Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
chi vũ
Xem chi tiết
Akicute
Xem chi tiết
Akicute
12 tháng 11 2021 lúc 9:34

Mình cần gấpkhocroipls

lạc lạc
12 tháng 11 2021 lúc 10:34

tham khảo

 

⇔  Hình tượng Thánh Gióng trong truyền thuyết cùng tên được xây dựng với vẻ đẹp phi thường. Từ sự ra đời, sinh trưởng cho đến sự ra đi của Gióng đều mang màu sắc kì ảo. Bà mẹ Gióng đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Gióng là biểu tượng cho vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc với trách nhiệm cứu nước cứu dân. Sức mạnh của Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc Việt. Qua đó, nhân dân ta gửi gắm niềm tin sẽ luôn có một người anh hùng phi thường đứng ra bảo vệ đất nước nhân dân.

Hiền Nekk^^
12 tháng 11 2021 lúc 12:41

sự việc gióng tận 12 tháng sau mới đc sinh ra,đây là hiện tượng em ngạc nhiên nhất khi đc truyện,ngta thì 9 tháng 10 ngày sinh còn gióng tận 12 tháng

 

Duy Hồ
Xem chi tiết
sói nguyễn
7 tháng 11 2021 lúc 19:32

tham khảo 

Truyện kể về hai nhân vật chính là cô Tấm và Cám. Tấm hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng. Cám thì lười biếng, được cưng chiều. Vì bố mất sớm nên Tấm phải ở cùng với người dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám. Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử bất công và cực nhọc. Một lần Tấm và Cám đi bắt tép, ai bắt được nhiều tép hơn sẽ được thưởng. Cám lừa Tấm lên bờ rồi chút hết tép trong giỏ của Tấm vào giỏ mình. Trong giỏ của Tấm chỉ còn lại một con cá bống. Tấm khóc nức nở và được Bụt hiện lên giúp đỡ. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm có người bạn để tâm sự là cá bống, có quần áo mặc đi chơi hội, được bầy chim sẽ giúp đỡ. Đến ngày hội làng, khi đi xem hội Tấm lỡ đánh rơi một chiếc giày và được nhà vua nhặt được. Vua truyền lệnh: hễ ai ướm giày vừa chân thì vua sẽ lấy làm hoàng hậu. Tấm đi vừa chiếc giày và trở thành hoàng hậu. Thấy vậy, mẹ con Cám ghen tị. Một lần Tấm về giỗ cha, nàng trèo lên hái cau thì mẹ con Cám chặt cây cau và hại chết Tấm. Sau lần ấy, Cám vào cung tiến cung. Tấm nhiều lần hóa thân biến thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, và cuối cùng là trong quả thị để trở thành con gái của bà cụ. Nhờ miếng trầu têm mà vua nhận ra Tấm. Nàng trở lại làm hoàng hậu. Mẹ con Cám chết.

Trương Phương Mai
Xem chi tiết
Bảo Ngọc
8 tháng 3 2018 lúc 13:41

1,Trong các nhân vật mà em biết, em thích nhất là nhân vật Kiều Phương trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi" của tác giả Tạ Duy Anh. Kiều Phương bị người anh trai gọi là " Mèo " vì khuôm mặt của Kiều Phương luôn lem nhem. Mèo là một cô bé nhỏ nhắn với hai bím tóc xinh xinh luôn được cột gọn. Dù khuôn mặt Mèo luôn lem nhem nhưng cô bé lại có tài năng vẽ được chú Tiến Lê - bạn của bố Mèo thẩm định. Anh trai của Mèo hay khinh thường em gái nhưng Mèo lại rất yêu quý anh trai mình nên cô bé mới vẽ anh trai trong cuộc thi vẽ. Khi biết được điều đó thì người anh trai rất xúc động. Kiều Phương là một cô bé hiền hậu, khéo tay. Em rất yêu quý nhân vật Kiều Phương.

