tìm các câu thơ ;bài hát nói về mắt- vật lí 9 (làm nhanh hộ mk ,3tk ai có tg thì làm ) -_-
Tìm các đoạn thơ, câu thơ, câu ca dao có sử dụng biện pháp ẩn dụ, hoán dụ và tìm ra tác dụng
Ẩn dụ :
Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền .
Tác dụng : Đây là phép ẩn dụ, ý nói thuyền là người con trai và bến là người con gái . Sự nhớ mong chờ đợi của người con gái đối với chàng trai khi xa nhà xa quê hương
Hoán dụ :
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
Tác dụng : Đây là phép hoán dụ , là câu nói quen thuộc của Bác Hồ nói về việc rèn luyện , đạo đức con người
Hãy tìm các câu thơ hoặc các câu ca dao về Thánh Gióng
1. Nhớ xưa đang thuở triều Hùng
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mảng nẩy ra kỳ tài
Lên ba đang tuổi anh hài
Roi vàng ngựa sắt ra oai trận tiền
Một phen khói lửa dẹp yên
Sóc Sơn nhẹ bước thần tiên lên trời
2. PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG
Tinh anh dấu được khí kiền khôn,
Thiên tướng vang lừng tám cõi đồn.
Nghe tiếng Hùng vương bẻn nảy việc,
Mảng danh, nghịch tặc đã kinh hồn.
Vợt vàng ngựa sắt hằng di để,
Làng Gióng non Trâu miếu hãy còn.
Tự điển trời nam ngôi đệ nhất,
Âm phò quốc thế vững bằng non.
Nhớ đời thứ sáu Hùng Vương
Ân sai hăm tám tướng cường ngũ nhung
Xâm cương cậy thế khỏe hùng
Kéo sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh
Trời cho thánh tướng giáng sinh
Giáng về Phù Đổng ẩn hình ai hay
Mới lên ba tuổi thơ ngây
Thấy vua cầu tướng ngày rày ra quân
Gọi sứ phán bảo ân cần
Gươm vàng, ngựa sắt đề quân tức thì
Thánh vương khi ấy ra uy
Nửa ngày sấm sét, tứ bề giặc tan
Áo thiêng gửi lại Linh san
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên
Miếu đền còn dấu cố viên
Sử xanh, bia đá tiếng truyền tự xưa
Tích cho mik nha
Nhớ xưa đang thuở triều Hùng
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mảng nẩy ra kỳ tài
Lên ba đang tuổi anh hài
Roi vàng ngựa sắt ra oai trận tiền
Một phen khói lửa dẹp yên
Sóc Sơn nhẹ bước thần tiên lên trời
(Trích Bài hát dân gian Hội Gióng)
.
Nhớ xưa thứ sáu Hùng Vương
Hai mươi tám tướng, tướng cường nữ nhung
Xâm thượng cậy thế khoe hùng
Quân sang đóng chật một vùng Vũ Ninh.
Trời cho thánh tướng giáng sinh
Giáng về Phù Đổng ẩn hình ai hay
Mới lên ba tuổi thơ ngây
Nghe vua cầu tướng ngày rày ra quân
Gọi sứ phán bảo ân cần
Roi vàng ngựa sắt đề binh tức thì
Thánh vương khi ấy ra uy
Nửa chiều sấm sét, tức thì giặc tan.
Áo nhung cởi lại Linh San
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.
Giúp vua dẹp nước đã yên
Quốc dân hương lửa ức niên phụng thờ.
(Bài hát dân gian Hội Gióng)
*
Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù Đổng có một người
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ,
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.
Lời thưa mẹ, dạ cần vương,
Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâu trước triều đình,
Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo nhung cởi lại Linh San,
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.
Miếu đình còn dấu cố viên.
Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?
(Trích Đại Nam Quốc sử diễn ca)
*
PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG
Tinh anh dấu được khí kiền khôn,
Thiên tướng vang lừng tám cõi đồn.
Nghe tiếng Hùng vương bẻn nảy việc,
Mảng danh, nghịch tặc đã kinh hồn.
Vợt vàng ngựa sắt hằng di để,
Làng Gióng non Trâu miếu hãy còn.
Tự điển trời nam ngôi đệ nhất,
Âm phò quốc thế vững bằng non.
Trèo lên cây gạo cao cao.
Bước xuống hội Gióng vui sao vui vầy.
Giáo gươm cờ xí trùng trùng.
Hằng năm mở hội tưng bừng vui thay.
