Thảo Phương
2. Sắp xếp những câu văn dưới đây theo trình tự hợp lí để tạo thành đoạn văn mạch lạca.(1) cần ghi nhớ tuyệt đối không được hứa cho qua để lấy lòng. (2) Trước hết, chúng ta phải biết coi trọng lời hứa, không gian dối với mình và với người. (3)Người xưa có câu: Một lần thất tiisn, vạn lần bất tin. (4) Nếu cảm thấy không chắc chắn hoặc lời hứa ấy vượt quá khả năng của mình, chúng ta không nên vội hứa hẹn. (5) Chúng ta nên làm gì để có được chữ tin của mình.b.(1)Bản tên là Hua Tát. (2) từ thung lũn...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
23 tháng 11 2023 lúc 21:11

a. (3) - (5) - (2) - (1) - (4)

Ghép đoạn:(3) Người xưa có câu: Một lần thất tín, vạn lần bất tin. (5) Chúng ta nên làm gì để có thể giữ chữ tín của mình? (2) Trước hết, chúng ta cần phải biết coi trọng lời hứa, không gian đối với mình và với người. (1) Cần ghi nhớ tuyệt đối không được hứa cho qua chuyện để lấy lòng. (4) Nếu cảm thấy không chắc chắn hoặc lời hứa ấy vượt quá khả năng của mình, chúng ta không nên vội hứa hẹn.

b. (4) - (1) - (6) - (3) - (2) - (5) - (7)

Ghép đoạn: (4) Ở Tây Bắc có một bản nhỏ người Thái đen nằm cách chân đèo Chiềng Đông chừng dặm đường. (1) Bản tên là Hua Tát. (6) Bản Hua Tát ở thung lũng hẹp và dài, ba bề bốn bên là núi bao bọc, cuối thung lũng có hồ nước nhỏ, nước gần như không bao giờ cạn. (3) Xung quanh hồ, khi thu đến, hoa cúc dại nở vàng đến nhức mắt. (2) Từ thung lũng Hua Tát đi ra bên ngoài có nhiều lối đi. (5) Lối đi chính rải đá, vừa một con trâu. (7) Hai bên lối đi đầy những cây mè loi, tre, vầu, bứa, muỗm và hàng trăm thứ dây leo không biết tên gọi là gì.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 23:50

Sắp xếp: (3) – (1) – (2)

Kiểu đoạn văn: Diễn dịch

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 11 2017 lúc 14:08
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Thảo Phương
3 tháng 9 2016 lúc 20:00

a)Thông thường một lá đơn bao giờ cũng phải tuân theo trật tự nhất định và người viết không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đơn, vì nếu làm như thế sẽ phá vỡ tính hệ thống của nó. 

Trong một lá đơn, các nội dung thường được sắp xếp theo thứ tự sau: - Quốc hiệu, tiêu ngữ. - Địa điềm làm đơn và ngày... tháng... năm... - Tên đơn: Đơn xin ... - Nơi gửi: Kính gửi:.... - Họ tên của người viết đơn. - Lí do và nguyện vọng. - Cam đoan, cảm ơn. - Kí tên.  Do vậy, nếu bản thân em muốn viết đơn xin gia nhập vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì lá đơn của em phải đảm bảo một trật tự thông thường như trên mà không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đó.b)Văn bản là một thể thống nhất chặt chẽ giữa nội dung và hình thức, ở trong đó, các phần, các đoạn được bố trí theo một hệ thống rành mạch và hợp lí. Bởi vậy, muốn mang lại hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp thì cần phải quan tâm tới bố cục.

CHÚC BẠN HỌC TỐThihi
Nguyễn Đỗ Minh Khoa
7 tháng 9 2016 lúc 20:35

a)Không thể tùy ý thích ghi nội dung nào vào trước cũng được bởi cần có một trật tự từ đầu và đến kết không được sắp xếp lộn xộn từ nguyệt vọng tên và lý do cần có một trật tự logic thống nhất giữa các phần với nhau, cần có một đơn xin theo một trật tự tên tuổi lý do lời hứa… cần có một trật tự logic và thống nhất.

b)Sự sắp xếp nội dung trong các phần trong văn bản cần sắp xếp hợp lý theo một bố cục, và chúng ta cần quan tâm tới bố cục bởi vì tạo nên sự thống nhất dễ hiểu, logic, và sự sắp xếp các đoạn các phần trong câu sẽ tạo nên một trật tự đúng và dễ hiểu

송중기
Xem chi tiết
Hàn Lâm Thiên Băng
4 tháng 9 2016 lúc 7:42

a. 

- Viết cho ai? ( Đối tượng)

- Viết để làm gì? ( Mục đích)

- Viết về cái gì? ( Nội dung)

- Viết như thế nào? ( Hình thức)

b. 

- Tìm ý

- Sắp xếp ý

- Viết nháp ( mọt số câu, đoạn)

-  Sửa chửa

- Viết chính thức

 

thu nguyen
14 tháng 9 2016 lúc 12:44

a. Viết cho ai? ( Đối tượng )

Viết để làm gì? ( Mục đích )

Viết về cái gì? ( Nội dung )

Viết như thế nào? ( Hình thức)

b. Tìm ý

    Sắp xếp ý 

     Viết nháp

     Sửa chữa 

     Viết chính thức

Nguyễn Thị Thanh Phương
24 tháng 9 2016 lúc 17:19

a, Viết cho ai? (đối tượng giao tiếp )

viết để làm gì ? (mục đích giao tiếp )

Viết về cái gì ? (nội dung giao tiếp )

Viết như thế nào ? ( hình thức , cách thức giao tiếp )

b, 1. tìm ý

2. Sắp xếp ý

3. Viết nháp (một số câu , đoạn )

4.Viết chính thức 

5. Sửa chữa

 

 

 

Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
30 tháng 3 2017 lúc 12:19

a) Tán thành khi không nên hứa hẹn với ai bất cứ điều gì khi mình không thể thực hiện được.

