Những câu hỏi liên quan
Di tu Kha Banh
Xem chi tiết
Tạ Thanh Trà
Xem chi tiết
Huỳnh Châu Giang
18 tháng 3 2016 lúc 12:38

Ngày Huế đổ máu, 
Chú Hà Nội về, 
Tình cờ chú cháu, 
Gặp nhau Hàng Bè. 

Chú bé loắt choắt, 
Cái xắc xinh xinh, 
Cái chân thoăn thoắt, 
Cái đầu nghênh nghênh, 

Ca-lô đội lệch, 
Mồm huýt sáo vang, 
Như con chim chích, 
Nhảy trên đường vàng... 

- "Cháu đi liên lạc, 
Vui lắm chú à. 
Ở đồn Mang Cá, 
Thích hơn ở nhà!"

Cháu cười híp mí, 
Má đỏ bồ quân: 
- "Thôi, chào đồng chí!" 
Cháu đi xa dần... 

Cháu đi đường cháu, 
Chú lên đường ra, 
Ðến nay tháng sáu, 
Chợt nghe tin nhà. 

Ra thế, 
Lượm ơi! 

Một hôm nào đó, 
Như bao hôm nào, 
Chú đồng chí nhỏ, 
Bỏ thư vào bao, 

Vụt qua mặt trận, 
Ðạn bay vèo vèo, 
Thư đề "Thượng khẩn", 
Sợ chi hiểm nghèo! 

Ðường quê vắng vẻ, 
Lúa trổ đòng đòng, 
Ca-lô chú bé, 
Nhấp nhô trên đồng... 

Bỗng loè chớp đỏ, 
Thôi rồi, Lượm ơi! 
Chú đồng chí nhỏ, 
Một dòng máu tươi! 

Cháu nằm trên lúa, 
Tay nắm chặt bông, 
Lúa thơm mùi sữa, 
Hồn bay giữa đồng. 

Lượm ơi, còn không? 

Chú bé loắt choắt, 
Cái xắc xinh xinh, 
Cái chân thoăn thoắt, 
Cái đầu nghênh nghênh. 

Ca-lô đội lệch, 
Mồm huýt sáo vang, 
Như con chim chích, 
Nhảy trên đường vàng...

 
Huỳnh Châu Giang
18 tháng 3 2016 lúc 12:39

Câu: "Ra thế, Lượm ơi!" đặc biệt hơn các câu còn lại vì đoạn này chỉ có 2 câu 

Câu: "Lượm ơi còn không?" cũng đặc biệt hơn bởi đoạn này có 1 câu

Chu Phi Hùng
27 tháng 2 2017 lúc 17:04

(a. Tác giả hình dung ra tình huống Lượm hi sinh thật rõ ràng, cụ thể. Cũng như bao lần làm nhiệm vụ khác, Lượm hăng hái, không sợ gian khó, hiểm nguy. Giữa cuộc chiến đấu ác liệt, Lượm dũng cảm băng mình qua lửa đạn mang thư thượng khẩn ra mặt trận.

Tinh thần chiến đấu quên mình và sự hi sinh anh dũng của Lượm đã gây xúc động sâu sắc trong lòng tác giả.

b. Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt, có tác dụng biểu hiện cảm xúc khâm phục và tiếc thương sâu sắc của tác giả.

- Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc vẫn còn tươi nguyên thì nhà thơ bỗng nhận được tin chẳng lành. Tác giả đau đớn thốt lên:

Ra thế

Lượm ơi!...

Câu thơ bốn chữ gãy đôi cùng với dấu chấm than giống như tiếng nấc nghẹn ngào, thể hiện tâm trạng ngạc nhiên, đau xót tột độ của nhà thơ. )

Thanh Xuân Nguyễn
Xem chi tiết
Phong Y
30 tháng 5 2021 lúc 12:28

Tham khảo

Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước; nhắc lại về lịch sử bốn nghìn năm “vất vả và gian lao” của đất nước đầy tự hào, đồng thời tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của đất nước mai sau.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 9 2019 lúc 6:06

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 18:47

Tham khảo!