2,Truyện buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử. Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát. 

hững đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện: - Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học. - Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (chú bé Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha-men). - Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh, có những lời và hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ 
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bi quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” - Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ. 
Ý nghĩa tư tưởng của truyện : Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

3,

Nước lừ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

CHÚC BẠN HOK TỐT!!!!!!

Nguyễn Quang Hùng
8 tháng 3 2018 lúc 13:39

Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đoạt giải cao nhất (giải nhì) trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên Tiền phong. Tác giả Tạ Duy Anh, một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kỳ đổi mới đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của đông đảo người đọc. Tác phẩm kể một câu chuyện khá gần gũi với đời sông bình thường. Câu chuyện xảy ra trong một gia đình có hai anh em: người anh và cô em gái tên Kiều Phương.

Truyện Bức tranh của em gái tôi đã mở ra một tình huống hấp dẫn, có kịch tính và đã miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật người anh qua cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất. Cả hai nhân vật trong chuyện - người anh và cô em gái - đều được miêu tả rất sống động, rất thật, gần gũi vớt cuộc sống tuổi thơ của các em. Câu chuyện cuốn hút người đọc qua diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh qua ba thời điểm.

Mở đầu, Tạ Duy Anh đã để cho người anh tự giới thiệu về em gái mình với cái tên có ý để chê bai: “Mèo” và thể hiện thái độ “khó chịu” với sự lục lọi của .“Mèo”:

Này, em không để chúng nó yên được à?.

Khi phát hiện thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn nó bằng cái nhìn kẻ cả với thái độ coi thường, không cần đế ý đến việc “Mèo con” đã vẽ những gì - thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào cái đít xoong, chảo bị nó cạo trắng cả.

Qua lời nhận xét của người anh, người đọc thoáng thấy trong suy nghĩ người anh “Mèo thì vẽ vời gì?”.

Câu chuyện tưởng chừng như xảy ra bình thường. Một tình huống bất ngờ đã xảy ra, kịch tính của chuyện bắt đầu từ đây : nhưng mọi bí mật của Mèo cuối cùng cũng bị bại lộ... Tài năng hội họa của cô em được phát hiện thì tâm trạng người anh cũng bị biến đổi. Trong khi cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên vui mừng sung sướng thì người anh lại cảm thấy buồn và thất vọng vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó mà nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em gái như trước nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ là tôi gắt um lên. Tâm lí mặc cảm tự ti đã khiến cho người anh đau khổ: những lúc ngồi học bên bàn, tôi chỉ muốn gục xuông khóc. Đến nỗi vẻ mặt đáng yêu của cô em gái Kiều Phương trừ kia, bây giờ cũng làm cho cậu khó chịu, cảm thấy như đang bị “chọc tức”... Dẫu vậy, tâm lí tò mò vẫn xui khiên cậu ta xem trộm những bức tranh của cô em gái, để rồi khi xem xong thì khiến cậu lén trút ra một tiếng thở dài... Phải chăng đó là giây phút đầu tiên mà người anh cảm phục tài năng của Kiều Phương? Đến đây, người đọc chắc có lẽ đã hài lòng hơn với thái độ của người anh. Độ “căng” của truyện dường như được chùng xuống.

Truyện vẫn tiếp tục hấp dẫn người đọc với những bất ngờ liên tiếp mà người anh được chứng kiến khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái mình. Cậu đã nhận ra mình trong bức tranh. Bất ngờ hơn là: Trong tranh, một chú bẻ đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Vì thế, sau cái “giật sững mình” là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và đúng với nhân vật lúc đó: thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Ngỡ ngàng là vì không thể ngờ lại có bức tranh như thế. Hãnh diện là vì thấy mình hiện ra với những nét đẹp đến như vậy trong bức tranh của em gái. Nhưng điều quan trọng hơn là người anh không dừng lại ở sự hãnh diện, thoả mãn mà đã thấy “xấu hổ”. Đây chính là lúc nhân vật đã nhận ra được những yếu kém cùa mình, thấy mình không xứng đáng được như vậy: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư. Trong giây phút xấu hổ này, người anh đã nhận ra một điều sâu sắc: bức chân dung của mình được vẽ lên bằng “tâm hồn và lòng nhân hậu” của cô em gái. Và đây cũng là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình.

