Xác định chủ đề của bài thơ.
Xác định thể loại, bố cục và chủ đề của bài thơ Mời trầu.
- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- 4 phần: Khởi, thừa, chuyển, hợp.
- Chủ đề: Ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Xác định thể loại và các câu mang vần của bài Cảnh khuya. Nêu chủ đề của tác phẩm.
- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Chủ đề: khung cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
Hãy chọn một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật mà em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nhận xét về niêm, luật của bài thơ.
b. Xác định bố cục và nêu ý chính của từng phần.
c. Nêu chủ đề và chỉ ra một số nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
Tham khảo!
Chọn bài thơ “Bạn tới chơi nhà” – Nguyễn Khuyến
Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.
a.
- Về niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3 (thời – sâu), câu 4 và câu 5 (rộng – chửa), câu 6 và câu 7 (vừa – trò), câu 1 và câu 8 (bấy – đến) cùng thanh.
- Về luật: Luật trắc
- Về đối: câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6
b. 3 phần
- Phần 1 (6 câu đầu): Giới thiệu tình huống bạn đến chơi
- Phần 2 (6 câu tiếp): Hoàn cảnh gia đình khi bạn đến chơi
- Phần 3 (Câu cuối): Khẳng định tình bạn chân thành
c.
- Chủ đề: Ngợi ca tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Tạo tình huống bất ngờ, thú vị
+ Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ
+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học
Xác định chủ đề của văn bản. Dựa vào đâu em xác định như vậy?
- Chủ đề của văn bản: tình cảm yêu quý, trân trọng của Vũ Bằng đối với cốm nói riêng và đối với văn hóa của dân tộc cũng như một cách sống đẹp của người Hà Nội
- Căn cứ xác định: nhan đề, các từ ngữ, hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả cốm, những từ biểu cảm.
Xác định chủ đề của văn bản và cho biết dựa vào đâu để em xác định như vậy.
- Chủ đề văn bản: Kỉ niệm về mùa phơi sân trước của tác giả.
- Em xác định dựa vào:
+ Nhan đề văn bản
+ Từ ngữ, hình ảnh trong văn bản.
+ Các ý, các câu, các đoạn được triển khai trong văn bản
Nêu chủ đề của bài thơ. Phân tích những căn cứ giúp em xác định được chủ đề ấy.
Chủ đề của bài thơ là tình bạn giản dị mộc mạc không vật chất.
Câu cuối tác giả đã có câu" Bác tới chơi đây ta với ta" để ta thấy được tác giả cười mình, cười vì bạn tới chơi mà không có gì tiếp đã chào đón bạn, tất cả đều có nhưng đều không dùng được
- Chủ đề: Cảm xúc vui sướng khi bạn đến đồng thời cho thấy hoàn cảnh, tình cảm thắm thiết của nhà thơ với bạn.
- Căn cứ: xuyên suốt bài thơ là hoàn cảnh thiếu thốn của tác giả nhưng cụm từ “ta với ta” cuối bài đã khẳng định tình bạn được tạo nên bởi tình cảm chân thành không phải vì vật chất.
Chủ đề của bài thơ là gì? Hãy phân tích một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.
- Chủ đề: khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ.
- Căn cứ: thái độ “bứt kinh”, thách thức với các “sự nghiệp anh hùng” của nam nhi, với thần linh, thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người.
Chủ đề bài thơ là khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ.
Căn cứ:
- Thái độ “bất kính’ của bà là một thách thức đối với ý thức trọng nam khinh nữ, thách thức với các “sự nghiệp anh hùng” của nam nhi, thách thức đối với thần linh.
- Bài thơ thể hiện mạnh mẽ nhu cầu giải phóng cá tính của con người, bất chấp các ước lệ ràng buộc của xã hội phong kiến.
Chủ đề của văn bản trên là gì? Dựa vào đâu để em xác định như vậy?
- Chủ đề của văn bản trên: Nét đẹp đặc trưng của “sản vật” dẻ Trùng Khánh (hạt dẻ, rừng dẻ).
- Em xác định dựa vào:
+ Nhan đề của văn bản
+ Từ ngữ, hình ảnh trong văn bản.
+ Các ý, các câu, các đoạn được triển khai trong văn bản
Nêu chủ đề của bài thơ.
Chủ đề: Bài thơ nói về vẻ đẹp thiên nhiên cũng như vẻ đẹp của những con người nơi đây, cụ thể là vẻ đẹp của người lính canh giữ hải đảo, yêu quý và cảm phục những con người đang ngày đêm vất vả,hi sinh vì Tổ quốc.