Câu 6 (trang 52, SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Đề bài: Theo bạn, nhan đề Dưới bóng hoàng lan có ý nghĩa gì?
Câu 8 (trang 52, SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Đề bài: Nhà thơ Thế Lữ cảm nhận: Dưới bóng hoàng lan là tác phẩm “nhân từ như một lời yên ủi” (Thạch Lam - Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, tr.147). Từ gợi ý đó bạn hãy phân tích tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.
- Tìm hiểu ý nghĩa quan điểm của Thế Lữ về truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan.
- Từ những gì đã tìm hiểu về tác phẩm và về quan điểm trên để phân tích được tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
Tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm:
- Đó là thứ tình cảm nồng ấm được biểu hiện ở tình yêu thương sâu lắng của Thanh dành cho quê hương, ở tình bà - cháu mộc mạc nhưng đầy gắn bó. Thanh đi làm xa nhưng trong tâm hồn chàng luôn dành một khoảng lớn để nhớ về quê nhà, về người bà tóc đã bạc, lưng đã còng, về những kỉ niệm tuổi ấu thơ dưới bóng hoàng lan.
- Bà của Thanh yêu cháu không chỉ bằng tình yêu của người bà mà bằng tình yêu của cha, của mẹ, bởi Thanh đã mồ côi từ khi còn nhỏ, trong căn nhà vắng, chỉ có hai bà cháu ngày ngày “quấn quýt với nhau”.
- Trong tác phẩm còn lấp lánh một thứ tình cảm đẹp đẽ vô ngần, đó là tình yêu lứa đôi - một mối tình đầu dịu dàng, e ấp mà vẫn thật nồng nàn như hương hoàng lan. Thanh và Nga là cặp thanh mai - trúc mã, thuở nhỏ thường hay chơi đùa cùng nhau và tình yêu của họ nảy nở trên cơ sở tình bạn thuở ấu thơ rất đẹp.
→ Với tình người nồng ấm, ngọt ngào như hương hoàng lan, nhẹ nhàng lan tỏa suốt các trang văn, ta có thể nhận thấy được niềm tin và hi vọng của tác giả khi viết truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan.
Tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm:
- Đó là thứ tình cảm nồng ấm được biểu hiện ở tình yêu thương sâu lắng của Thanh dành cho quê hương, ở tình bà - cháu mộc mạc nhưng đầy gắn bó.
- Bà của Thanh yêu cháu không chỉ bằng tình yêu của người bà mà bằng tình yêu của cha, của mẹ, bởi Thanh đã mồ côi từ khi còn nhỏ, trong căn nhà vắng, chỉ có hai bà cháu ngày ngày “quấn quýt với nhau”.
- Trong tác phẩm còn lấp lánh một thứ tình cảm đẹp đẽ vô ngần, đó là tình yêu lứa đôi.→ Với tình người nồng ấm, ngọt ngào như hương hoàng lan, nhẹ nhàng lan tỏa suốt các trang văn, ta có thể nhận thấy được niềm tin và hi vọng của tác giả khi viết truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan.
Câu 5 (trang 52, SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Đề bài: Trong Dưới bóng hoàng lan, nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam biểu hiện rõ nhất qua cốt truyện, nhân vật hay lời kể? Hãy phân tích một trong ba yếu tố đó.
- Nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam được biểu hiện qua cả 3 yếu tố về cốt truyện, nhân vật và lời kể. Ông viết truyện nhưng không tập trung vào cốt truyện, đậm chất thơ và lãng mạn.
- Nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam có lẽ được biểu hiện rõ nhất qua yếu tố lời kể.
+ Thạch Lam sử dụng lời kể tâm tình để miêu tả lại khung cảnh ngôi nhà, khu vườn nơi Thanh sinh ra và lớn lên, nơi chứa những kỉ niệm thơ ấu tươi đẹp của Thanh.
+ Lời kể trong truyện ngắn còn lột tả được tâm tình của nhân vật chính: một tâm trạng thoải mái mang theo sự hoài niệm.