Kiều Phương với biệt danh là “Mèo” rất hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội hoạ hiếm có. Đặc biệt “Mèo” có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu, đây mới là đáng quí của em. Lòng nhân hậu của em thể hiện rõ trong bức tranh “Anh trai tôi”. Soi vào bức tranh ấy, cũng tức là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, giúp cho người anh tự nhìn rõ mình hơn để vượt lên được những hạn chế của tính đố kị, lòng tự ái và tự ti.

Truyện đã đem đến cho mỗi người chúng ta bài học ứng xử trong cuộc sống: cần có thái độ thiện chí, có sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành trước thành công hay tài năng của người khác, ngay cả khi người đó là bạn bè trong lớp hay người thân trong gia đình.

Với cách kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật tỉnh tế, Tạ Duy Anh đã cuốn hút người đọc vào truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi. Truyện có tác dụng truyền cảm để rồi mỗi người tự rút ra bài học một cách tự nhiên, thấm thía: hãy lấy “nhân hậu” làm tiêu chuẩn để soi sáng cho tâm hồn của chính mình.

Vân Nguyễn
8 tháng 3 2018 lúc 13:43

bài 2:

 Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc. Phrăng là một chú bé vô tư hồn nhiên. Tuy đã trễ giờ đến lớp, Phrăng lúc đó còn mải chơi, cậu có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. Cậu vẫn là một đứa trẻ con ham cơi, vô tư, hiếu động, vô lo vô nghĩ. Tuy vậy, Phrăng là một người có lòng yêu nước tha thiết. Khi nghe thầy thông báo về buổi học cuối cùng, cậu cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Cậu ân hận vì đã bỏ phí thời gian học tập. Khi nghe thầy Ha-men giảng, Phrăng cảm thấy mình chưa bao giờ hiểu đến thế. Lúc này, tâm trạng của Phrăng có sự biến đổi sâu sắc, cũng là lúc mà tình yêu nước mà tác giả gửi gắm qua nhân vật được thể hiện rõ nhất.

Bài 3

Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Nước lừ trên cao phóng xuống định nuốt chửng con thuyền. Nhưng ở phía dưới dượng Hương Thư nhanh như cắt vừa thả sào, vừa rút sào nhịp nhàng, đều đặn. Con thuyền được giữ thăng bằng vẫn xé ngang dòng nước lao nhanh. Nó chồm lên. sấn tới, hùng dũng hơn cả dòng thác dữ. Nhưng dượng Hương Thư cũng không chịu thua. Các bắp thịt cuộn lên, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh.ra, cặp mắt nảy lửa, dượng ghì mạnh trên ngọn sào để giữ cho con thuyền được an toàn. Lúc ấy, nhìn dượng giống như một pho tượng đồng đúc vững chãi và mạnh mẽ. Quả thật, hình ảnh dượng trụ sào giữ thuyền giữa dòng thác dữ còn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ

Nguyễn Văn Lĩnh :))
Xem chi tiết
Sahara
17 tháng 12 2022 lúc 19:43

Tham khảo:

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập.

Đó là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng.

Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng.

Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. 

Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ.  Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt các bạn trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy.

Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả.

Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người.Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu”.

Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ; lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi.

Panda Vũ
Xem chi tiết
Hoàng Tuấn Hưng
8 tháng 4 2018 lúc 16:01

Hơn một tháng trước khi bước vào năm học mới, xem buổi truyền hình nào, đọc tờ bào nào em cũng thấy nói về tình hình lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long. Những ngày ấy có biết bao việc làm tình nghĩa “lá lành đùm lá rách” làm em xúc động. Em còn nhớ rõ một việc.

