Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
22 tháng 5 2018 lúc 10:15

Đáp án D

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
7 tháng 1 2019 lúc 9:33

Đáp án D

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
5 tháng 8 2019 lúc 12:14

Đáp án D

Do Chúng ta không còn con đường nào khác Đảng ta quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (cuối năm 1946)

Quang Trinh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
31 tháng 1 2018 lúc 11:20

Đáp án D

Ngay sau khi thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu (18/12/1946) thì Đảng ta đã họp Hội nghị bất thường của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mở rộng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

mẫn mẫn
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 10 2023 lúc 13:41

Câu 1 :
Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam có nhiều yếu tố, bao gồm:

- Khám phá và tham vọng thuộc địa: Thực dân Pháp đã có mong muốn mở rộng thuộc địa của mình và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới. Việt Nam, với tài nguyên tự nhiên và vị trí địa lý quan trọng, đã trở thành mục tiêu hấp dẫn cho Pháp.

- Cạnh tranh với các cường quốc châu Âu: Trong thời kỳ này, các cường quốc châu Âu đang cạnh tranh để chia nhỏ và chiếm đóng các khu vực khắp thế giới. Pháp không muốn bị bỏ lại sau Anh, Tây Ban Nha và Hà Lan trong việc mở rộng thuộc địa ở Đông Nam Á.

- Xung đột với triều đình Việt Nam: Trong giai đoạn này, Việt Nam đang trong giai đoạn suy yếu và nội bộ tranh chấp. Pháp đã nhìn thấy điều này là cơ hội để can thiệp và chiếm lợi từ sự xung đột và bất ổn.

Tóm tắt diễn biến chính chiến sự ở Đà Nẵng 1858 và Gia Định 1859:

- Chiến sự ở Đà Nẵng 1858: Trong cuộc xâm lược này, Hải quân Pháp đã tiến hành tấn công Đà Nẵng vào ngày 1 tháng 9 năm 1858. Quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của Amiral Charner đã đánh bại quân đội Việt Nam dưới sự chỉ huy của Hoàng Diệu. Đà Nẵng sau đó bị chiếm đóng bởi Pháp.

- Chiến sự ở Gia Định 1859: Sau thành công ở Đà Nẵng, quân đội Pháp tiếp tục tiến về Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Với sự hỗ trợ của Hải quân Pháp, quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của Jules Gros và Charles Rigault de Genouilly đã tấn công thành phố. Gia Định đã rơi vào tay Pháp sau khi triều đình Việt Nam không thể chống lại được cuộc tấn công mạnh mẽ từ quân đội Pháp.

Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 10 2023 lúc 13:44

Câu 2 :
- Chiến dịch Kháng Chiến Tây Nguyên (1858-1864): Sau khi Pháp xâm lược Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân ta đã tổ chức cuộc kháng chiến quyết liệt để chống lại thực dân Pháp. Trong suốt giai đoạn này, các lực lượng kháng chiến do Trương Công Định, Trần Nhật Duật và người dân Tây Nguyên lãnh đạo đã tiến hành những cuộc trận đánh dũng cảm nhằm giải phóng các vùng miền Tây Nguyên.

- Khởi nghĩa Bắc Sơn (1868): Khởi nghĩa Bắc Sơn là một cuộc kháng chiến lớn tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Lê Văn Khôi và người dân miền Bắc Sơn đã tổ chức kháng chiến chống lại quân đội Pháp, đánh tan nhiều đợt tấn công của Pháp và kéo dài cuộc kháng chiến lên đến một thời gian dài.

- Kháng chiến ở Nam Kỳ (1868-1873): Trong giai đoạn này, nhân dân Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và các vùng lân cận đã tổ chức cuộc kháng chiến tiếp tục chống lại thực dân Pháp. Các lãnh đạo như Trần Huy Liệu, Nguyễn Tri Phương và Trương Định đã lập ra những quân đội kháng chiến và tiến hành các trận đánh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước.

Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 10 2023 lúc 13:46

Câu 3:
Âm mưu của Pháp:

Trước khi tiến hành đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất vào năm 1873, Pháp đã có những âm mưu và kế hoạch cụ thể. Mục tiêu chính của Pháp là mở rộng sự kiểm soát thuộc địa và tăng cường sự hiện diện của mình trên lãnh thổ Việt Nam. Các yếu tố quan trọng của âm mưu này bao gồm:

- Tận dụng xung đột nội bộ: Pháp tận dụng những xung đột nội bộ trong triều đình Việt Nam và giữa các phe phái để tạo điều kiện thuận lợi cho việc can thiệp quân sự.

- Sử dụng chiến lược chia rẽ: Pháp áp dụng chiến lược chia rẽ và phân tán các vùng kháng chiến bằng cách tìm cách tạo ra sự bất đồng và mâu thuẫn giữa các lãnh đạo kháng chiến và thực hiện chính sách "chia để trị".

- Sử dụng sức mạnh quân sự: Pháp đã tăng cường lực lượng quân đội và triển khai các cuộc tấn công quân sự nhằm đánh tan, chia rẽ và đánh bại các lực lượng kháng chiến.

Quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất 1873:

- Tấn công Hải Dương: Vào ngày 21 tháng 2 năm 1873, quân đội Pháp tiến vào Hải Dương và tiến hành tấn công. Quân đội Việt Nam dưới sự chỉ huy của Trương Định đã cố gắng chống lại, nhưng cuối cùng phải rút lui sau khi không thể chống lại sức mạnh vượt trội của quân Pháp.

- Chiếm giữ Hà Nội: Sau khi chiếm được Hải Dương, quân Pháp tiếp tục tiến vào Hà Nội. Trong tháng 4 năm 1873, Hà Nội đã rơi vào tay quân đội Pháp. Đây là một mất mát lớn đối với lực lượng kháng chiến và có ý nghĩa quan trọng trong việc mở đường cho việc đánh chiếm toàn bộ Bắc Kỳ.

- Tiếp tục đánh chiếm: Sau khi chiếm Hà Nội, quân Pháp tiếp tục tiến vào các tỉnh lân cận và dần kiểm soát toàn bộ Bắc Kỳ. Các cuộc tấn công và tranh đấu tiếp tục diễn ra, khiến lực lượng kháng chiến suy yếu và phải rút lui.

Nguyễn Lê Đức Nhân
Xem chi tiết
Vũ Trịnh Hoài Nam
3 tháng 3 2016 lúc 16:13

 1.Sự hình thành đường lối kháng chiến.

Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, đảng ta mà đứng đầu là chủ tich Hồ Chí Mimh đã vạch ra đường lối kháng chiến để chỉ đạo mọi mặt kháng chiến của quân và dân ta. đường lối đó được xuất phát từ những văn kiện chính sau đây:

-Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946) -Bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ trung ương đảng (22/12/1946).

 -Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh 1947. Từ những văn kiên ấy dần dần hình thành đường lối kháng chiến của ta. đường lối đó là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, và tự lực cánh sinh. đường lối này đã thể hiện tính chất của cuộc kháng chiến của nhân ta là:

-Cuộc kháng của ta là một cuộc chiến tranh cách mạng chính nghĩa, chống lại một cuộc chến tranh phi nghĩa của thực dân Pháp.

 -Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhằm mục đích: Giành độc lập và thống nhất Tổ Quốc, bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân.

-Trong cuộc kháng chiến này, dân tộc việt Nam vừa đấu tranh để tự cứu mình, vừa đấu tranh cho hòa bình thế giới.Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam do đó còn là một cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, vì dân chủ hòa bình.

2.Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến.

*Kháng chiến toàn dân: Là toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc không phân biệt già trẻ, trai gái, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài. Sở dĩ như vậy là vì:Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, vì lợi ích toàn dân nên phải do toàn dân tiến hành

*Kháng chiến toàn diện: Là kháng chiến trên tất cả các mặt:Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao…..Vì thực tiển giặc Pháp không những đánh ta về quân sự mà con phá ta cả về kinh tế, chính trị, văn hóa…Cho nên ta không những kháng chiến chống Pháp trên mặt trận quân sự mà phải kháng chiến toàn diện trên tất cả các mặt. đồng thời kháng chiến toàn diện còn để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

*Kháng chiến trường kỳ (nghĩa là đánh lâu dài): đây là một chủ trương vô cùng sáng suốt của đảng ta, vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê Nin vào hoàn cảnh nước ta.Ta yếu địch mạnh nên phải đánh lâu dài để chuyển hóa lực lượng.

*Tự lực cánh sinh: Chủ yếu là dựa vào sức mình là chính (sức mạnh của nhân dân) không trông chờ ỷ lại vào bên ngoài, đồng thời phải tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Muốn đánh lâu dài thì phải dựa vào sức mình là chính.

* Ý nghĩa và tác dụng của đường lối kháng chiến chống Pháp

 -Toàn bộ đường lối kháng chiến thấm nhuần tư tưởng chiến tranh mhân dân sâu sắc. Nó chứng tỏ cuộc kháng chiến của ta là chính nghĩa, nên được nhân dân ủng hộ.  

-Đường lối kháng chiến có tác dụng dộng viên, dẫn dắt nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dù phải trải qua nhiều hy sinh gian khổ nhưng nhất định sẽ giành thắng lợi.

 

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
17 tháng 3 2019 lúc 7:24

Đáp án A

Hà Ngọc Nam
Xem chi tiết
TV Cuber
1 tháng 4 2022 lúc 5:37

refer

 

– Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện:

+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946).

+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947).

– Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

– Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, “đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”.

– Tính chất kháng chiến: trường kì kháng chiến, toàn diện kháng chiến.

– Nhiệm vụ kháng chiến: “Cuộc kháng chiến này chính là một cuộc chiến tranh cách mạng có tính chất dân tộc độc lập và dân chủ tự do…nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và phát triển dân chủ mới”.

– Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

+ Kháng chiến toàn dân: “Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.

+ Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó:

Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.

Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là “triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài… vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”.

Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung phát triển nền nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng.

Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.

Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực. “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập,…

+ Kháng chiến lâu dài (trường kì): là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.

+ Dựa vào sức mình là chính: “phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây bốn phía.  Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại.

+ Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định thắng lợi.