Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thuy Nguyen
Xem chi tiết
do thanh an
19 tháng 2 2016 lúc 20:19

khó quá

 

Vũ Tú Anh
19 tháng 2 2016 lúc 21:11

1 *Nguyễn Trãi (1380 – 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở thôn Chi Ngại, phường Cộng Hoà, thị xãChí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ, nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh đầu hàng từ trước đó viết thư khuyên ông ra hàng, ông làm theo. Sau khi Đại Việt bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.

Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tôngxuống chiếu giải oan cho ông.

*

Lê Thánh Tông  là Hoàng đế thứ 5 của triều đại nhà Hậu Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, tổng cộng 38 năm. Trong thời gian tại vị, ông sử dụng hainiên hiệu là Quang Thuận và Hồng Đức , trong đó thời kì Hồng Đức được nhiều thành tựu và được tán thưởng nhất, nên ông còn được gọi là Hồng Đức Đế .

Lê Thánh Tông được cho là có tư chất thông minh, học vấn uyên bắc, giỏi về xử lí chính trị và cả về văn học, nghệ thuật. Dưới thời đại của ông, Đại Việt phát triển rực rỡ về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự và trở thành một cường quốc, cũng như đã khiến Quân chủ chuyên chế Việt Nam đạt đến đỉnh cao vàng sơn. Nước Đại Việt từ trước chưa bao giờ cường thịnh và mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng toàn khu vực lớn như thời này, thời kỳ này được gọi là Hồng Đức thịnh thế . Điều đó khiến ông trở thành một trong những vị Hoàng đế vĩ đại.

3

Tháng 9 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông.

Ngày 1 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua duyệt binh ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón Lê Thái Tông đi thuyền vào chơi chùa Côn Sơn. Khi trở về Đông Kinh, người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua. Ngày 7 tháng 9 năm 1442, thuyền về đến Lệ Chi Viên[e] thì vua bị bệnh, thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất. Các quan giấu kín chuyện này, nửa đêm ngày 9 tháng 9 năm 1442 về đến Đông Kinh mới phát tang. Triều đình qui tội Nguyễn Thị Lộ giết vua, bèn bắt bà và Nguyễn Trãi, khép hai người vào âm mưu giết vua.

 

Hồ Hà Thi Quân
6 tháng 2 2018 lúc 21:44

Lê Thánh Tông (chữ Hán: 黎聖宗; 25 tháng 8 năm 1442 – 3 tháng 3 năm 1497), là hoàng đế thứ năm của vương triều Hậu Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, tổng cộng 38 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê – giai đoạn Lê sơ và cũng là một trong những vị vua cai trị trong thời kỳ hòa bình lâu nhất trong lịch sử Việt Nam.

Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành, là con thứ tư của Lê Thái Tông. Cuối năm 1442, Thái Tông mất, anh khác mẹ Tư Thành là Lê Nhân Tông lên thay, phong Tư Thành làm Bình Nguyên vương. Năm 1459, người con cả của Thái Tông là Lê Nghi Dân giết vua Nhân Tông và cướp ngôi. Nghi Dân chỉ ở ngôi được 6 tháng. Ngày 6 tháng 6 âm lịch năm 1460, các tể thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt làm binh biến, bức tử Nghi Dân. Hai ngày sau, họ bàn nhau lập Lê Tư Thành làm vua. Thánh Tông lên ngôi hoàng đế, xưng làm Thiên Nam động chủ, đặt niên hiệu là Quang Thuận (sau đổi thành Hồng Đức).

