Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
3 tháng 4 2017 lúc 17:25

Em lựa chọn cách giải quyết:

(c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo.

Bởi vì: khi bạn có ý kiến em lắng nghe tức là em tôn trọng ý kiến của bạn, khi lắng nghe ý kiến của bạn trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến của bạn đã hợp lý hay chưa hợp lý, sau đó em mới đưa ra ý kiến của mình, nếu ý kiến của bạn đúng em phải bảo vệ ý kiên đó tức là em tôn trọng lẽ phải. Nếu ý kiến của bạn chưa đúng em phải thuyết phục bạn và mọi người thấy được cái sai để tôn trọng ý kiến đúng.

hoang ngoc han
12 tháng 9 2017 lúc 10:20

-Chon y c) nha ban

-Boi vi khi mk dua ra y kien cac ban da cung lang nghe va dua ra cac y kien khac la cac ban da ton trong mk vi the mk cx phai lang nghe ban noi va ton trong y kien cua ban.hihi

Phạm Mỹ Dung
5 tháng 9 2018 lúc 10:35

Em sẽ lựa chọn đáp án:

c. Lắng nghe ý kiến của các bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lí nhất thì theo.

Bởi vì: Khi thảo luận nhóm, trong đầu mình cũng đã có những đáp án cho mình. Tuy nhiên, mình chưa chắc chắn là đó có phải là đáp án đúng hay không. Vì vậy, cần phải chú ý lắng nghe các bạn trình bày, bạn nào nói mà mình nhận thấy hợp lí, đúng đắn thì mình sẽ ủng hộ ý kiến đó.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
6 tháng 10 2023 lúc 10:34

- Em chia sẻ những tình huống từ thực tế gia đình.

- Em sao nhãng học hành được bố mẹ nhắc nhở, em lắng nghe ý kiến góp ý của bố mẹ và chú tâm hơn vào học tập.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
23 tháng 11 2023 lúc 21:32

a. Qua bài học này, tôi thấy được trước khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể cần phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:

- Xác định được mục đích nói, đối tượng nghe, không gian và thời gian nói.

- Tìm ý, lập dàn ý đầy đủ cụ thể, chi tiết

- Luyện tập, trình bày nhiều lần trước khi đánh giá về vấn đề nào đó.

b. Cần lưu ý:

- Chuẩn bị: đọc trước truyện mà người nói sẽ giới thiệu, chuẩn bị trước những ý cần trao đổi, chuẩn bị giấy bút.

- Lắng nghe, nắm bắt thông tin, ghi những câu hỏi, ý kiến muốn trao đổi.

- Trao đổi, nhận xét, đánh giá.

Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
18 tháng 10 2019 lúc 5:26

a) Tán thành.

b) Tán thành.

c) Tán thành.

d) Tán thành.

đ) Không tán thành.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 11 2023 lúc 21:35

Bước 1: Chuẩn bị nghe

Trước khi nghe ý kiến của người nói, bạn nên:

• Tìm hiểu về tác phẩm mà người nói sẽ trình bày.

• Liệt kê tất cả những gì bạn đã biết về tác phẩm và những gì cần trao đổi với người trình bày.

• Chuẩn bị bút, giấy để ghi chép.

• Tìm vị trí thích hợp để bạn có thể theo dõi và tương tác với người nói một cách tốt nhất.

Bước 2: Lắng nghe và ghi chép

Trong khi nghe người nói trình bày ý kiến, quan điểm của họ, bạn nên:

• Lắng nghe để nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói.

•Trong tác bằng ánh mắt với người nói, tập trung vào những nội dung quan trọng.

• Không vội nhận xét, kết luận,..

• Tìm kiếm những dấu hiệu ngôn ngữ để nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói:

- Các kiểu câu như: Ý kiến, quan điểm của tôi là... Tôi nghĩ. Theo tôi. Tôi cho rằng... - Những ý kiến được trình bày ở phần mở đầu và kết thúc.

- Những ý mà người nói nhấn mạnh, nói chậm hoặc kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ.

