Cho 2 tia đối nhau Ox và Oy ,vẽ các tia Oz, Ot nằm trên cùng 1 nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng xy sao cho \(\widehat{xOz}=\dfrac{1}{2}\widehat{zOy}\),\(\widehat{xOt}=2\widehat{tOy}\). Tính \(\widehat{zOt}\)
Cho 2 tia đối nhau Ox và Oy ,vẽ các tia Oz, Ot nằm trên cùng 1 nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng xy sao cho \(\widehat{xOz}=\dfrac{1}{2}\widehat{zOy}\),\(\widehat{xOt}=2\widehat{tOy}\). Tính \(\widehat{zOt}\)
Vì hai tia Ox, Oy đối nhau.
\(\Rightarrow\widehat{xOy}=180^o\)
Ta có: \(\widehat{xOz}\) và \(\widehat{zOy}\) kề bù.
\(\Rightarrow\widehat{xOz}+\widehat{zOy}=180^o\) (1)
Mà \(\widehat{xOz}=\dfrac{1}{2}\widehat{zOy}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
\(\dfrac{1}{2}\widehat{zOy}+\widehat{zOy}=180^o\)
\(\dfrac{3}{2}\widehat{zOy}=180^o\)
\(\widehat{zOy}=120^o\)
\(\Rightarrow\widehat{xOz}=60^o\)
Ta có: \(\widehat{xOt}\) và \(\widehat{tOy}\) kề bù.
\(\Rightarrow\widehat{xOt}+\widehat{tOy}=180^o\) (1)
Mà \(\widehat{xOt}=2\widehat{tOy}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
\(2\widehat{tOy}+\widehat{tOy}=180^o\)
\(3\widehat{tOy}=180^o\)
\(\widehat{tOy}=60^o\)
\(\Rightarrow\widehat{xOt}=120^o\)
Trên nửa mặt phằng bờ Ox, có \(\widehat{xOz}< \widehat{xOt}\left(60^o< 120^o\right)\).
\(\Rightarrow\) Tia Oz nàm giữa hai tia Ox, Ot.
\(\Rightarrow\widehat{xOz}+\widehat{zOt}=\widehat{xOt}\)
\(60^o+\widehat{zOt}=120^o\)
\(\widehat{zOt}=60^o\)
Vậy \(\widehat{zOt}=60^o\).
Cho hai tia Ox,Oy đối nhau . Trên cùng nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox . Vẽ các tia Oz,Ot sao cho \(\widehat{xOz}\) = 30o ; \(\widehat{yOt}\) = 75o .
a) Tính \(\widehat{zOt}\)
b) Tính \(\widehat{zOt}\) nếu \(\widehat{xOz}\) = a , \(\widehat{yOt}\) = b ( a+b \(\ne\) 180o )
Cho Ox và Oy là hai tia đối nhau . Trên vùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng xy vẽ hai tia Oz và Ot sao cho \(\widehat{xOz=150^o}\);\(\widehat{yOt}=60^o\)
a ) tính số đo \(\widehat{xOt}\)
b ) chứng tỏ Oz là tia phân giác của \(\widehat{yOt}\)
c ) trên nửa mặt phẳng có bờ chứ tia Oz bờ là đường thẳng xy vẽ tia om sao cho \(\widehat{zOm}=90^o.\)Hỏi tia Om có là tia phân giác của \(\widehat{xOt}\)hay không ? Vì sao ?
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia \(O\)\(x\) vẽ 2 tia \(Ot\) và \(Oy\) sao cho \(\widehat{xOt}\)\(=30^o\),\(\widehat{xOy}\)\(=60^o\).
a)Tia \(Ot\) có nằm giữa 2 tia còn lại không
b)So sánh \(\widehat{tOy}\) và \(\widehat{xOt}\)
c)tia \(Ot\) có là tia phân giác của \(\widehat{xOy}\) không,vì sao.
Vì xOt = 30 , xOy = 60
=> xOt < xOy Mà Ot, Oy cùng nằm trên nửa mặt phẳng bờ Ox
=> Ot nằm giữa Ox và Oy.