Trong 38 năm trị quốc, Lê Thánh Tông đã ban bố rất nhiều chính sách nhằm hoàn thiện bộ máy quan chế, hành chính, giáo dục, luật pháp, kinh tế, xã hội, làm nước Đại Việt rất phồn thịnh và văn minh. Ông còn xây dựng quân đội hùng hậu, mở rộng lãnh thổ về phía Nam và phía Tây sau các cuộc hành quân đánh Chiêm Thành năm 1471, Lan Xang và Bồn Man năm 1478. Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Lê Thánh Tông đã đưa Đại Việt trở thành một cường quốc lớn mạnh trong khu vực Đông Nam Á. Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư (bộ quốc sử được khởi soạn từ thời Lê Thánh Tông và hoàn tất vào thời Lê trung hưng) có lời nhận định của sử thần đời sau về ông: "Vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đườngcũng không thể hơn được. Nhưng công trình thổ mộc vượt quá quy mô xưa, tình nghĩa anh em thiếu hẳn lòng nhân ái. Đó là chỗ kém vậy".[1][2]

Lê Thánh Tông còn là một nhà thơ, nhà văn lớn, ước tính có hàng ngàn sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm, trong đó thơ chữ Hán ngày nay còn hơn 350 bài

Hậu Vệ Thép
Xem chi tiết
Thành viên
19 tháng 10 2018 lúc 17:42

Tháng 7/1442, vua Lê Thái Tông đi duyệt binh ở Chí Linh đã về ngự ở chỗ Nguyễn Trãi trên chùa Côn Sơn. Đến ngày 4/8/1442, vua về đến Lệ Chi Viên thì đột ngột qua đời. Mọi người đều nói người giết vua là Nguyễn Thị Lộ, vợ Nguyễn Trãi. Cả gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, ngay sau việc này, nhiều người đã cho rằng Nguyễn Trãi bị oan.

Vua Lê Nhân Tông từng khẳng định công lao sự nghiệp của Nguyễn Trãi như sau: "Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thái Tổ dẹp yên giặc loạn, giúp đức Thái Tông sửa sang thái bình. Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn Trãi, các danh tướng của bản triều không ai sánh bằng". Tuy nhiên, ông vua này chưa minh oan cho Nguyễn Trãi.

Phải đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới chính thức ban chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù Bá, ban cho con trai Nguyễn Trãi, người sống sót duy nhất trong gia đình sau vụ án Lệ Chi Viên, là Nguyễn Anh Vũ chức huyện quan. Sau đó, Lê Thánh Tông còn ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi, nhờ đó mà một phần quan trọng các di sản văn hóa của Nguyễn Trãi còn tồn tại đến ngày nay.

Mặc dù vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, nhưng Nguyễn Thị Lộ, vợ Nguyễn Trãi, người bị nghi là hung thủ chính, chưa được vua minh oan. Sử sách không nhắc gì đến việc này.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
28 tháng 9 2019 lúc 17:35

- Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

    - Tác phẩm tiêu biểu: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập.

    - Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. Cả cuộc đời ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.

Bách Đặng Trần
Xem chi tiết

Vai trò Lê Lợi: +Chống lại và đánh đuổi nhà Minh xâm lược 
+Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà minh 
+Hướng dẫn và dẫn dắt quân khởi nghĩa để có được những trận thắng 
+Lê lợi đã đóng góp nhiều công sức vào các trận đanh 
+Chấp nhận hi sinh để đánh đuổi quân xâm lược và chọn được một đội quân sĩ dũng cảm

Vai trò Nguyễn Trãi: Là nhà cố vấn, là người phò tá đắc lực của Lê Lợi, góp phần không nhỏ vào chiến thắng của nghĩa quân

bn k cho mik nha

học tốt

Khách vãng lai đã xóa
Ngô Thu Thúy
6 tháng 2 2022 lúc 19:31

Công lao của Lê Lợi:

- Dẫn dắt và chỉ huy quân khởi nghĩa để dành chiến thắng  

- Đóng góp nhiều, cống hiếm hết sức mình vào cuộc kháng chiến

- Kết thúc 20 năm đô hộ của giặc Minh

- Chống, đánh đuổi giặc Minh

- Giúp đất nước bước sang một giai đoạn mới

Công lao của Nguyễn Trãi:

- Góp sức một phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến

- Cùng Lê Lợi chỉ huy quân khởi nghĩa để dành chiến thắng  

Khách vãng lai đã xóa
Bách Đặng Trần
6 tháng 2 2022 lúc 19:39

bạn copy đc đấy

Khách vãng lai đã xóa
Thanh Tran
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
8 tháng 5 2021 lúc 10:36

*Nguyễn Trãi:

  - Tác phẩm tiêu biểu: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập,...