• Tổ chức, sắp xếp các thông tin thu nhận được trong khi nghe để tìm hiểu ý nghĩa của thông tin bằng cách: tìm mối quan hệ giữa các ý, dự đoán ý tiếp theo, đánh dấu ý kiến quan trọng

• Suy ngẫm về giá trị của những ý kiến, quan điểm của người nói. Kết hợp nghe và ghi chép:

• Ghi chép thông tin chính dưới dạng từ, cụm từ, viết tắt hoặc dàn ý, sơ đồ, bảng biểu (tham khảo mẫu dưới đây):

Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá

• Nhận xét, đánh giá về những điểm thú vị trong ý kiến, quan điểm của người nói.

• Khi trao đổi, bạn nên:

- Xác nhận lại ý kiến, quan điểm của người nói.

- Trình bày điểm tương đồng, thống nhất (nếu có) giữa ý kiến, quan điểm của bạn với người nói.

- Nêu những điều chưa rõ hoặc chưa thống nhất với ý kiến, quan điểm của người nói.

• Tránh ngắt lời, dùng giọng điệu nhẹ nhàng.

• Tôn trọng ý kiến, quan điểm của người nói, tránh công kích cá nhân.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 21:20

Phương pháp giải:

- Đọc lại lí thuyết ở phần Nói và nghe.

- Dựa vào bài nói đã trình bày, rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Lời giải chi tiết:

a.

Dưới đây là một số bài học em rút ra khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể:

- Cần hiểu rõ về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện kể đó để có thể trình bày một cách chính xác và lưu loát.

- Lập dàn ý chi tiết cho bài nói của mình.

- Đảm bảo bài nói có đầy đủ các yêu cầu của một bài giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.

- Cần có những câu nói mang tác dụng liên kết để tạo sự mạch lạc cho bài nói.

- Điều chỉnh và kết hợp hài hòa về âm thanh, giọng điệu, cử chỉ, ánh mắt cho phù hợp với bài nói.

- Nên có lời chào khi mở đầu và cảm ơn khi kết thúc.

b.

Dưới đây là một số điều bản thân cần lưu ý khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể:

- Tìm hiểu trước về nội dung các vấn đề của bài nói để có một kiến thức nền vừa đủ.

- Cần có thái độ tôn trọng khi lắng nghe bài nói của người khác.

- Ghi chép lại những đánh giá, thắc mắc, trao đổi của bản thân.

- Không nên quá áp đặt quan điểm và cái tôi cá nhân của mình vào bài nói của người khác.

- Khi trao đổi, nhận xét, đánh giá cần có thái độ nhẹ nhàng.

Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 11:22
 

- Kể về câu chuyện thần thoại: Câu chuyện thần núi, thần biển Sơn Tinh, Thủy Tinh

     Vua Hùng có một cô con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa tính nết dịu hiền. Một hôm có hai chàng chai đến cầu hôn: Sơn Tinh (thần núi) và Thủy Tinh (thần biển). Sơn Tinh sống ở núi Tản Viên, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh ở biển, tài năng ko kém: hô mưa đến, gọi gió gió về. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai đành ra điều kiện: sính lễ. Sơn Tinh là người mang sính lễ đến trước lấy được Mị Nương, Thủy Tinh không lấy được Mị Nương đùng đùng nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gió đến, dông tố kéo đến ầm ầm. Sơn Tinh không núng, dâng núi đồi lên cao. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu Sơn Tinh dâng đồi núi cao bấy nhiêu. Cuối cùng Thủy Tinh kiệt sức đành chịu thua. Vì vậy, cứ hằng năm Thủy Tinh (thần biển) lại dâng nước đánh Sơn Tinh (thần núi) nhưng đều thua.

- Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện thần thoại trên.

+) Xây dựng nhân vật là các vị thần có sức mạnh kì lạ hơn người: Sơn Tinh (thần núi) và Thủy Tinh (thần biển).

+) Xây dựng nhân vật mang những dáng vẻ khỏe mạnh.

+) Xây dựng nhân vật mang yếu tố thần.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
5 tháng 10 2023 lúc 11:31

- Em thực hành lắng nghe tích cực trong gia đình.

- Chia sẻ những điều em đã học được:

+ Khi là người lớn: Em cần đưa ra ý kiến nhẹ nhàng, tích cực.

+ Khi là các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình cần lễ phép, ngoan ngoãn, có thái độ lắng nghe tích cực.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
23 tháng 8 2023 lúc 10:52

- Bước 1: Thêm các tập tin video và hình ảnh

Nhấp vào nút "Thêm tập tin" trên giao diện của VideoPad để nhập các tập tin video và hình ảnh bạn muốn sử dụng trong bộ phim của bạn.

