Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Biểu hiện

Tản văn

Tùy bút

 

Khái niệm

Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩa mang đậm bản sắc cá tính của tác giả.

Nét nổi bật của tuỳ bút là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại. So với các tiểu loại khác nhau của kí, tuỳ bút vẫn có không ít những yếu tố chính luận và chất suy tưởng triết lí trong một số trường hợp nhằm bộc lộ quan điểm, lý tưởng, cảm xúc của một người hoặc một lớp người trong xã hội.

Chất trữ tình

Chất trữ tình của tản văn và tùy bút là yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật để tạo nên rung động thẩm mỹ cho người đọc.

Cái tôi

Cái tôi trong tản văn, tùy bút là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản. 

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ tản văn, tùy bút thường tinh tế, sống động, mang hơi thở cuộc sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình, thể hiện triết lý về cuộc sống.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

Tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại là:

Tùy bút, tản văn

- Xác định được đề tài của văn bản.

- Xác định được cái tôi của tác giả trong văn bản.

- Những cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của tác giả.

- Ý nghĩa xã hội sâu sắc của nội dung bài tùy bút, tản văn.

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ của bài tùy bút, tản văn.

- Chú ý đến chất trữ tình được tác giả thể hiện trong văn bản.

- …

Truyện thơ

- Xác định được cốt truyện.

- Xác định được nhân vật trong truyện thơ là kiểu nhân vật nào.

- Giải thích và phân tích được ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

- …

Bi kịch

- Xác định được chủ đề, cốt truyện và thông điệp trong văn bản.

- Xác định được hoạt động gây ra xung đột của bi kịch.

- Xác định được nhân vật thuộc phe thiện > < ác, đặc biệt là nhân vật bi kịch.

- Giải thích và phân tích được đặc điểm của ngôn ngữ sử dụng trong văn bản: ngôn ngữ độc thoại và đối thoại.

- …

đức hiếu đỗ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Văn bản 1: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Bài tùy bút “Một thứ quà của lúa non: Cốm” đã thể hiện được nét đặc sắc của tác giả Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Đây cũng là đặc điểm chung trong các sáng tác của Thạch lam nói chung.

Khi nói về sự hình thành của hạt cốm, tác giả đã viết một đoạn văn miêu tả thấm đượm cảm xúc, thông qua những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn có nhịp điệu: Khi đi qua cánh đồng xanh…mùi thơm của bông lúa non; Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ; Giọt sữa dần dần đọng lại; Rồi một loạt cách chế biến để làm ra tứ cốm dẻo ấy. ta có thể thấy Thạch Lam đã rất cẩn trọng trong chọn lọc từ ngữ miêu tả, câu văn thì nhiều nhạc điệu để thể hiện được luận điểm: Cốm là thứ quà đặc biệt của lúa non, của bàn tay khéo léo.

Để có hạt cốm cần đến sự khéo léo của con người. Vì vậy sau đoạn mở đầu tác giả đã nói đến nghề làm cốm nổi tiếng ở làng Vòng. Tác giả không đi vào miêu tả tỉ mỉ kĩ thuật hay công việc làm cốm mà cho biết đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức truyền từ đời này sang đời khác.

Văn bản 2: Sài Gòn tôi yêu

Trong bài tùy bút Sài Gòn tôi yêu, tác giả Minh Hương đã thể hiện tình yêu mãnh liệt đối với Sài Gòn trong sự cảm nhận về phong cách của người Sài Gòn. Trước hết, tác giả lí giải nguyên nhân Sài Gòn là nơi hội tụ của người tứ phương: bởi Sài Gòn hội tụ người của bốn phương những hòa hợp, không phân biệt, qua đó thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người Sài Gòn, đó chính là sự cởi mở, đoàn kết.

Phong cách của người Sài Gòn lại được tác giả Minh Hương thể hiện qua chi tiết những cô gái yểu điệu, thiết tha, e ngại, ngượng nghịu như vầng trăng mới ló, cười chum chím, sáng rỡ, hóm hỉnh, nhí nhảnh. Qua miêu tả của tác giả ta thấy được phong cách của người Sài Gòn, đó chính là sự tinh tế, chân thành, cởi mở, bộc trực, vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần mà dũng cảm cao đẹp.

Qua đó, người đọc thấy được Sài Gòn là một đô thị sầm uất, đông đúc, con người sống với nhau bằng tình yêu thương và sự đoàn kết, gắn bó. Đồng thời thể hiện được tình cảm yêu thương, trân trọng của tác giả Minh Hương đối với vùng đất này.

Văn bản 3: Mùa xuân của tôi

Đoạn trích “Mùa xuân của tôi” được trích từ thiên tùy bút “Tháng Giêng mơ về trăng non nét ngọt” in trong tập “Thương nhớ mười hai” của tác giả Vũ Bằng. Bằng những đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật, nhà văn đã gửi vào tác phẩm nỗi niềm thương nhớ quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước được hòa bình, thống nhất. Mùa xuân trên đất Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của nhà văn là những cảnh đẹp thiên nhiên, những cảnh sinh hoạt đời thường đặc trưng, đó là những hình ảnh đẹp, cứ in hằn trong tâm tưởng của nhà văn: “mùa xuân Hà Nội là mùa xuân có mưa riêu riêu…có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng”. Bằng giọng văn kết hợp giữa kể chuyện, miêu tả và biểu cảm rất nhịp nhàng, hài hòa và trôi chảy tự nhiên, nhà văn đã thể hiện rõ niềm nhớ thương da diết mùa xuân của quê hương, không chỉ có cảm nhận về mùa xuân nói chung, nhà văn còn có cảm nhận về mùa xuân trong tháng Giêng của miền Bắc.