*Lê Thánh Tông:

- Tác phẩm tiêu biểu: Thiên Nam dư hạ, Minh lương cẩm tú,  Quỳnh uyển cửu ca, Văn minh cổ xúy,....

Ngô Vinh
Xem chi tiết
︵✰Ah
18 tháng 2 2021 lúc 8:11

-Là một hòang đế anh minh,tài giỏi về kinh tế , chính trị, quân sự, nhà văn, nhà thơ .

-Sáng lập hội Tao Đàn , đánh dấu bước phát triển cao văn chương đương thời . Hội Tao Đàn do lê Thánh Tông sáng lập gồm 28 hội viên gọi là “Tao Đàn nhị thập bát tú “; là hội thơ và bình thơ , là câu lạc bộ giải trí của vua và 1 số cận thần

-Thơ văn yêu nước , yêu dân tộc .

-Văn thơ chữ Hán : Quỳnh uyển cửu ca , Châu cơ thắng thưởng .

-Văn thơ chữ Nôm có Hồng Đức Quốc Âm thi tập.

Liên hệ bản thân : Phải biết noi gương và học tập theo

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
27 tháng 4 2018 lúc 16:33

 

Lê Lợi
X Lý Tử Tấn
X Nguyễn Trãi
  Lê Quý Đôn
  Lê Thánh Tông
  Lý Thường Kiệt
  Trần Hưng Đạo
X Ngô Sĩ Liên
  Nguyễn Mộng Tuân
X Lương Thế Vinh
Ngọc Bảo Trần
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
24 tháng 10 2023 lúc 2:59

Vua Lê Thánh Tông (năm 1442-1497), tên thật là Lê Nhân Tông, đã đóng một vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam trong lịch sử. Dưới triều đại của ông, có một số đặc điểm quan trọng về vai trò của vua Lê Thánh Tông:

- Thời kỳ thịnh vượng: Ông đã tiếp tục công cuộc thống nhất đất nước Việt Nam bằng cách đánh bại các quân thực dân cuối cùng của nhà Hậu Lê. Sau đó, ông thiết lập triều đại Lê sơ cơ bản ổn định. Thời kỳ này thịnh vượng về kinh tế và văn hóa.

- Cải cách hành chính: Vua Lê Thánh Tông đã tiến hành một loạt cải cách hành chính để tăng cường quản lý và quản lý tài sản quốc gia. Ông đã sắp xếp lại các cơ quan chính quyền để cải thiện hiệu suất và công bằng trong việc thu thuế và quản lý.

- Phát triển nông nghiệp và hạ tầng: Vua Lê Thánh Tông quan tâm đến sự phát triển của nông nghiệp và cải thiện hạ tầng của đất nước. Ông đã khuyến khích việc trồng cây lúa và phát triển hệ thống kênh mương để cải thiện năng suất nông nghiệp.

- Đánh giặc ngoại xâm: Ông đã đối mặt với thách thức từ các quốc gia hàng xóm và phải tổ chức quân đội để đánh giặc. Trong trận chiến với quân Minh, ông đã giúp bảo vệ đất nước khỏi nguy cơ xâm lược.

- Văn hóa và giáo dục: Vua Lê Thánh Tông đã khuyến khích sự phát triển của văn hóa và giáo dục. Ông đã tạo điều kiện cho các học giả và nhà thơ văn phát triển và đóng góp vào văn hóa quốc gia.

-> Vai trò của vua Lê Thánh Tông không chỉ là người lãnh đạo chính trị mà còn là người thúc đẩy sự phát triển của quốc gia và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đó. Ông được nhớ đến như một trong những vị vua xuất sắc của triều đại Lê và đã để lại dấu ấn lớn trong lịch sử Việt Nam.

Cao Phúc
Xem chi tiết
Huỳnh Ngọc Lam
4 tháng 5 2023 lúc 15:17

Đóng góp công lao to lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục,ổn định xã hội.
Lập hội Tao Đàn, làm chủ soái, đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.