- Có thể kéo và thả các tập tin video và hình ảnh vào giao diện VideoPad để thêm chúng vào dự án của bạn.

Bước 2: Chỉnh sửa video

- Chọn tập tin video bạn muốn chỉnh sửa trên timeline của VideoPad.

- Sử dụng các công cụ chỉnh sửa như cắt, ghép, xoay, thay đổi tốc độ, độ sáng, độ tương phản, và các hiệu ứng khác để tùy chỉnh video của bạn.

- Có thể thêm các hiệu ứng chuyển tiếp giữa các đoạn video khác nhau để tạo sự liên kết hợp lý giữa các cảnh.

Bước 3: Thêm âm thanh

- Chọn tập tin âm thanh bạn muốn thêm vào bộ phim của bạn.

- Kéo và thả tập tin âm thanh vào timeline của VideoPad.

- Có thể điều chỉnh âm lượng của âm thanh và cắt, sao chép, hoặc xóa các đoạn âm thanh không mong muốn.

Bước 4: Thêm nhạc nền

- Chọn âm thanh hoặc nhạc nền bạn muốn thêm vào bộ phim của bạn.

- Kéo và thả tập tin âm thanh hoặc nhạc nền vào timeline của VideoPad.

Đặng Khánh Linh
Xem chi tiết
♛☣ Peaceful Life ☣♛
2 tháng 8 2020 lúc 21:36

Phân tích nhân vật Vũ Nương

a/ Số phận bất hạnh:

* Phải sống trong nỗi cô đơn, vất vả:

-  Nỗi vất vả của Vũ Nương: Một mình gánh vác gia đình, nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ già.

-  Nỗi cô đơn tinh thần (phải vượt lên):

+ Cảnh sống lẻ loi.

+ Nỗi nhớ thương khắc khoải.

+ Nỗi lo lắng cho chồng đang chinh chiến nơi xa.

* Phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng và phải tìm đến cái chết:

-  Nguyên nhân (của nỗi oan):

+ Do lời nói ngây thơ của bé Đản.

+ Do Trường Sinh vốn đa nghi, hay ghen lại đang buồn vì mẹ mất.

+ Do chiến tranh gây ra 3 năm xa cách, niềm tin vào Vũ Nương ị thử thách, bị lung lay.

+ Có thể do cuộc hôn nhân bất bình đẳng giữa Vũ Nương và Trường Sinh, do xã hội phong kiến trọng nam, khinh nữ cho phép Trường Sinh được đối xử rẻ rúng, tàn tệ với vợ mình.

-  Hậu quả (của nỗi oan):

+ Trường Sinh nghi ngờ, gạt đi lời thanh minh của Vũ Nương, mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi.

+ Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tận. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng.

* Phải sống không hạnh phúc thực sự dưới thủy cung:

- Vũ Nương tuy được cứu sống, sống bất tử, giàu sang, đã được minh oan trên bến Hoàng Giang nhưng nàng không hạnh phúc thực sự:

+ Vẫn nhớ thương gia đình.

+ Vẫn mong trở về dương thế mà không thể.

=> Nhận xét:  Số phận Vũ Nương tiêu biểu cho phận bạc của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, nặng nề lễ giáo, hà khắc.

b/ Vẻ đẹp của Vũ Nương:

* Mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất của người phụ nữ xã hội phong kiến.

-   Chi tiết Trường Sinh xin mẹ “đem 100 lạng vàng cưới về” càng tô đậm hơn vẻ đẹp nhan sắc, phẩm chất của nàng.

* Là người vợ, người mẹ đảm đang, người con dâu hiếu thảo:

-   Đảm đang (khi chồng đi lính):

+ Một mình gánh vác gia đình.

+ Chăm sóc mẹ chồng già yếu.

+ Nuôi dạy con thơ.

-  Hiếu thảo (khi mẹ chồng ốm):

+ Nàng hết lòng chăm sóc như với cha mẹ đẻ của mình (cơm cháo, thuốc thang, an ủi…)

+ Lễ bái thần phật cầu cho bà tai qua, nạn khỏi.

+ Lời trăng trối của bà trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình cảm chân thành của Vũ Nương. (phút lâm chung bà cảm tạ công lao của nàng -> mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của xã hội phong kiến xưa thường chỉ mang tính chất ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Những lời cảm tạ của bà mẹ đã cho thấy Vũ Nương yêu thương bà thực lòng nên bà cũng yêu quý, biết ơn nàng thực lòng như vậy)

+ Bà mất: nàng lo tang ma chu đáo.

