Tác giả đã miêu tả đặc điểm tính nết của cô Cúc Đại Đóa và cô Hoa giấy bằng cách nào ?
- Xác định thời gian và địa điểm mà tác giả quan sát và miêu tả Cô Tô sau trận bão.
- Cảnh vật được miêu tả chi tiết như thế nào? Con có nhận xét gì về trình tự miêu tả và cách dùng từ ngữ của tác giả khi miêu tả?
- Để miêu tả toàn cảnh Cô Tô sau trận bão tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Gạch dưới câu kể Ai thế nào? Trong các câu dưới đây:
Cô Hoa giấy suốt ngày chỉ mặc mỗi chiếc áo nâu. Cô Cúc đại đóa thì lộng lẫy trong
chiếc áo xanh mướt, mượt như nhung. Đêm ngày cô soi gương, thoa phấn lên những
cánh hoa của mình. Phải công nhận là cô thoa phấn rất khéo . Cô đã xinh lại càng
xinh hơn.
Tham khảo
Cô Hoa giấy suốt ngày chỉ mặc mỗi chiếc áo nâu. Cô Cúc đại đóa thì lộng lẫy trong
chiếc áo xanh mướt, mượt như nhung. Đêm ngày cô soi gương, thoa phấn lên những
cánh hoa của mình. Phải công nhận là cô thoa phấn rất khéo . Cô đã xinh lại càng
xinh hơn.
1. Cảnh mặt trời mọc trong văn bản Cô Tô đc miêu tả theo trình tự nào? Tìm các chi tiết miêu tả trong từng thời điểm đó. Em có nx gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong các chi tiết trên?
2. Cảnh đón mt mọc của tác giả trong Cô Tô diễn ra ntn? Cảnh đó có gì đặc sắc?
Từ trên xuống dưới
tui chỉ bt vậy thui!^^
Trước cửa ngôi nhà có một bồn hoa xinh xinh. Ở đó có cây Hoa Giấy nhút nhát và cây hoa Cúc Đại Đoá. Cô Hoa Giấy suốt ngày chỉ mặc mỗi một chiếc áo nâu, còn cô cúc Đại Đoá thì lộng lẫy trong chiếc áo xanh mướt, mượt như nhung. Đêm ngày cô soi gương, thoa phấn lên những cánh hoa của mình. Phải công nhận là cô thoa phấn rất khéo. Cô đã xinh lại càng xinh hơn. Còn cô Hoa Giấy thì chẳng có lấy một bông hoa. Tranh thủ mùa ẩm, đất mềm, cô đâm rễ xuống ngày một sâu, len lỏi ngày một rộng khắp phần đất của mình. Hoa Giấy thương cúc Đại Đoá vì cô bám vào đất hời hợt quá. Nơi mình sống mà không gắn chặt mình vào thì làm sao mà bền vững được. Hoa Giấy lựa lời nói với bạn: - Bạn Cúc ơi, sao bạn không chịu khó đâm sâu xuống đất một tí nữa cho chắc chắn? Nhỡ gió bão… Cúc bỏ chiếc gương xuống bực dọc ngắt lời: - Tôi có thân tôi lo. Cậu giỏi giang hãy làm cho cậu xinh đẹp hơn nữa đi! Cúc lại soi gương và dướn những cánh hoa phơn phớt tím lên hãnh diện. Mùa khô đến lúc nào không biết. Từng đợt gió hầm hập nóng thổi tới. Mặt đất nứt nẻ, khô cong. Cô Hoa Cúc mới giật mình hoảng hốt vứt bỏ gương lược đi, để cố đâm sâu rễ xuống tìm nước. Nhưng đã muộn rồi, mặt đất đã rắn chắc lại khiến cô khát khô cổ. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày … Hoa Cúc tàn dần, trong khi đó cô Hoa Giấy lại làm nên một sự kì diệu. Khắp các cành cây đầy những bông hoa phớt hồng, giản dị nhưng tuyệt đẹp.
