Hãy nêu ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.
Cho biết cơ sở khoa học của việc sử dụng thuốc kháng sinh ức chế hoạt động của ribosome để tiêu diệt một số loài vi khuẩn có hại kí sinh trong cơ thể người.
- Ribosome có vai trò tổng hợp protein, các protein sẽ biến đổi để hình thành nên các vật chất cần thiết cho tế bào.
- Nếu kháng sinh ức chế hoạt động của ribosome thì quá trình tổng hợp protein sẽ không được diễn ra → các vật chất cần thiết cấu tạo nên tế bào vi khuẩn sẽ không được tổng hợp → vi khuẩn không thể sinh trưởng, sinh sản → số lượng vi khuẩn sẽ không tăng lên và từ từ sẽ bị tiêu diệt.
Tìm các ví dụ về việc sử dụng các yếu tố vật lý để tiêu diệt hoặc ức chế vì sinh vật trong bảo quản thức ăn.
- Sử dụng ánh sáng có bước sóng thấp để tiệt trùng các thực phẩm như sữa, sản phẩm đóng hộp,....
- Làm mất nước trong cơ thể vi sinh vật, thay đổi áp suất thẩm thấu: ngâm nước muối các loại rau, quả; làm khô thực phẩm; ướp muối và đường thực phẩm ở nồng độ cao,...
- Sử dụng nhiệt độ để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật như: bảo quản các loại thực phẩm ở nhiệt độ cao (đun sôi, tiệt trùng,...) hoặc bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp như đông đá, làm mát,..
- Thay đổi pH môi trường: Muối chua rau củ.
Tại sao khi sử dụng các loại thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh (giun tròn) thường ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người hơn so với các loại kháng sinh được sử dụng để chữa bệnh do vi khuẩn gây ra?
Khi sử dụng các loại thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh (giun tròn) thường ảnh hưởng đến sức khỏe của con người hơn so với các loại kháng sinh được sử dụng để chữa bệnh do vi khuẩn gây ra là vì:
- Động vật kí sinh (giun tròn) và người đều là các sinh vật được cấu tạo từ các tế bào nhân thực nên cơ chế tác động của thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh (giun tròn) ít nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ví dụ: Thuốc Fugacar được bào chế ở dạng viên nén nhai làm giảm hấp thu glucose, cạn dự trữ glycogen, giảm ATP nguồn cung cấp năng lượng cho kí sinh trùng. Tuy nhiên, dạ dày của người sử dụng cũng chịu tác dụng của thuốc.
- Trong khi đó, vi khuẩn là tế bào nhân sơ, có cấu tạo khác nhiều so với tế bào nhân thực. Do đó, người ta có thể điều chế các loại thuốc kháng sinh chỉ ảnh hưởng đến tế bào vi khuẩn mà không ảnh hưởng đến tế bào của người dựa trên những điểm sai khác đó.
Để bảo vệ vốn gen của loài người chúng ta cần thực hiện các biện pháp nào?
(1). Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân gây đột biến.
(2). Tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh.
(3). Tăng cường sử dụng thuốc kháng sinh để diệt trừ vi sinh vật gây bệnh.
(4). Sử dụng liệu pháp gen - kĩ thuật của tương lai.
A. (1), (2), (3).
B. (1), (3), (4).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (4).
Đáp án D
BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI:
- Do nguyên nhân di truyền và đặc biệt là nhân tố môi trường: các chất thải trong công nghiệp, nông nghiệp, thuốc chữa bệnh, hàng mỹ phẩm … làm bệnh di truyền ngày càng gia tăng.
Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân đột biến
- Tạo môi trường sạch, tránh đột biến phát sinh
- Tránh và hạn chế các tác hại của tác nhân gây đột biến. Nếu trong công việc cần phải tiếp xúc thì phải có các dụng cụ phòng hộ thích hợp.
Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh
- Là sự trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin, cho lời khuyên về khả năng mắc bệnh di truyền nào đó ở đời con của các cặp vợ chồng mà bản thân họ hay 1 số người trong dòng họ đã mắc bệnh đó.