* Là người vợ nết na, thủy chung, giàu lòng vị tha:

-  Nết na, thủy chung:

+ Khi mới cưới: nàng hết sức giữ gìn khuôn phép.

+ Ngày tiễn chồng ra trận, trong lời từ biệt ta thấy nàng không màng công danh phú quý, chỉ mong chồng trở về bình yên.

+ Ba năm xa chồng, Vũ Nương buồn nhớ khôn nguôi, nàng bỏ cả điểm trang, toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình, làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ trong gia đình.

+ Thậm chí, ngày Trường Sinh trở về, bị nghi ngờ, Vũ Nương chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng.

=> Tấm lòng son sắt, thủy chung sáng ngời của nàng.

-  Giàu lòng vị tha:

+ Khi bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi, Vũ Nương chỉ đau khổ, thanh minh mà chẳng hề oán hận, căm ghét chồng. Nàng vẫn bao dung với người chồng hẹp hòi, ích kỉ.

+ Sống dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ thương gia đình, quê hương. Việc nàng gửi vật làm tin chứng tỏ nàng vẫn sẵn sàng tha thứ cho chồng.

+ Khoảnh khắc gặp lại Vũ Nương không trách móc mà còn hết lời cảm tạ Trường Sinh. Lời nói ấy cho thấy Vũ Nương hoàn toàn tha thứ cho chồng. Trường Sinh đã được giải thoát khỏi nỗi ân hận, day dứt vì sự hàm hồ, hẹp hòi, tàn nhẫn của mình.

=> Nhận xét: Vũ Nương trở thành hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thảo hiền, đức hạnh.

3/ Đánh giá:

-  Bằng việc xây dựng tình huống truyện độc đáo - xoay quanh sự ngộ nhận, hiểu lầm lời nói của bé Đản; nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, kết hợp hài hòa yếu tố hiện thực và kì ảo; khắc họa nhân vật thông qua lời nói trần thuật, lời thoại; hành động…; Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương - một điển hình cho số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

- Qua đó, bày tỏ niềm trân trọng và cảm thương sâu sắc, tiếng nói bênh vực người phụ nữ trong xã hội xưa; tố cáo xã hội phong kiến nam quyền, nhiều lễ giáo hà khắc, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã đẩy người phụ nữ vào những bi kịch đớn đau.

Khách vãng lai đã xóa
Tạ Yên Nhi ( ✎﹏IDΣΛ亗 )
2 tháng 8 2020 lúc 21:43

Nguồn : https://tuhoc365.vn/qa/ve-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-cua-nguyen-du-co-y-kien-c/

a/ Số phận bất hạnh:

* Phải sống trong nỗi cô đơn, vất vả:

-  Nỗi vất vả của Vũ Nương: Một mình gánh vác gia đình, nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ già.

-  Nỗi cô đơn tinh thần (phải vượt lên):

+ Cảnh sống lẻ loi.

+ Nỗi nhớ thương khắc khoải.

+ Nỗi lo lắng cho chồng đang chinh chiến nơi xa.

* Phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng và phải tìm đến cái chết:

-  Nguyên nhân (của nỗi oan):

+ Do lời nói ngây thơ của bé Đản.

+ Do Trường Sinh vốn đa nghi, hay ghen lại đang buồn vì mẹ mất.

+ Do chiến tranh gây ra 3 năm xa cách, niềm tin vào Vũ Nương ị thử thách, bị lung lay.

+ Có thể do cuộc hôn nhân bất bình đẳng giữa Vũ Nương và Trường Sinh, do xã hội phong kiến trọng nam, khinh nữ cho phép Trường Sinh được đối xử rẻ rúng, tàn tệ với vợ mình.

-  Hậu quả (của nỗi oan):

+ Trường Sinh nghi ngờ, gạt đi lời thanh minh của Vũ Nương, mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi.

+ Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tận. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng.

* Phải sống không hạnh phúc thực sự dưới thủy cung:

- Vũ Nương tuy được cứu sống, sống bất tử, giàu sang, đã được minh oan trên bến Hoàng Giang nhưng nàng không hạnh phúc thực sự:

+ Vẫn nhớ thương gia đình.