Nhớ xưa Thánh Gióng tích rày.
Uy phong rạng rỡ đến nay còn truyền.
#Châu's ngốc
Tìm câu thơ trong các bài thơ THCS có từ ''đông'' mang nghĩa là mùa đông
"Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau lúc góa bụa về già.''
( Tiễn dặn người yêu )
Chépp thuộc lòng 4 câu thơ cuối của bài “Khi con tu hú” và trả lời các câu hs sau:
Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép?
Câu 2: Chỉ ra ít nhất 1 câu cảm thán có trong đoạn thơ trên? Nếu rõ lí do em chọn câu đó?
Câu 3: Tìm các từ ngữ, biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng?
Câu 4: Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có âm thanh tiếng chim tu hú em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau của tiếng chim tu hú.
Câu 5: Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên = 1 đoạn văn quy nạp có độ dài từ 7 – 10 câu có sử dụng 1 kiểu câu đã học gạch chân và chỉ rõ?
Tìm các câu thơ có sử dụng BPTT. Chọn 2 câu thơ có sử dụng 2 BPTT khác nhau. Chỉ ra các BPTT và nêu hiệu quả sử dụng của chúng
Mình sẽ chọn bài Tiếng Gà Trưa trong SGK Ngữ văn 7. Mặc dù bài thơ này k đc nhắc đến nhiều nhưng nó rất tiêu biểu khi sử BPTT điệp ngữ
*Khổ đầu tiên :
"Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ ..."
=> Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ "nghe" cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
*Khổ thơ cuối :
"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ."
=> Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Điệp từ "vì" được sử dụng liên tục để tạo nên các yếu tố. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc - xóm làng - người bà - tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.
Nếu bạn đọc cả bài thì có cả điệp ngữ giữa các khổ với nhau nữa .... Mình chỉ lấy 2 VD thôi =))
Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ sau
a) Trẻ em được so sánh như búp trên cành.
b) Ngôi nhà được so sánh với trẻ nhỏ.
c) Cây pơ mu được so sánh với người lính canh.
d) Bà được so sánh với quả chín.
Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, văn sau
a) Mắt Bác Hồ được so sánh như vì sao.
b) Hoa xoan được so sánh như mây từng chùm.
c) Trời mùa đông được so sánh như cái tủ ướp lạnh. Trời mùa hè được so sánh như cái bếp lò nung.
PHẦN I
Câu 1: Chép lại bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”
Câu 2: Bài thơ viết theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó?
Câu 3: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Câu 4: Tìm các cặp từ trái nghĩa trong bài thơ? Nêu tác dụng. Hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên như thế nào trong bài thơ?
Câu 5: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
giúp nhanh vs các pạn iu!
Phần 1
Câu 1 chép đi heheheeheh
Câu 2
Tức cảnh Pác Bó " của Hồ Chí Minh được viết theo thể: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
Câu: 4 câu
Chữ: 7 chữ (tiếng)
Có 28 chữ trong một bài
Vần: Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 ,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối
Bốn câu theo thứ tự là: đề thực luận kết
Niêm: tính theo hàng dọc, các câu phải niêm với nhau.
Câu 3 Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Câu 1: Chép chính xác 3 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ trên
Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào, trình bày đặc điểm thể thơ đó? Chỉ ra PTBĐ chính.
Câu 3: Tìm một từ xuất hiện trong văn bản, giải thích nghĩa và tìm thêm một từ đồng âm với nó.
Câu 4: Nhận xét hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài.
Câu 5: Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong văn bản.
Câu 6: Bài thơ khiến em liên tưởng tới tứ thơ, câu thơ, hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong chương trình Ngữ văn 7, tập một?
Câu 7: Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ.
1. Các câu còn lại em tự xem trong SGK nhé!
2. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. PTBĐ: Biểu cảm
Em tham khảo:
Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
3. Từ: soi
Từ đồng nghĩa chứ nhỉ? Nếu đồng nghĩa thì có từ: chiếu, rọi nữa em nhé!
4.
Em tham khảo:
Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất “Nguyệt chính viên”:“trăng ngày rằm”, hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, thể hiện nét tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong “rằm tháng giêng”.
Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng riêng là một không gian rộng lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát.
Câu thơ thứ hai khá đặc biệt trong cách tả thiên nhiên cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp lên cao cùng với sự lặp lại tới ba lần chữ xuân khiến cho câu thơ thất ngôn như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đượm lên cảnh vật.