- Để tư vấn có kết quả cần chuẩn đoán đúng và xây dựng được phả hệ của người bệnh à chuẩn đoán xác suất xuất hiện trẻ mắc bệnh giúp các cặp vợ chồng quyết định sinh con hay ngưng thai kì à tránh cho ra đời những đứa trẻ tật nguyền.
- Dùng những xét nghiệm được thực hiện khi cá thể còn trong bụng mẹ. Hai kĩ thuật phổ biến là: chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai để tách lấy tế bào phôi cho phân tích NST.
Liệu pháp gen – kỹ thuật của tương lai
- Liệu pháp gen là việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến dựa trên nguyên tắc đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh hoặc thay gen bệnh bằng gen lành.
Nêu tác dụng của kháng sinh trong việc điều trị các bệnh do vi sinh vật gây ra. Thế nào là hiện tượng kháng kháng sinh, nêu nguyên nhân và tác hại của hiện tượng này.
- Tác dụng của kháng sinh trong việc điều trị các bệnh do vi sinh vật gây ra: tiêu diệt hoặc kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm đáp ứng viêm gây ra bởi vi khuẩn.
- Hiện tượng kháng kháng sinh là hiện tượng xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh làm cho kháng sinh không thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn được sự phát triển của chúng.=> Nguyên nhân: do việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng theo chỉ định của bác sĩ hoặc do bệnh nhân tự ý dùng thuốc. Ngoài ra con người có thể bị lây vi khuẩn kháng thuốc từ các động vật thông qua tiếp xúc, giết mổ,...
=> Tác hại: Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh làm cho việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn trở nên khó khăn, bệnh có thể diễn biến nặng hơn, phức tạp hơn rất nhiều, bệnh nhân mất rất nhiều thời gian để bình phục sức khỏe, có nguy cơ tái phát nhiều lần và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, thậm chí không thể điều trị được. Nhiễm khuẩn do vi khuẩn đề kháng buộc bác sĩ phải sử dụng thuốc kháng sinh thay thế, phương pháp phức tạp hơn, thường có độc tính cao hơn dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài và gây ra tốn kém chi phí y tế. Đặc biệt, nếu bạn không tìm được phương pháp, loại thuốc điều trị hiệu quả, bệnh sẽ diễn biến phức tạp và đe dọa trực tiếp tới tính mạng.
Khi mắc bệnh truyền nhiễm, bác sĩ kê một đơn thuốc kháng sinh và dặn người bện phải uống đủ liều. Bác sĩ lại dặn dò như vậy là do:
A. Để an toàn cho người bệnh.
B. Tuân thủ thời gian sử dụng thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây ra
C. Hạn chế nguy cơ xảy ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
D. Cả B và C.
Câu hỏi 1
Dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục lúa là ứng dụng:
A. Gây vô sinh sinh vật gây hại.
B. Vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
C. Thiên địch đẻ trứng kí sinh lên sinh vật gây hại.
D. Thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại.
Câu hỏi 2
Hệ thần kinh tiến hóa nhất của động vật có đặc điểm gì?
A. Hình ống.
B. Hình mạng lưới.
C. Chưa phân hóa.
D. Hình chuỗi hạch.
Câu hỏi 3
Cơ quan vận chuyển chính của thằn lằn là gì?
A. Dùng vảy sừng.
B. Dùng 4 chi.
C. Thân và đuôi tì vào đất.
D. Dùng đuôi.
Câu hỏi 4
Hệ tuần hoàn của ếch có cấu tạo như thế nào?
A. Có 2 vòng tuần hoàn.
B. Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, máu pha đi nuôi cơ thể.
C. Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
D. Tim 3 ngăn, máu pha đi nuôi cơ thể.
Câu hỏi 5
Trong các ý sau, có bao nhiêu ý là đặc điểm chung của lớp Cá?