2.Nếu em là Cúc đại đóa, em sẽ nói gì với Hoa giấy ở cuối câu chuyện
BÀI 1 : Trong câu “ Cô Hoa Giấy suốt ngày chỉ mặc mỗi chiếc áo nâu, còn cô Cúc đại đóa thì lộng lẫy trong chiếc áo xanh mượt như nhung” cso mấy quan hệ từ, là những quan hệ từ nào?
Đọc đoạn văn về cảnh mặt trời mọc trong văn bản" Cô Tô" và cho biết tác giả đặc điểm nhìn miêu tả ở đâu? Nêu tác dụng của điểm nhìn ấy.
Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trên biển trong văn bản "Cô Tô" là một bức tranh rất đẹp, được tác giả Nguyễn Tuân thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)...
Tác dụng: Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.
Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.
Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.
Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
- Tác giả miêu tả đặc điểm Cô Tô tử trên cao nơi nóc đài quan sát
- Tác dụng: Nhìn được bao quát toàn cảnh vật ở Cô Tô khi mặt trời mọc, không bị giới hạn bởi tầm nhìn
#
Đọc các đoạn văn dưới đây (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 62) và trả lời câu hỏi
a) – Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển ?
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào ?
- Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào ?
b) – Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày ?
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ?
- Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh.
a. – Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của biển theo màu sắc của trời và mây.
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau ( khi bầu trời xanh thẳm / khi bầu trời rải mây trắng nhạt / khi bầu trời âm u mây mưa / khi bầu trời ầm ầm giông gió).
- Khi quan sát sự thay đổi màu sắc của biển, tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người, biển như con người – cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
b. – Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày : suốt ngày, tù lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác – bằng mắt : để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch trống hoác, thấy màu sắc của con kênh biến đổi như thế nào trong ngày : buổi sáng – phơn phớt màu đào ; giữa trưa – hóa thanh dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt ; về chiều – biến thành một con suối lửa.
- Tác dụng của những liên tưởng trên : giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt Trời này ; làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
1:Bức Tranh Cô Tô được ghi lại vào thời điểm nào? 2: tại sao tác giả lại chọn thời điểm sau cơn bão bị tả lại cảnh Cô tô? 3: để miêu tả cảnh Cô tô tác giả chọn vị trí quan sát nào? Vị trí này có thuận lợi gì?
1.Bức tranh Cô Tô được ghi lại vào thời điểm sau khi cơn bão đi qua.
2.Vì sau mỗi lần dông bão, bầu trời Cô Tô bao giờ cũng trong sáng ,cây trên đảo thì xanh mượt, nước biển thì xanh lam biếc đậm đà,..rất thích hợp để miêu tả.
3.Để miêu tả cảnh Cô Tô, tác giả đã trèo lên nóc đồn Cô Tô và quan sát ,quay gót 180 độ ngắm nhìn phong cảnh bao la.Tác giả chọn vị trí này để quan sát vì góc nhìn này khá thuận lợi,tác giả không chỉ có thể ngắm được toàn cảnh Cô Tô mà còn có thể ngắm ra tận Tô Bắc,Tô Trung , Tô Nam .
NHỚ TICK CHO MIK VỚI NHA
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
a. Đoạn văn miêu tả con vật gì?
b. Tác giả đã tả đặc điểm gì của con vật? Cách sử dụng từ ngữ miêu tả của tác giả có gì độc đáo?
c. Câu mở đầu và câu cuối của đoạn văn nói lên điều gì?
a. Đoạn văn miêu tả con mèo
b.
- Tác giả miêu tả: màu lông hung hung; đầu tròn tròn; tai dong dỏng dựng đứng, đôi mắt hiền lành, sáng lên vào ban đêm; ria mép vểnh lên, oai lắm; chân thon thon, nhẹ nhàng; đuôi thướt tha, duyên dáng; tổng thể đáng yêu.
- Tác giả sử dụng từ ngữ điển hình là từ láy giúp cho hình ảnh chú mèo hiện lên vô cùng rõ nét và sinh động
c. Câu mở đầu và câu cuối của đoạn văn giới thiệu chú mèo và bày tỏ cảm xúc với chú mèo.