Hôm ấy là ngày chủ nhật, em cùng mẹ ra chợ. Trong khi chờ mẹ mua một vài thứ đồ ăn, em chợt nhìn thấy ở phía trước có mấy anh chị thanh niên và mấy bạn thiếu niên đeo khan quàng đỏ. Họ đứng thành nhóm. Một chị trong số họ đang nói gì nhưng vì xa quá nên em nghe không rõ. Nhóm người tiến dần về phía em. Lúc họ đến gần, em nhận ra có một bạn thiếu niên đi trước, hai tay bê một cái hộp gỗ nhỏ. Rồi nhóm người dừng lại. Mấy cô bác xung quanh em cũng dừng lại hướng về phía chị thanh niên có khuôn mặt xinh xắn đang nói:

- Thưa cô bác, đồng bào ở đồng bằng sông Cửu Long đang bị tai họa lũ lụt rất nặng nề. Lá lành đùm lá rách, xin cô bắc đóng góp chút ít vào quỹ cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt. Chúng cháu là nhóm cứu trợ của Thành đoàn.

Có mấy người nghe vậy thì bước tới, nhét qua khe hở chiếc hộp gỗ mấy tờ giấy bạc, không biết là bao nhiêu. Lúc ấy ngay bên cạnh em có một người phụ nữ mặc quần áo trông rất diện, đang cúi xuống mua hàng. Có lẽ mặc cả không xong món gì đấy, bà ta đứng thẳng dậy, toan đi thì nhóm cứu trợ đến:

- Cô ơi, xin cô đóng góp cứu trợ đồng bào bị lũ lụt.

Đôi mắt bà ấy chợt sầm xuống:

- Lại đóng góp nữa!

Rút một tờ hai ngàn từ xấp tiền đang cầm trên tay, bà ta bực dọc nhét vào cái hộp quyên góp. Rồi hướng về mấy người xung quanh, bà ta như phân bua:

- Thật là như mắc nợ. Nào là đóng góp ở phường, nào là đóng ở cơ quan, rồi quỹ từ thiện, rồi hội phụ nữ … sức mấy mà chịu nổi! Thôi thì cũng đóng góp với quyên đi cho rồi!

Chị thanh niên trong nhóm cứu trợ sững người, mặt ngơ ra; chị định cười gượng mà tự nhiên hai mắt lại hoe hoe. Một lát sau chị mới lấy lại vẻ tự nhiên. Đúng lúc ấy, một em gái nhỏ không biết từ đâu chạy đến bên chị. Em bé đưa vào tay chị một tờ tiền và nói:

- Chị ơi! Đừng buồn nữa chị. Chị cho em đóng góp với nhé! Nhưng em chỉ có năm tram thôi, nhận cho em đi nghe chị!

Chị thanh niên sung sướng nhìn em bé. Một tay xoa lên tóc em và chị chói:

- Chị nhận chứ! Món tiền này tuy nhỏ nhưng ý nghĩa thì rất lớn đấy!

Được chứng kiến hai sự vật trái ngược nhau trong một khoảng khắc ngắn ngủi, em thấy lòng bâng khuâng khó tả.

Trường Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Phương
7 tháng 2 2017 lúc 15:46