+ Vẫn mong trở về dương thế mà không thể.

=> Nhận xét:  Số phận Vũ Nương tiêu biểu cho phận bạc của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, nặng nề lễ giáo, hà khắc.

b/ Vẻ đẹp của Vũ Nương:

* Mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất của người phụ nữ xã hội phong kiến.

-   Chi tiết Trường Sinh xin mẹ “đem 100 lạng vàng cưới về” càng tô đậm hơn vẻ đẹp nhan sắc, phẩm chất của nàng.

* Là người vợ, người mẹ đảm đang, người con dâu hiếu thảo:

-   Đảm đang (khi chồng đi lính):

+ Một mình gánh vác gia đình.

+ Chăm sóc mẹ chồng già yếu.

+ Nuôi dạy con thơ.

-  Hiếu thảo (khi mẹ chồng ốm):

+ Nàng hết lòng chăm sóc như với cha mẹ đẻ của mình (cơm cháo, thuốc thang, an ủi…)

+ Lễ bái thần phật cầu cho bà tai qua, nạn khỏi.

+ Lời trăng trối của bà trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình cảm chân thành của Vũ Nương. (phút lâm chung bà cảm tạ công lao của nàng -> mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của xã hội phong kiến xưa thường chỉ mang tính chất ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Những lời cảm tạ của bà mẹ đã cho thấy Vũ Nương yêu thương bà thực lòng nên bà cũng yêu quý, biết ơn nàng thực lòng như vậy)

+ Bà mất: nàng lo tang ma chu đáo.

* Là người vợ nết na, thủy chung, giàu lòng vị tha:

-  Nết na, thủy chung:

+ Khi mới cưới: nàng hết sức giữ gìn khuôn phép.

+ Ngày tiễn chồng ra trận, trong lời từ biệt ta thấy nàng không màng công danh phú quý, chỉ mong chồng trở về bình yên.

+ Ba năm xa chồng, Vũ Nương buồn nhớ khôn nguôi, nàng bỏ cả điểm trang, toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình, làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ trong gia đình.

+ Thậm chí, ngày Trường Sinh trở về, bị nghi ngờ, Vũ Nương chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng.

=> Tấm lòng son sắt, thủy chung sáng ngời của nàng.

-  Giàu lòng vị tha:

+ Khi bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi, Vũ Nương chỉ đau khổ, thanh minh mà chẳng hề oán hận, căm ghét chồng. Nàng vẫn bao dung với người chồng hẹp hòi, ích kỉ.

+ Sống dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ thương gia đình, quê hương. Việc nàng gửi vật làm tin chứng tỏ nàng vẫn sẵn sàng tha thứ cho chồng.

+ Khoảnh khắc gặp lại Vũ Nương không trách móc mà còn hết lời cảm tạ Trường Sinh. Lời nói ấy cho thấy Vũ Nương hoàn toàn tha thứ cho chồng. Trường Sinh đã được giải thoát khỏi nỗi ân hận, day dứt vì sự hàm hồ, hẹp hòi, tàn nhẫn của mình.

=> Nhận xét: Vũ Nương trở thành hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thảo hiền, đức hạnh.

3/ Đánh giá:

-  Bằng việc xây dựng tình huống truyện độc đáo - xoay quanh sự ngộ nhận, hiểu lầm lời nói của bé Đản; nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, kết hợp hài hòa yếu tố hiện thực và kì ảo; khắc họa nhân vật thông qua lời nói trần thuật, lời thoại; hành động…; Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương - một điển hình cho số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

- Qua đó, bày tỏ niềm trân trọng và cảm thương sâu sắc, tiếng nói bênh vực người phụ nữ trong xã hội xưa; tố cáo xã hội phong kiến nam quyền, nhiều lễ giáo hà khắc, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã đẩy người phụ nữ vào những bi kịch đớn đau.

Khách vãng lai đã xóa
Đặng Khánh Linh
4 tháng 8 2020 lúc 20:52

Cảm ơn các bạn!

Khách vãng lai đã xóa
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
6 tháng 10 2023 lúc 10:34

- Sự lắng nghe tích cực người thân thể hiện qua những việc lắng nghe và dõi theo cảm xúc của người thân. Phản hồi tôn trọng những nhận xét. Có thái độ lắng nghe chân thành, đặt mình vào vị trí người thân để thấu hiểu.