Những câu hỏi liên quan
Thảo
Xem chi tiết
nthv_.
27 tháng 9 2021 lúc 15:39

Tham khảo:

Người biết ít thì nói nhiều, người biết nhiều thì nói ít. Có thể nói, khiêm tốn là chiến thắng đầu tiên trong giao tiếp. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân và người khác, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn nhún nhường trước người khác. Người khiêm tốn thường giao tiếp điềm đạm, nhỏ nhẹ, luôn biết nhường nhịn người khác, không khoe mẽ về bản thân, tôn trọng và lịch thiệp trong giao tiếp. Người khiêm tốn cũng không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết, nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao tiếp,nên kết giao được với nhiều người. Khiêm tốn là một thái độ sống tích cực, một cách làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiêm của bản thân từ cuộc sống. Thái độ khiêm tốn thể hiện qua từng lời nói, hành động và cử chỉ một cách thật tâm đối với mọi người. Ai cũng cần có lòng khiêm tốn. Chính sự khiêm tốn gắn kết con người lại với nhau, tạo nên một xã hội văn minh, tiến bộ và hạnh phúc. Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng còn tính cách trưởng thành trong bão tố. Kẻ sống không có lòng khiêm tốn, thích khoe khoang, hợm hĩnh, kiêu ngạo quá mức sẽ bị mọi người khinh ghét, xa lánh, nhất định sẽ thất bại trong cuộc sống này.

Bình luận (0)
Tai Lam
Xem chi tiết
Pikachu
18 tháng 5 2022 lúc 14:47

tk

Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và một trong số đó là đức tính trung thực. Vậy “tính trung thực” là gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Đức tính trung thực được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Riêng trong học tập, những biểu hiện của đức tính trung thực là các bạn học sinh không quay học, không mang tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra. Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người. Nó mang đến một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa con người với nhau. Người trung thực luôn nhận được sự tin yêu và kính trọng của mọi người. Ngày nay, tính trung thực lại càng cần thiết hơn vì đức tính này sẽ giúp chúng ta trở thành những con người tốt, được người khác tin tưởng, như lời Bác Hồ đã từng dạy: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

Bình luận (1)

tham khảo

Khiêm tốn là thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử; luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Nhất là trong học tập và đời sống, người biết khiêm tốn sẽ nhận được nhiều sự tương trợ, chia sẻ từ người khác, giúp cho bản thân không ngừng tiến bộ, tình cảm với mọi người được khăng khít, bền chặt. Người có đức tính khiêm tốn luôn được người khác kính trọng và yêu mến. Ngược lại, người không biết khiêm tốn, lúc nào cũng kiêu căng, khoe mẽ, tự cao tự đại không những hiểu biết của bản thân bị cạn hẹp mà còn luôn bị người khác khinh ghét và xa lánh. Tài năng thường được tỏa sáng trong im lặng; sự kém cỏi thường tự lan tỏa bằng âm thanh. Sự kiêu căng có thể làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng vốn có ở con người chính là tính khiêm tốn. Khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời. Hiểu được điều đó, mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống.

  
Bình luận (1)
Huỳnh Kim Ngân
18 tháng 5 2022 lúc 14:47

Tham khảo

Khiêm tốn là một đức tính tốt cần có ở mỗi người đặc biệt là người học sinh. Khiêm tốn là ta biết lắng nghe, học hỏi từ người khác để tiếp tục đi lên. Ngay khi bạn đạt loại giỏi hay giải cao không được kiêu căng, vẫn thừa nhận người khác giỏi hơn mình. Vì " nhân vô thập toàn ", " núi này cao còn có núi khác cao hơn ". Không ai hoàn thiện, hoàn mỹ tuyệt đối. Không ai lúc nào ở khía cạnh nào cũng giỏi nhất. Khi sống khiêm tốn giúp chúng ta có ý thức học hỏi từ người khác vì vậy ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn, giỏi hơn, trưởng thành hơn. Tạo nên sự hòa đồng giữa mọi người. Giúp chúng ta không chủ quan, không ngủ quân trên chiến thắng nhất thời. Vì thế ta phải ý thức được vai trò quan trọng, sự cần thiết của việc khiêm tốn. Nên khiêm tốn một cách chân thành không giả tạo bề ngoài. Nhưng trong cuộc sống này vẫn còn nhiều người rất tự kiêu. Vì vậy ta phải phê phán những người tự mãn, kiêu căng " thùng rỗng là thùng kêu to " càng cố tỏ vẻ mình sáng chói trước tất cả mọi người thì càng thể hiện sự non nớt. Ông bà ta đã dạy " một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu ". Vì vậy mỗi chúng ta hãy khắc ghi bài học này.