I. MB:
- Trong cuộc sống,ai mà chẳng có lỗi lầm. Điều quan trọng là có biết nhận ra lỗi và sửa đổi lỗi lầm.(Dẫn câu đề bài vào là ok)
II. TB :
1) GIẢI THÍCH :
- Câu chuyện “Lỗi làm và sự biết ơn” kể về hai người bạn đi trên sa mạc. Một người vì bạn đối xử xấu nên đã ghi trên cát. Sau khi người bạn cứu anh ,anh đã ghi lại trên đá:“Hôm nay người bạn …”.
- Việc làm này của anh ta đã là một bài học giáo dục con người hãy tha thứ khi bạn mắc lỗi và ghi nhớ ơn khi người ta giúp cho mình.
2) CHỨNG MINH :
- Thực tế nhân dân ta đã luôn ghi nhớ công ơn của người đi trước hay của người lao động và đã nhiều lần tha thứ cho kẻ thù và bắt tay giao hảo với cả Trung Quốc và Đế quốc Mỹ.
- Những giận hờn, thù oán sẽ làm tâm hồn ta chai sạn, cuộc sống nặng nề.
- Nhớ ơn sẽ làm tâm hồn ta đẹp hơn , biết trân trọng cuộc sống hơn.
3) PHÊ PHÁN :
- Chỉ đáng buồn là ở xã hội ta vẫn còn nhiều người không có lòng tha thứ và bội bạc với người đã có ơn với mình.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Ngày nay, câu chuyện “Lỗi lầm và sự biết ơn” vẫn là một bài học để cho lớp trẻ chúng ta trong việc rèn luyện và sửa mình .
- Hãy tha thứ lỗi cho bạn bè khi cần thiết và hãy luôn trân trọng ghi nhớ công ơn của cha mẹ, thầy cô ,những người đã đem lại cho chúng ta những niềm vui và hạnh phúc.
III. KB :
- Bài học từ “Lỗi lầm và sự biết ơn” sẽ giúp chúng ta tránh được những điều tệ hại trong giao tiếp và cư xử.
- Hãy tha thứ cho nhau để cuộc sống đẹp thêm.

Dàn bài đây nhé! Chúc bạn hc tốt!

Đạt Trần
10 tháng 8 2017 lúc 14:25

ý thôi nha:


1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. Khái quát chung và nắm bắt được ý nghĩa mà câu chuyện muốn đề cập.
3.Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống mà được gợi lên từ câu chuyện :
- Giải thích về vấn đề cần bàn luận :
+ Thế nào là sự tha thứ và lòng biết ơn : tha thứ là việc bỏ qua, không trách cứ, chấp nhặt, hay trừng phạt những sai trái, lỗi lầm của người khác ;lòng biết ơn là sự thể hiện việc hiểu và nhớ công ơn của người khác đối với mình.
+ Vì sao trong cuộc sống con người cần có sự tha thứ và lòng biết ơn ?: trong cuộc sống ai cũng có lúc gây ra những lỗi lầm, sai trái vì vậy cần phải nhận được sự tha thứ, bao dung của mọi người. Bởi chính sự tha thứ giúp cho người mắc lỗi có cơ hội được sửa chữa; giúp cho bản thân tìm thấy được sự thanh thản và làm cho cuộc sống bớt đi sự căng thẳng, xung đột và thêm đi sự hoà hợp, yêu thương, có nghĩa là phải biết viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát …; phải biết khắc ghi những ân nghĩa vào lòng, phải biết ơn những người đã đem đến cho mình những điều tốt đẹp, và biết khắc ghi những ân nghĩa lên đá, như cách ứng xử giữa những con người trong câu chuyện trên.
- Suy nghĩ của bản thân :
+ Sự tha thứ và lòng biết ơn là một trong phẩm chất cần thiết, cao đẹp để hình thành nên một con người chân chính, bởi bên cạnh việc thu nhận kiến thức thì việc tu dưỡng, rèn luyện cho bản thân những đức tính về sự tha thứ và lòng biết ơn có một ý nghĩa rất lớn trên con đường hoàn thiện nhân cách của mỗi con người
+ Sự tha thứ và lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở một cá nhân hay một bộ phận mà những đức tính đó cần phải được gắn kết và tạo thành những phẩm chất, đạo lí trong cuộc sống. Bởi đó chính là những nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam.
4. Bài học nhận thức và hành động :
- Cần phải biết sống có tấm lòng bao dung, vị tha; biết ghi ơn những con người đã mang lại cho mình những điều tốt đẹp.
- Cần phải được thể hiện sự tha thứ và lòng biết ơn của mình trên cả nhận thức và hành động cụ thể.