Phương Thùy
Xem chi tiết
cụ nhất kokushibo
25 tháng 12 2023 lúc 19:15

là tác giả thaichs viết cái gfi thì viết:))

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

Dẫn chứng cho thấy người viết tùy bút, tản văn thường có những liên tưởng, biểu cảm bất ngờ và thú vị:

- Những bông sen màu trắng … vừa tắm xong.

- Giữa những hàng cây ... đang ngái ngủ.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

- Tuỳ bút/ tản văn: không có cốt truyện, giàu tính trữ tình và tính nhạc. thường được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng, chủ đề nhất định; ngôn ngữ giàu hình ảnh, chất thơ, chất suy tưởng, chính luận...

- Văn bản nghị luận: lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ.

- Truyện thơ dân gian: có cốt truyện, kết cấu đơn giản, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của nhân dân cũng như khát vọng về tình yêu, tự do, hạnh phúc và công lí. có cốt truyện đơn giản; nhân vật có chức năng tạo ra thế giới và con người.

- Truyện thơ Nôm: thể loại tự sự bằng thơ, định hình từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

- Văn bản thông tin tổng hợp: sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều dạng trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu...), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận...).

- Bi kịch: nhân vật chính thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

- Tóm tắt nội dung văn bản:

Đoạn trích kể về việc Thị Mầu lên chùa ve vãn tiểu Kính Tâm. Thị Kính là người con gái nết na, xinh đẹp nhà Mãng Ông được gả cho Thiện Sĩ, học trò dòng dõi thi thư. Trong một đêm Thị Kính đang vá áo nhìn chồng ngủ thấy sợi dâu mọc ngược, sẵn con dao nàng định xén đi thì Thiện Sĩ tỉnh giấc gạt tay vợ và la toáng lên. Mẹ chồng vào nghe lời kể nghi oan cho Thị Kính âm mưu giết chồng thì mắng chửi và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả nam, xin vào chùa tu được đặt là Kính Tâm. Bấy giờ trong làng có cô Thị Mầu nổi tiếng lẳng lơ dụ dỗ Kính Tâm không được thì dan díu với anh điền trong nhà. Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Nàng hóa thành Phật bà Quan âm Thị Kính.

- Đặc điểm truyện thơ trong văn bản:

+ Được thể hiện qua hình thức Chèo là loại kịch hát, kể chuyện, múa dân gian, diễn bằng hình thức sân khấu.

+ Các nhân vật được chia thành hai tuyến rõ ràng.

+ Sử dụng ngôn từ kết hợp tự sự và trữ tình.

Trần Phách Nguyệt
Xem chi tiết

Bạn tham khảo!

Thời cắp sách tới trường là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Ngày bé, cứ ngỡ chỉ có bố, có mẹ là yêu thương ta hết mực. Đến tuổi đi học, ta nhận ra còn có những người cha, người mẹ của hơn 35 đứa con đang đến tuổi ẩm ương. Họ từng bước dạy ta nên người, dạy kiến thức, dạy cuộc sống, dạy ta biết ta phải làm gì trong cuộc đời khó khăn này. Cô Hương Giang - giáo viên chủ nhiệm tôi 3 năm học ấy đã cho tôi biết được những điều quý giá ấy.

Ngày mới vào trường bỡ ngỡ, người đầu tiên tôi được tiếp xúc là cô. Vẻ điềm tĩnh của cô trong lần đầu gặp mặt ấy đến giờ còn nguyên trong tâm trí tôi. Cô cười tươi lắm. Nhận đám học sinh mới mà thấy hình như cô đã coi chúng tôi như con ruột. Là lớp chuyên văn, cô biết và hiểu được tâm lý của những đứa con gái mới lớn: điệu đà. Cô ủng hộ chúng tôi làm đẹp, song lại chỉ trong khuôn khổ cô cho phép. Nghiêm khắc là điều tiếp theo tôi thấy được trong con người cô. Tôi chưa thực sự hiểu thế nào là lo sợ cho đến khi mắc lỗi và đứng trước mặt cô. Cô nghiêm khắc ! Vì hiểu là sai nên cô nghiêm khắc. Chúng tôi không lần nào phạm một lỗi hai lần bởi không ai dám đối diện với sự trừng phạt của cô. Đó là chuyện trên lớp. Trong cuộc sống thường ngày, khi phải đối diện với khó khăn. Điều tôi nghĩ đến đầu tiên là ''Nếu là cô, cô sẽ làm gì'' . Dường như mọi vấn đề đều ổn thỏa khi có cô bên cạnh. Lời khuyên, cách giải quyết hay đơn giản chỉ là lời động viên của cô luôn đem lại kết quả không thể tưởng. Khó khăn không còn là khó khăn, nó trở thành bài học cuộc sống để cô dạy chúng tôi cách đối diện. Dạy cho chúng tôi biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã bởi cuộc sống đâu phải là một chuỗi êm đềm, bằng phẳng mà nó có rất nhiều ngã rẽ

Cô còn dạy cho chúng tôi biết yêu thương, chia sẻ với những người bất hạnh. Biết cảm thông, biết trân trọng những điều quý giá qua từng trang sách,từng bài văn.

Tôi luôn cảm thấy mình may mắn vì được làm học sinh của cô trong suốt những tháng năm cấp ba. Có lẽ cô là báu vật vô giá mà đám học sinh chuyên văn lớp tôi được nhận. Tôi luôn nhớ, luôn trân trọng từng khoảnh khắc đẹp đẽ được bên cô, bên lớp.

Không chỉ cô Giang, mà tất cả thầy cô, họ đều là những điều đẹp nhất làm nên tuổi học trò, làm nên một thời áo trắng tinh khôi đáng nhớ.