Vì Ot nằm giữa Ox và Oy
=> tOx + tOy = xOy
=> 30 + tOy=60
=> tOy=30 Mà tOx=30
=> tOy= tOx
Vì tOy = tOx ; Ot nằm giữa Ox và Oy
=> Ot là tia phân giác góc xOy
a) Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, ta có: \(\widehat{xOt}< \widehat{xOy}\left(30^0< 60^0\right)\)
nên tia Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy
a) tia Ot nàm giữa 2 tia còn lại vì \(\widehat{xot}< \widehat{xoy}\left(30^o< 60^o\right)\)
b)ta có tia Ot nàm giưa 2 tia Ox và Oy nên:
\(\widehat{xoy}=\widehat{xot}+\widehat{toy}\)
\(\Rightarrow\widehat{toy}=\widehat{xoy}-\widehat{xot}=60^o-30^o=30^o\)
ta có \(\widehat{xot}=30^o\) và \(\widehat{toy}=30^o\)
\(\Rightarrow\widehat{xot}=\widehat{toy}\left(30^o=30^o\right)\)
vậy \(\widehat{xot}=\widehat{toy}\)
c) Ot là phân giác của \(\widehat{xoy}\) vì :\(\widehat{toy}=\widehat{xot}\left(30^o=30^o\right)\) (theo câu a)
và Ot nàm giữa 2 tia Ox và Oy (theo câu b)
Trên cùng 1 nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox , vẽ 2 tia Oy , Oz sao cho \(\widehat{xOy}\)= 80o , \(\widehat{xOz}\)= 130o . Vẽ tia Ot là tia đối của tia Ox .
a, Tia Oz có là tia phân giác của \(\widehat{tOy}\)không ? Vì sao ?
b, Lấy A , B , C , D lần lượt thuộc các tia Ox , Oy , Oz , Ot . Qua 5 điểm A , B , C , D , O vẽ được bao nhiêu đường thẳng phân biệt ?
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa tia Ox,vẽ 2 tia Ot và Oy sao cho \(\widehat{xOt}\)=65 độ; \(\widehat{xOy}\)= 130 độ
1. trong 3 tia Ox ,Oy,Ot tia nào nằm giữa hai tia còn lại ? Vì sao?
2. Tính số đo \(\widehat{tOy}\)
3. Tia Ot là tia phân giác của xOy ko? Vì sao
Cho \(\widehat{xOy}\) = 40 độ. Trên nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa tia Ox có chứa tia Oy vẽ tia Oz sao cho 2. \(\widehat{xOz}\) - 3. \(\widehat{yOz}\)= 20độ. Tính \(\widehat{xOz}\) và \(\widehat{yOz}\)
Hộ nha! Sắp thi rùi nhiều bài khó !
\(\text{Cho góc bẹt }\widehat{xOy}\)\(.\)\(\text{Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ xy, }\)\(\text{vẽ các tia Oz và Ot}\) \(\text{sao cho}\) \(\widehat{xOz}=70^0;\) \(\widehat{yOt}=55^0.\)
\(a\)) \(\text{Chứng tỏ tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Ot?}\)
\(b\)) \(\text{Chứng tỏ tia Ot là tia phân giác của }\widehat{yOz?}\)
\(c\)) \(\text{Vẽ tia phân giác On của }\widehat{xOz}.\) \(\text{Tính }\widehat{nOt}?\)
b) Ta có: tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Ot(cmt)
nên \(\widehat{xOz}+\widehat{tOz}=\widehat{xOt}\)
\(\Leftrightarrow\widehat{tOz}+70^0=125^0\)
hay \(\widehat{tOz}=55^0\)
Ta có: \(\widehat{xOz}+\widehat{yOz}=180^0\)(hai góc kề bù)
\(\Leftrightarrow70^0+\widehat{yOz}=180^0\)
hay \(\widehat{yOz}=110^0\)
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Oy, ta có: \(\widehat{yOt}< \widehat{yOz}\left(55^0< 110^0\right)\)
nên tia Ot nằm giữa hai tia Oy và Oz
Ta có: tia Ot nằm giữa hai tia Oy và Oz(cmt)
mà \(\widehat{yOt}=\widehat{zOt}\left(=55^0\right)\)
nên Ot là tia phân giác của \(\widehat{yOz}\)(đpcm)
a) Ta có: \(\widehat{yOt}+\widehat{xOt}=180^0\)(hai góc kề bù)
\(\Leftrightarrow\widehat{xOt}+55^0=180^0\)
hay \(\widehat{xOt}=125^0\)
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, ta có: \(\widehat{xOz}< \widehat{xOt}\left(70^0< 125^0\right)\)
nên tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Ot(Đpcm)
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ các tia Oy và Oz sao cho\(\widehat{xOy}< \widehat{xOz}\). Vẽ tia phân giác Ot của \(\widehat{xOy}\).
a.Trong 3 tia Oy, Ot, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại?
b. Chứng tỏ rằng\(\widehat{tOz}=\frac{\widehat{xOz}+\widehat{yOz}}{2}\).