Lê Phương Thanh
10 tháng 8 2017 lúc 16:42

MB: lỗi lầm và sự biết ơn trong cuộc sống
TB:
-Lỗi lầm :ai cũng có lỗi lầm trong cuộc sống và lỗi lầm để chúng ta trưởng thành hơn trong cuộc sông-Bài học kinh nghiệm
+Dẫn đến lỗi lầm trong câu chuyện
-Sự biết ơn:Khi ta được mọi người giúp đõ hãy biết nói cám ơn như mở rộng tấm lòng với mọi người
+Dẫn đến sự biết ơn trong câu chuyện
-Liên hệ với hiện nay
KB:
Ý nghĩa câu chuyện với mọi người
Lời nhắc nhở

Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Linh Phương
20 tháng 9 2016 lúc 11:37

      Nếu nói về người phụ nữ ngày xưa, thì họ là những người không thể tự tạo lập cuộc sống cho bản thân. Họ phải chông cậy vào người chồng và con cái. Họ luôn được coi trọng như "người ở tôi đòi".

     Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình  và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình.

Thiếu ý hoặc dài quá bạn lược bớt ý đi nhé. CHúc bạn học tốt!hihi

Thảo Phương
20 tháng 9 2016 lúc 11:44

Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. 

Nguyễn Trần Thành Đạt
20 tháng 9 2016 lúc 13:16

Ngày xưa, khái niệm trọng nam khinh nữ phân biệt rất rõ ràng. Thân phận thấp hèn của người phụ nữ trong xã hội phong kiếm đã định sẵn. Người phụ nữ luôn phải giữ đạo hạnh, sắc son,... và bị toan cấm nhhiều điều.

Ywn Han
Xem chi tiết
Ng Ngann
16 tháng 3 2022 lúc 20:36

Vai trò của sự tự giác , lao động và sáng tạo trong lao động và học tập : Giúp con người không bị mất thời gian vào những việc vô ích , hoàn thành được công việc lao động hay học tập một cách nhanh chóng . Sẽ không bị bất kì thứ gì cản trở khi có sự tự giác , lao động và sáng tạo . 

CÓ Thể thấy những người thành cồng những người luôn luôn có sự tự giác , lao động và sáng tạo . Còn những người lười , ỷ lại vào người khác là những người không bao giờ có sự tự giác , lao động và sáng tạo trong lao động hay học tập

Dark_Hole
16 tháng 3 2022 lúc 20:37

Sự tự giác, sáng tạo trong lao động và học tập là một điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống của chúng ta.Khi chúng ta có sự tự giác và sáng tạo trong lao động thì ta sẽ luôn gặt hái được nhiều thành công. Thêm vào đó, chúng ta có thể tích lũy nhiều kinh nghiệm để từ đó lao động có hiệu quả và chất lượng cao. Trong học tập thì sự tự giác và sáng tạo cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp cho chúng ta nắm chắc các kiến thức quan trọng, tiếp thu các kiến thức nâng cao, khó một cách hiệu quả hơn thay vì học vẹt. Qua những điều trên thì chúng ta có thể thấy được vai trò không nhỏ của sự tự giác và sáng tạo trong lao động và học tập.

kodo sinichi
16 tháng 3 2022 lúc 20:36

tham khảo 

Nói đến tuổi trẻ, chắc hẳn mỗi chúng ta đều nghĩ ngay đến sự sục sôi, nhiệt huyết, những điều tươi mới, hoài bão lớn về một tương lai xán lạn. Mỗi bạn trẻ đều phải trang bị cho mình những mục tiêu và sự sáng tạo trong công việc cũng như cuộc sống để đạt được kết quả tốt nhất. Vậy thế nào là sự sáng tạo và chúng có ý nghĩa ra sao? Sáng tạo là việc chúng ta phát minh ra những điều, những thứ mới lạ giúp cho cuộc sống trở nên thuận tiện, dễ dàng, hiện đại, tiện nghi hơn để thay thế cho những thứ có sẵn. Sự sáng tạo vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống này nhất là thời kì phát triển hiện nay. Cuộc sống ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nếu con người không sáng tạo, không tiến về phía trước thì sẽ trở nên lạc hậu và bị bỏ lại phía sau.