1. Máu đi nuôi cơ thể là máu đó tươi.
2. Tim hai ngăn, một vòng tuần hoàn.
3. Bộ xương được cấu tạo từ chất xương.
4. Hô hâp bằng mang, sống dưới nước.
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu hỏi 6
Thân chim hình thoi có tác dụng gì?
A. Làm giảm lực cản không khí khi bay.
B. Giúp chim bám chặt khi đậu.
C. Giữ nhiệt, làm cho thân chim nhẹ.
D. Phát huy tác dụng của các giác quan.
Câu hỏi 7
Cơ thể đa bào, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng kitin và các phần phụ phân đốt khớp động với nhau là đặc điểm của ngành động vật nào sau đây?
A. Chân khớp.
B. Động vật có xương sống.
C. Động vật nguyên sinh.
D. Thân mềm.
Câu hỏi 8
Ốc xà cừ được xếp vào cấp độ đe dọa tuyệt chủng nào của động vật quý hiếm?
A. Rất nguy cấp.
B. Ít nguy cấp.
C. Nguy cấp.
D. Sẽ nguy cấp.
Câu hỏi 9
Dơi ăn quả thuộc lớp
A. Thú.
B. Lưỡng cư.
C. Chim.
D. Bò sát.
Câu hỏi 10
Loại cá nào dưới đây thuộc lớp Cá sụn?
A. Cá rô phi.
B. Cá đuối.
C. Cá chép.
D. Cá vền.
HELP ME !!!!
Dung dịch cồn - iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt hầu hết các loại vi sinh vật. Cồn và iodine có được coi là chất kháng sinh không? Giải thích
- Cồn và iodine không được coi là chất kháng sinh.
- Vì:
+ Chất kháng sinh là những chất diệt khuẩn có tính chọn lọc (mỗi loại kháng sinh chỉ đặc hiệu đối với một hoặc một vài chủng vi khuẩn). Còn cồn – iodine diệt khuẩn không có tính chọn lọc.
+ Ngoài ra, cồn – iodine chỉ có tác dụng sát khuẩn trên bề mặt vết thương chứ không thể dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng trong cơ thể.
Cá voi có họ hàng gần với nhóm động vật nào sau đây? *
cá sấu, cáo, chồn.
gà, bò ,dê.
hươu, nai, cá chép.
thỏ, nai, bò.
Ong mắt đỏ dùng để tiêu diệt sâu đục thân ở lúa là sử dụng *
vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
gây vô sinh sinh vật gây hại.
thiên địch đẻ trứng kí sinh lên sinh vật gây hại.
thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật hại.
Qua cây phát sinh giới động vật, ta thấy được mức độ …………. giữa các nhóm động vật với nhau. *
Quan hệ về môi trường sống.
Quan hệ họ hàng.
Quan hệ về thức ăn.
Quan hệ về sinh sản.
Chuột nhảy ở hoang mạc đới nóng có chân dài để *
Cơ thể cao so với mặt cát nóng và nhảy xa.
Lẩn trốn kẻ thù.
Tìm nguồn nước.
Đào bới thức ăn.
Cá voi có họ hàng gần với nhóm động vật nào sau đây? *
cá sấu, cáo, chồn.
gà, bò ,dê.
hươu, nai, cá chép.
➤thỏ, nai, bò.
Ong mắt đỏ dùng để tiêu diệt sâu đục thân ở lúa là sử dụng *
vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
gây vô sinh sinh vật gây hại.
➤thiên địch đẻ trứng kí sinh lên sinh vật gây hại.
thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật hại.
Qua cây phát sinh giới động vật, ta thấy được mức độ …………. giữa các nhóm động vật với nhau. *
Quan hệ về môi trường sống.
➤Quan hệ họ hàng.
Quan hệ về thức ăn.
Quan hệ về sinh sản.
Chuột nhảy ở hoang mạc đới nóng có chân dài để *
➤Cơ thể cao so với mặt cát nóng và nhảy xa.
Lẩn trốn kẻ thù.
Tìm nguồn nước.
Đào bới thức ăn.