Trong hai khổ thơ đầu, tác giả chìm đắm trong nỗi nhớ, cứ ngỡ cảnh vật nơi đây là lúc tác giả ở quê thì đối lập với nó là khổ thơ cuối cùng, ta thấy được ông đã ý thức được mình đang ở chốn “quê người” với nhiều điều xa lạ. Nhưng cũng chính vì vậy mà nỗi nhớ quê hương của ông càng được khắc họa, bộc lộ rõ nét hơn. Dù có đi nơi xa thì những điều gắn bó, quen thuộc vẫn mãi đọng lại trong tiềm thức của ta. Điều đó giúp cho người đọc đồng cảm với tâm trạng của tác giả khi ở nơi xa, đồng thời bộc lộ được tình cảm thương yêu, nhớ da diết tới quê hương

Meaia
Xem chi tiết
Trang Thu
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
21 tháng 3 2022 lúc 19:43

"Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng....". Ngay từ những vần thơ đầu tiên, thi sĩ đã đưa người đọc đến khung cảnh mênh mông, rộng lớn, bao la của biển cả. Trong không gian ấy, dân trai tráng bắt đầu đi đánh cá. Cùng đồng hành với họ là những con thuyền "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang". Tại sao tác giả lại so sánh con thuyền với con tuấn mã? Phải chăng đây chính là dụng ý của nhà thơ, là hình ảnh làm nên cái hay, cái đẹp của bài. Hơn thế nữa, với động từ "phăng", "rướn" đã thể hiện những động tác dứt khoát, nhanh nhạy cùng tư thế làm chủ thiên nhiên, đất nước của người dân làng chài. Qua đây, thầm cảm ơn nhà thơ Tế Hanh đã dệt nên một bức họa tuyệt đẹp về khung cảnh ra khơi của người dân miền biển.Ôi! tác giả đã cho bạn đọc được chiêm ngưỡng và say đắm, ngưỡng mộ vẻ đẹp ấy.

=> Câu hỏi nghi vấn: Tại sao tác giả lại so sánh con thuyền với con tuấn mã?

=> Câu cảm thán :Ôi! tác giả đã cho bạn đọc được chiêm ngưỡng và say đắm, ngưỡng mộ vẻ đẹp ấy.

Dũng Idol
Xem chi tiết
Smile
1 tháng 4 2021 lúc 21:23

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Smile
1 tháng 4 2021 lúc 21:24

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Smile
1 tháng 4 2021 lúc 21:24

tác phẩm "khi con tu hú"  của tác giả Tố hữu

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 2 2017 lúc 11:53

Nỗi khổ khi ngôi nhà bị gió thu phá: cái bay sang sông, trên ngọn cây, rơi xuống lòng mương tơi tả

→Cảnh tượng điêu tàn

- Đỗ Phủ rất nghèo, để có được căn nhà đó phải nhờ vào sự trợ giúp của những người thân thích và bạn bè nay đã bị gió cuốn

- Nỗi khổ của sự bất lực: Hình ảnh lũ trẻ đua nhau cướp những tấm tranh chạy đi, đối diện với hình ảnh ông già chống gậy yếu ớt, bất lực

- Tình cảnh khổ cực khi phải đối mặt với cảnh mưa lạnh: chăn mền ướt rách nát, con thơ đạp lên rách nát thêm, cả nhà run rẩy

- Nỗi khổ trong chiến tranh loạn lạc: Chiến tranh là căn nguyên chính của những nỗi khổ thường nhật kia

     + Vì chiến tranh mà gia đình phải lang bạt, nhà thơ phải từ quan, những đứa trẻ phải đi cướp giật từ người khác

→Thông qua cách miêu tả sinh động, chân thực và hàm súc hiện lên cảnh khốn cùng của tác giả cũng chính là bức tranh chung của xã hội những ngày đen tối