởng (GH).

- Điều hòa hình thành và tiết sữa (prolactin).

- Điều hòa hoạt động tuyến giáp (TSH), tuyến trên thận (ACTH), tuyến sinh dục (FSH, LH).

Tuyến tụy

Nằm trong khoang bụng, phía sau dạ dày.

- Chức năng nội tiết: Điều hòa lượng đường máu (insulin và glucagon).

Tuyến trên thận

Nằm ở cực trên của mỗi thận.

- Điều hòa huyết áp, thể tích máu (aldosterone).

- Điều hòa trao đổi chất, năng lượng (cortisol).

- Chống stress (adrenalin, noradrenalin, cortisol).

- Hệ nội tiết là một hệ thống các tuyến có khả năng sản xuất và tiết hormone trực tiếp vào máu để đảm bảo duy trì ổn định môi trường trong và điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong (acc...
10 tháng 9 2023 lúc 10:12

Phương pháp giải

Quan sát hình vẽ, chỉ ra được vị trí và chức năng của các tuyến nội tiết

Lời giải chi tiết

Vị trí và chức năng của các tuyến nội tiết được thể hiện trong bảng sau:

 

Tuyến nội tiết

Vị trí

Chức năng

Tuyến tùng

Nằm gần trung tâm của não.

- Điều hòa chu kỳ thức ngủ (melatonin).

Tuyến giáp

Nằm ở cổ, trước thanh quản và phần trên của khí quản.

- Điều hòa sinh trưởng, phát triển (T3, T4).

- Tăng cường trao đổi chất, sinh nhiệt (T3, T4).

- Điều hòa calcium máu (Calcitonin).

Tuyến cận giáp

Nằm ở cổ, phía sau tuyến giáp.

- Điều hòa lượng calcium máu (PTH).

Tuyến ức

Nằm trong lồng ngực, phía sau xương ức.

- Kích thích sự phát triển của các tế bào lympho T (Thymosin).

Tuyến sinh dục

- Ở nam: Tinh hoàn.

- Ở nữ: Buồng trứng.

- Hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp.

- Kích thích sinh trưởng, phát triển.

- Điều hòa chu kì sinh dục.

Vùng dưới đồi

Nằm trong não bộ, giữa tuyến yên và đồi thị.

- Điều hòa hoạt động tuyến yên (CRH, TRH, GnRH).

- Điều hòa áp suất thẩm thấu (ADH).

- Kích thích quá trình đẻ (oxytocin).

Tuyến yên

Nằm trong nền sọ.

- Kích thích sinh trưởng (GH).

- Điều hòa hình thành và tiết sữa (prolactin).

- Điều hòa hoạt động tuyến giáp (TSH), tuyến trên thận (ACTH), tuyến sinh dục (FSH, LH).

Tuyến tụy

Nằm trong khoang bụng, phía sau dạ dày.

- Chức năng nội tiết: Điều hòa lượng đường máu (insulin và glucagon).

Tuyến trên thận

Nằm ở cực trên của mỗi thận.

- Điều hòa huyết áp, thể tích máu (aldosterone).

- Điều hòa trao đổi chất, năng lượng (cortisol).

- Chống stress (adrenalin, noradrenalin, cortisol).

 

- Hệ nội tiết: là một hệ thống các tuyến có khả năng sản xuất và tiết hormone trực tiếp vào máu để đảm bảo duy trì ổn định môi trường trong và điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Các bộ phận của lá cây và chức năng của chúng trong quá trình quang hợp:

- Phiến lá: dạng bản dẹt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.

- Lục lạp (ở lớp tế bào giữa lá): chứa diệp lục thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ của lá cây.

- Gân lá: chứa mạch dẫn giúp vận chuyển nước cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ là sản phẩm cho quá trình quang hợp từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.

- Khí khổng (phân bố trên bề mặt lá): có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí (cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp và giải phóng O2 được tạo ra do quá trình quang hợp) và thoát hơi nước.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
3 tháng 12 2019 lúc 14:32

- Củ dong ta và củ gừng giống nhau: đều phình to chữa chất dinh dưỡng, chúng đều có lá, chồi ngọn, chồi nách.

- Củ khoai tây và củ su hào giống nhau đều to, tròn. Khác nhau củ khoa tây mọc dưới mặt đất, củ su hào mọc trên mặt đất.

- Thân củ có đặc điểm: Thân phình to, nằm trên mặt đất, chứa chất dinh dưỡng dự trữ khi cây ra hoa, tạo quả.

- VD thân củ: khoai tây, su hào dùng làm thức ăn cho con người.

- Thân rễ : Thân phình to , có chức năng dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.

- Cây thân rễ như củ nghệ, gừng, dong ta công dụng làm thực phẩm cho con người.

- Lấy que nhọn chọc vào cây xương rồng sẽ thấy nước chảy ra.

→ Nhận xét: Thân cây có chứa nước dữ trữ cho các hoạt động sống của cây.

- Thân cây xương rồng mọng nước có tác dụng dự trữ nước cho cơ thể.

- Ví dụ cây mọng nước: Nha đam, cây thuốc bỏng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
23 tháng 2 2023 lúc 8:40

-Cấu tạo: 

+Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau.

+Các tế bào hạt đậu có thành trong dày, thành ngoài mỏng tạo thành một khe hở(lỗ khí) giữa hai tế bào hạt đậu

-Chức năng: thực hiện quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây

Bình luận (0)