+ Với lời kể nhẹ nhàng, chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một tình yêu quê hương da diết, một tình yêu bà.
+ Không chỉ khắc họa bức tranh thiên nhiên mang theo tình cảm yêu quê hương mà lời kể còn tái hiện được bức tranh tình yêu trong sáng giữa Nga và Thanh.
Câu 6 (trang 50, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Ý nghĩa lời đối thoại giữa bà cụ và Nga về chuyện hái hoa hoàng lan.
Ý nghĩa lời đối thoại giữa bà cụ và Nga về chuyện hái hoa hoàng lan:
- Bà cụ chỉ đơn thuần hỏi Nga vì sao hái hoa khi còn non, còn câu trả lời của Nga ẩn ý cho tình cảm của cô với Thanh.
- Lời đối thoại giữa bà cụ và Nga cũng là một cách mà Nga bày tỏ tình cảm của mình với Thanh, là một chi tiết không thể thiếu trong diễn biến câu chuyện.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.
- Đọc kĩ đoạn văn về chuyện hái hoa hoàng lan của Nga và chú ý lời đối thoại giữa bà cụ với Nga.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa lời đối thoại giữa bà cụ và Nga về chuyện hái hoa hoàng lan:
- Bà cụ chỉ đơn thuần hỏi Nga vì sao hái hoa khi còn non, còn câu trả lời của Nga ẩn ý cho tình cảm của cô với Thanh.
- Lời đối thoại giữa bà cụ và Nga cũng là một cách mà Nga bày tỏ tình cảm của mình với Thanh, là một chi tiết không thể thiếu trong diễn biến câu chuyện.
Theo bạn, nhan đề Dưới bóng hoàng lan có ý nghĩa gì?
Nhan đề “Dưới bóng hoàng lan” gợi ý nghĩa:
- Không gian quen thuộc nơi con người bộc lộ tình cảm chân thành cho nhau
- Không gian mát mẻ, tĩnh lặng, đối lập với cuộc sống phồn thị ngoài kia
- Nơi ươm mầm mối tình trong sáng, đẹp đẽ
Câu 2 (trang 52, SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Đề bài: Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,... hiện ra qua đôi mắt của nhân vật nào? Việc chọn điểm nhìn như vậy có ý nghĩa gì?
Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt được hiện ra qua đôi mắt của nhân vật Thanh. Đây là nhân vật chính, xuyên suốt tác phẩm. Việc lựa chọn điểm nhìn như vậy vừa phác họa bức tranh toàn cảnh của thiên nhiên, con người; lại vừa có thể biểu thị nội tâm, suy nghĩ của nhân vật chính trước cảnh vật.
Câu 7 (trang 50, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Theo em vấn đề đặt ra trong truyện ngắn này là gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng)
Theo em vấn đề đặt trong truyện ngắn này là những hậu quả của chiến tranh để lại sau khi giành độc lập dân tộc, người lính Bộ đội Cụ Hồ trở về quê hương.
Hình tượng về con người và thảm họa con người sau cuộc chiến tranh được chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ của trái tim bị rung động thật sự. Bị cuốn hút bởi một thực tế, một hiện thực không thể tưởng tượng, không thể hư cấu hơn, tự nó đã làm nên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Hậu quả của nó để lại vô cùng nặng nề, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi khói lửa của bom đạn, của các chất hóa học do con người chế tạo nhằm phục vụ cuộc chiến. Các công trình kiến trúc được coi là văn minh nhân loại, những cánh rừng bất tận không còn màu xanh mà chỉ thấy khói lửa… Chiến tranh cũng khiến cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ. Bóc lột giữa con người với con người ngày càng gia tăng, chênh lệch giàu nghèo càng rõ ràng. Cuộc sống của người dân thường xuyên rơi vào đói nghèo, trình độ văn hóa thấp,... Văn học hé mở khát vọng bức thiết, đòi hỏi quan tâm đến mỗi số phận cá nhân. Mối quan tâm cộng đồng đã nhường chỗ cho số phận cá nhân. Cái tôi trữ tình tìm thấy tiếng nói khác đầy ắp tâm trạng, nỗi trăn trở, sự day dứt, lo âu đầy trách nhiệm về chiến tranh vệ quốc, về hy sinh, mất mát, về nhu cầu, khát vọng của con người. Đó chính là cơ sở để thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần nhân bản sẽ trở thành nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo bao trùm của nền văn học sau năm 1975.