Bình luận (0)
Bảo Huỳnh Kim Gia
Xem chi tiết
Tiendz1411
Xem chi tiết
Lê Anh 2k9
17 tháng 2 2021 lúc 10:39

ggggggggggggggggg

Bình luận (0)
Nguyễn Phạm Trà My
1 tháng 10 2021 lúc 8:28

cần làm gì ah

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Minh Hoàng
1 tháng 10 2021 lúc 11:30

hhhhh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thành Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Huyền
14 tháng 3 2022 lúc 15:39

Tham khảo:

Suy nghĩ của em về lòng khiêm tốn - Luyện thi văn

Bình luận (0)
Giang シ)
14 tháng 3 2022 lúc 15:40

Tham khảo :

Khiêm tốn không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn tới thành công. Vậy khiêm tốn là gì? Tại sao nó lại quan trọng với chúng ta đến vậy? Khiêm tốn là lối sống không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi từ những người khác. Chắc hẳn bạn cũng biết, không ai trong chúng ta là hoàn hảo, trí tuệ của mỗi người cũng chỉ là một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc rộng lớn. Hiểu được khả năng của mình sẽ là cơ sở quan trọng để ta hoàn thiện bản thân và mở mang tri thức.

Đồng thời, biết khiêm nhường và lắng nghe cũng giúp ta có được sự tôn trọng, tin yêu của những người xung quanh. Khiêm tốn làm chúng ta cao quý hơn trong mắt mọi người và luôn luôn nhận được sự nể phục. Khiêm tốn còn làm chúng ta tự kiềm chế bản thân mình để không tự mãn khi thành công. Chính điều này làm chúng ta luôn thấy mình “thấp” hơn người khác để bản thân không ngừng cố gắng mỗi ngày. Chính đức tính ấy đã làm cho bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trở nên gần gũi, cao quý hơn đối với nhân dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế. Vậy nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người quá đề cao chủ nghĩa cá nhân, mải khoe khoang tự mãn, đắm chìm trong những gì đã đạt được để rồi dần thụt lùi so với dòng chảy của văn minh nhân loại.

Hiểu được giá trị của đức tính khiêm tốn mỗi chúng ta cần nói không với cách sống tiêu cực và rèn luyện đức khiêm tốn từ những điều nhỏ bé hàng ngày. Bởi “khiêm tốn là lương tri của cơ thể”, thiếu nó ta đâu thể trở thành một con người đúng nghĩa cũng như hoàn thiện bản thân.

Bình luận (0)
Thành Nguyễn
Xem chi tiết
Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Bùi Ngọc Diệp
30 tháng 4 2021 lúc 15:17

Trong xã hội ngày nay, có không ít người với bước thành công ban đầu đã khoe khoang này nọ đủ thứ để chứng tỏ mình tài giỏi, hiểu biết. Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào cũng phải 'phô" ra cho người khác xem như thế, vì lòng khiên tốn trong mọi trường hợp chưa bao giờ là thừa. Lòng khiêm tốn là gì? Khiêm tốn chính là một lối sống không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi ở những người khác. Lòng khiêm tốn là một đức tính đáng quý, cần phát huy của mỗi con người. Nó sẽ giúp cho bạn thành công một cách vững chắc nhất. Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều người tài giỏi, vì thế không nên khoe khoang, khoác loác rằng mình làm được cái này cái nọ, mình hiểu được điều này biết được điều kia. Đó sẽ chỉ là trò cười cho thiên hạ mà thôi. Bản thân mình năng lực như thế nào mọi người sẽ có thể thấy được qua hành động của bạn chứ không phải qua lời nói. Như chúng ta đã biết, thành công luôn là thành quả của một quá trình gian nan, vất vả mới có được. Khi thời gian đủ chín và mọi việc đủ thành thì bạn sẽ nắm trong tay phần thắng. Nếu như lúc đó bạn không khiêm tốn, không biết cách kiềm chế cảm xúc thì có lẽ bạn sẽ chìm ngập trong "mùi vị" vinh quang mà quên mất rằng thực tế bên ngoài còn nhiều điều chưa biết. Những người biết phân biệt đâu là cái danh, đâu là cái mình cần mới thực sự cân bằng được cuộc sống này. Bởi vậy, trong những lúc thế chúng ta mới thấy được lòng khiêm tốn quan trọng như thế nào. Trong xã hội phong kiến có rất nhiều bậc danh nhân vì chán ghét cảnh tranh chấp quan trường mà cáo quan về ở ẩn. Họ luôn giữ cho lòng mình luôn sáng, tinh thần khiêm tốn, thanh cao. Đấy mới là điều đáng quý. Hay như Hồ Chí Minh, một con người vĩ đại lập được bao nhiêu công lao nhưng người chưa bao giờ nói rằng tôi đã làm được cái này, tôi đã làm được cái kia. Người tự cho rằng sự học không bao giờ là thừa, và lòng khiêm tốn cũng vậy. Chúng ta thành công như thế này, có người khác còn thành công hơn chúng ta. Xã hội không thiếu những người tài giỏi mà mình phải ngưỡng mộ học giỏi,. Tuy nhiên hiện nay có một số người với chút công lao ban đầu đã to tiếng rằng mình là người tài giỏi thì thực sự công danh ấy có tồn tại được lâu. Khi tự nhận mình tài giỏi thì họ sẽ tự thỏa mãn rằng như thế là đủ, không cần cố gắng thêm. Như thế là quá sai lầm.