Không tán thành khi việc mình hứa có thể thực hiện được.

b) Tán thành.

Nếu không thể thực hiện được thì đừng nên hứa bởi khi đó lời hứa sẽ mất giá trị cũng như con người của bạn sẽ làm mọi người mất lòng tin.

c) Không tán thành.

Đã hứa thì phải làm được nếu không lòng tin của mọi người với bạn sẽ sụt giảm.

d) Tán thành.

Người được thực hiện lời hứa sẽ cảm thấy mình được người thực hiện lời hứa tôn trọng.

đ) Tán thành.

Nếu biết giữ lời hứa bạn sẽ được người khác kính nể.

e) Tán thành.

Khi không thể thực hiện được lời hứa cần xin lỗi và giải thích để người được hứa không cảm thấy không được tôn trọng.

g) Tán thành.

Dù là với ai cũng nên giữ lời hứa nhưng không nhất thiết phải giữ lời hứa cho những việc làm không tốt.

h) Không tán thành.

Cần giữ lời hứa với mọi người dù ở bất kì độ tuổi nào, bạn đầu sự tôn trọng của mỗi người lớn tuổi, bạn cần sự tôn trọng cũng cần tôn trọng tất cả mọi người.

Nguyễn Thanh Ngọc
18 tháng 1 2022 lúc 10:14

A) Không tán thành
B) Tán thành
C) Không tán thành
D) Tán thành
Đ) Tán thành
E) Tán thành

G) Tán thành

H) Không tán thành

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn thị xuân mai
Xem chi tiết
linh angela nguyễn
25 tháng 9 2016 lúc 12:45

Câu 1.

Trong đời sống, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi…thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản.

Ví dụ : khi viết thư cho ai đó, điều thôi thúc người ta phải viết thư là do một trong hai người ( hoặc cả 2) có nhu cầu trao đổi tình cảm, công việc hoặc vấn đề nào đó mà chủ thể ( người viết thư) hoặc đối tượng ( người nhận thư) quan tâm.

Câu 2.

Sau khi xác nhận được bốn vấn đề đó, cần phải sắp xếp ý ( dàn bài): ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau, …sao cho việc trình bày logic và hiệu quả nhất.

Câu 3.

Chỉ có dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa tạo được văn bản.

Việc viết thành văn cần đáp ứng tất cả các yêu cầu đã nêu trong SGK. Câu 4.

Văn bản sau khi  được tạo lập cần được rà soát, kiểm tra.

Việc rà soát, kiểm tra căn cứ vào những tiêu chuẩn như :

-Về nội dung : nội dung văn bản đã phù hợp, sát với mục đích, yêu cầu tạo lập văn bản chưa.

-Về hình thức : kiểm tra lỗi chính tả, tính liên kết, mạch lạc, bố cục rõ ràng…

linh angela nguyễn
25 tháng 9 2016 lúc 13:24

Câu 1.

Trong đời sống, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi…thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản.

Ví dụ : khi viết thư cho ai đó, điều thôi thúc người ta phải viết thư là do một trong hai người ( hoặc cả 2) có nhu cầu trao đổi tình cảm, công việc hoặc vấn đề nào đó mà chủ thể ( người viết thư) hoặc đối tượng ( người nhận thư) quan tâm.

Câu 2:

 

1. Các bước tạo lập văn bảnKhi có nhu cầu tạo lập văn bản, người viết phải tiến hành theo các bước sau:a) Định hướng tạo lập văn bản;Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh.Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.d) Kiểm tra lại văn bản.Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...

Câu 3

Sau khi xác nhận được bốn vấn đề đó, cần phải sắp xếp ý ( dàn bài): ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau, …sao cho việc trình bày logic và hiệu quả nhất.

Câu 4.

Chỉ có dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa tạo được văn bản.

Việc viết thành văn cần đáp ứng tất cả các yêu cầu đã nêu trong SGK. Câu 4.

Văn bản sau khi  được tạo lập cần được rà soát, kiểm tra.

Việc rà soát, kiểm tra căn cứ vào những tiêu chuẩn như :

-Về nội dung : nội dung văn bản đã phù hợp, sát với mục đích, yêu cầu tạo lập văn bản chưa.

-Về hình thức : kiểm tra lỗi chính tả, tính liên kết, mạch lạc, bố cục rõ ràng…

Câu 5.

=> Đối với văn bản cũng thế , sau khi hoàn thành văn bản cần kiểm tra lại xem có đúng hướng không , bố cục có hợp lí không và cách diễn đạt có gì sai sót không .

 

 

  

 

Nguyễn thị xuân mai
22 tháng 9 2016 lúc 19:58

Ai giúp tí điiiiiiiiiiiiiiiioaoakhocroi

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 7 2017 lúc 2:40

Chọn đáp án: B 

Đỗ Nam Trâm
Xem chi tiết
Phạm tuấn an
20 tháng 10 2021 lúc 14:03

B

Hiếu Nguyễn
20 tháng 10 2021 lúc 14:06

Đọc sai điểm để được điểm cao đấy bạn

 

ĐẶNG CAO TÀI DUY
20 tháng 10 2021 lúc 14:07

b nha