Truyện không chủ ý viết về chiến tranh, bom đạn; về những gian khổ, hi sinh của người nữ chiến sĩ ở chiến trường. Truyện tập trung kể về sự hi sinh thầm lặng, bản lĩnh phi thường, phẩm chất tốt đẹp của người nữ thương binh giữa đời thường. Mây, người nữ chiến sĩ quân y Trường Sơn, vốn đã chịu thương tật vì bom đạn, nay trở về quê hương đúng ngày người yêu đi lấy vợ, phải nhận thêm chấn thương tinh thần đau đớn, dai dẳng. Không muốn một người phụ nữ nữa (cô Thanh) phải chịu đau khổ như mình, dì Mây chấp nhận rời xa chú San, lặng lẽ sống nơi lều cỏ bên bến sông Châu. Người phụ nữ ấy không gục ngã vì hai lần đau đớn, vì sự trớ trêu của số phận. Bằng bản lĩnh, nghị lực phi thường, chị đã hoà nhập vào đời sống, sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm mới, sống nghĩa tình, nhân hậu, yêu thương giữa cuộc đời.
Bản lĩnh và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây thật đáng ngưỡng mộ. Cuộc sống hôm nay, tuy không còn chiến tranh, bom đạn, nhưng nghị lực phi thường và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây có sức mạnh cổ vũ mọi người can đảm đối mặt v
Câu 1 (trang 84, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô của văn bản có gì đáng chú ý?
Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô của văn bản đáng chú ý bởi nó làm nổi bật vấn đề được nói đến trong văn bản đồng thời nhấn mạnh về việc phục hổi và bảo vệ tầng ozon.
Câu 2 (trang 98, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Hình ảnh này có ý nghĩa gì?
Câu 3 (trang 48, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây hoàng lan. Chú ý những chi tiết về cây hoàng lan trong toàn câu chuyện.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.
- Đọc kĩ đoạn văn có chi tiết nói về cây hoàng lan và những kỉ niệm gắn với nó của Thanh.
- Dựa vào những chi tiết trong đoạn văn để chỉ ra trạng thái tình cảm của Thanh.
Lời giải chi tiết:
- Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây hoàng lan: Thanh nhớ lại những kỉ niệm gắn bó với cây hoàng lan hồi ba mẹ anh còn sống, có sự xúc động khi nhận ra cây hoàng lan lúc nhỏ nay đã lớn rồi và cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm khi quay về với khu vườn thân quen.
- Những chi tiết về cây hoàng lan trong câu chuyện:
+ Lá cây rung động trong gió, thân cây vút cao lên trời.
+ Mùi hương thơm của hoa thoang thoảng bay vào.
+ Kỉ niệm hồi bé, Thanh thường nhặt hoa dưới gốc cây mà nay cây đã lớn rồi.
- Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây hoàng lan: Thanh nhớ lại những kỉ niệm gắn bó với cây hoàng lan hồi ba mẹ anh còn sống, có sự xúc động khi nhận ra cây hoàng lan lúc nhỏ nay đã lớn rồi và cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm khi quay về với khu vườn thân quen.
- Những chi tiết về cây hoàng lan trong câu chuyện:
+ Lá cây rung động trong gió, thân cây vút cao lên trời.
+ Mùi hương thơm của hoa thoảng thoảng bay vào.
+ Kỉ niệm hồi bé, Thanh thường nhặt hoa dưới gốc cây mà nay cây đã lớn rồi.