Tìm thành ngữ trong câu"Mùa bội thu trải một nắng hai sương
Em hiểu như thế nào về những câu thơ:
"Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu trải một nắng hai sương."
Theo em, bài thơ này nói lên sự cần cù, siêng năng làm việc, phải cố gắng thì mới có kết quả, chứ không phải chỉ nằm chờ sung rụng, ngày một ngày hai là có. Những vật được miêu tả trong bài thơ cũng thế. Chúng cũng phải chịu bao khó khăn, tháng ngày tích nhựa không ngắn, trải qua nắng lửa hay một nắng hai sương không dễ. Nhưng để có được quả ngọt, hoa thơm, mùa bội thu, thì chúng đã vượt qua những khó khăn này. Ai cũng thế, phải luôn chăm chỉ làm việc, học tập thì mới nhận được kết quả như mong muốn
hai câu thơ đầu: nói về cây trồng lớn lên, sinh trưởng và phát triển
câu thơ cuối: mồ hôi, nước mắt của những người nông dân khi trồng cây hái trái
tất cả đều tớ nghĩ thế
Những câu thơ muốn nói về việc: muốn có được những thành công, thành quả thì phải trải qua những khó khăn, thử thác trong cuộc sống
Em hiểu như thế nào về những câu thơ:
"Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu trải một nắng hai sương
Những câu thơ trên cho em hiểu rằng: thành công và những điều chúng ta muốn có không phải thứ sẽ đến trong ngày một ngày hai mà cần có thời gian nỗ lực và tích lũy kinh nghiệm. Vạn vật đều có thời gian thích hợp của nó, thành công của con người cũng vậy. Những gì đến quá nhanh có thể không chắc chắn dẫn đến đổ vỡ. Nhưng ngược lại khi chúng ta đợi đến một độ "chín" phù hợp rồi gặt hái nó, ta sẽ có thành quả như ý. Và để đi đến ngày hôm đó ta phải chấp nhận mọi khó khăn thử thách ở trước mắt.
Không có gì là tự đến đâu con...
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu trải một nắng hai sương
Không có gì tự đến, dẫu bình thường!
Phải bằng cả đôi tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt
Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ.
Hãy viết đoạn văn nói về thông điệp có sử dụng dấu chấm lửng
GIÚP MÌNH VỚI XIN Các cậu:(
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau: Không có gì tự đến đâu con Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa. Mùa bội thu phải một nắng hai sương. Không có gì tự đến, dẫu bình thường Phải bằng cả bàn tay và nghị lực Như con chim suốt ngày chọn hạt Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ. Dẫu bây giờ bố mẹ - đôi khi Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi Có roi vọt khi con hư và dối Thương yêu con đâu đồng nghĩa với chiều. Đường con đi dài rộng rất nhiều Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng Trời xanh đấy nhưng chẳng bao giờ lặng Chỉ có con mới nâng nổi chính mình. (Trích Không có gì tự đến đâu con- Nguyễn Đăng Tấn, Lời ru vầng trăng, NXB Lao động, 2000, tr 42) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên? Câu 2. Theo văn bản, để quả ngọt, hoa thơm, mùa bội thu thì phải trải qua quá trình như thế nào? Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về nội dung của các dòng thơ sau: Trời xanh đấy nhưng chẳng bao giờ lặng Chỉ có con mới nâng nổi chính mình. Câu 4. Từ lời khuyên đối với con trong văn bản trên, anh/ chị nhận thức được điều gì?
Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”.
A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Bổ ngữ
D. Trạng ngữ
Câu 3. Thành ngữ “một nắng hai sương” trong câu thơ sau có nghĩa gì :
Thương cha một nắng hai sương,
Lưng còng gồng gánh, cho con tới trường.
A. Hiện tượng thời tiết trong năm.
B. Sự chịu đựng gian khổ từ sáng sớm đến chiều tối.
C. Công việc sản xuất của người công nhân.
D. Mùa hè nắng gắt và mùa đông sương lạnh.
2. Thành ngữ là gì?Đặt câu với các thành ngữ sau:
a. mưa to gió lớn
b. một nắng hai sương
Tham khảo
Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
Đặt câu:
- Ở ngoài đang mưa to gió lớn, đừng ra ngoài.
- Người nông dân phải một nắng hai sương nơi đồng quê
Thành ngữ là những cụm từ được sử dụng để chỉ một ý cố định. Chúng không tạo thành một câu có có ngữ pháp hoàn chỉnh. Vì vậy mà ngôn ngữ của chúng không thể thay thế hay sửa đổi. Nói cách khác, thành ngữ ở đây chính là tập hợp từ không đổi. Chúng cũng không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên chúng.
Trong câu chúng hoạt động khá riêng biệt và thường mang một ý nghĩa sâu sa. Bạn cần phải hiểu và phân tích một cách kỹ càng mới có thể giải thích được. Chẳng hạn như: “ Lên thác xuống ghềnh” hay “Nhanh như chớp”,…
a, Trời mưa to gió lớn làm em phải nghỉ học
b,Bố mẹ tôi phải một nắng hai sương nơi đồng quê để nuôi tôi và em tôi .