Khiêm tốn sẽ giúp cho bản thân mình nhận ra rằng còn điều gì thiếu sót mà mình phải hoàn thiện, học hỏi được từ người khác nhiều điều mà mình không có. Lòng khiêm tốn sẽ khắc phục được rất nhiều nhược điểm đang tồn tại trong bạn, ngày càng hoàn thiện được bản thân mình. Lòng khiêm nhường luôn đi liền với sự hòa nhã, hòa đồng với mọi người, vì tinh thần không ngừng cố gắng học hỏi. Còn đối với những kẻ tự thỏa mãn bản thân thì luôn thấy người khác là thấp hơn mình, không đáng học hỏi. Vậy là tự họ tạo nên khoảng cách cho mình với mọi người. Họ thành kẻ cô lập. Bởi vậy lòng khiêm tốn đối với mỗi con người là vô cùng quan trọng, giúp cho mỗi con người chúng ta có thể thấy được rằng không có điều gì là đủ, là thừa. Càng khiêm tốn, chúng ta sẽ học hỏi thêm nhiều điều. Nhất là đối với thế hệ trẻ ngày nay.

Bình luận (0)
Hoang Minh
Xem chi tiết
Bùi Tuệ Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Chi
13 tháng 3 2021 lúc 18:41

Mình đưa ra dàn ý nha

1. Mở đoạn

- Dẫn ra vấn đề cần nghị luận.


2. Thân đoạn

a. Khái niệm
- Khiêm tốn là một đức tính quý giá, là việc con người có những nhận xét, đánh giá đúng mức và phù hợp với bản thân, không tự cho mình là đúng, không tỏ thái độ kiêu kỳ, tự mãn.
- Giản dị là sự tối giản một cách tự nhiên trong nếp sống. Người sống giản dị có gì dùng đó, thích những thứ đơn giản, hữu dụng hơn là những thứ màu mè hoa lá, họ sống một cách khoa học và tiết kiệm. Không chỉ là sự giản dị trong tiêu dùng mà còn là giản dị trong cả tâm hồn, lời ăn tiếng nói.
=> Ăng-ghen nói "Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị", là nhằm khẳng định tầm quan trọng, sự quý giá và cần thiết của hai đức tính này trong quá trình phát triển của con người.

b. Biểu hiện và lợi ích:

* Khiêm tốn:
- Người khiêm tốn, không thích nói nhiều, họ quan tâm đến việc phải làm gì và luôn muốn phát triển bản thân một cách tích cực.
- Luôn nhận được sự tin tưởng, quý trọng từ người khác, được đánh giá một cách khách quan và trung thực, bởi họ thường chứng minh năng lực của bản thân bằng hành động, chính vì thế luôn đem đến cho người khác sự kỳ vọng vượt ngoài mong đợi.

* Người sống giản dị:
- Họ thường sẽ trở thành thành phần trung tính trong xã hội, với lối ăn mặc, sinh sống, trang điểm giản dị, họ thường dễ được chào đón trong môi trường xã hội.
- Giản dị không chỉ ở lối sống mà còn phải giản dị trong cách suy nghĩ, tư tưởng, nghĩ đơn giản, sống lạc quan, tư duy một cách tích cực, không toan tính thực dụng => Dễ tạo thiện cảm với mọi người, đồng thời có được mối quan hệ tốt đẹp.
- Sống giản dị, tiết kiệm giúp chúng ta tiết kiệm chi tiêu, dành tiền bạc của cải vào các quỹ tiết kiệm, hoặc thực hiện được những việc có ý nghĩa.

c. Bàn luận:
- Câu nói của Ăng-ghen đã mở ra cho mỗi chúng ta một quan niệm nhân sinh triết học sâu sắc, cho chúng ta những bài học, lời khuyên quý giá trong việc tu dưỡng đạo đức phẩm giá của mỗi con người.
- Phê phán lối sống kiêu căng, tự mãn và sự phung phí, chạy theo hình thức nguy hại.


3. Kết đoạn

Nêu bài học.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa