Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

Biến đổi quan trọng về kinh tế ở Tây Âu thế kỉ XIII-XVI:

- Từ thế kỉ XIII, thành thị càng có vai trò là những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Tây Âu. 

- Nhiều xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ty thương mại xuất hiện tập trung chủ yếu ở thành thị. 

Những tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội: chủ xưởng, thương gia, chủ ngân hàng

Họ có nhu cầu xây dựng một hệ tư tưởng và văn hóa mới vì họ có thế lực nhưng lại chưa có địa vị xã hội tương ứng. Do vậy họ ủng hộ và bảo trợ cho những tư tưởng mới trong các lĩnh vực khoa học, văn học và nghệ thuật.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Biến đổi về kinh tế:

+ Thương nhân và quý tộc Tây Âu ngày càng giàu lên nhanh chóng, tíc lũy được một số vốn ban đầu

+ Nền sản xuất hàng hóa và thương mại ở Tây Âu ngày càng phát triển

 

+ Nhiều cảng biển trở nên sầm uất; các xưởng sản xuất với uy mô lớn, công ty thương mại và những trang trại rộng lớn ra đời.

- Biến đổi về xã hội:

+ Tầng lớp thương nhân, chủ xưởng, ngân hàng ngày cành giàu lên, chi phối toàn bộ xã hội. Họ có quyền công dân, giàu có và xa hoa.

+ Đại đa số dân thành thị, từ thợ thủ công, người làm thuê đến người ăn xin hay nông dân mất đất, không có quyền công dân, nghèo đói và bị bần cùng hóa.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Dat Do
15 tháng 1 2023 lúc 20:43

Những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế - xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI:

- Từ cuối thế kỉ XIII, tình hình kinh tế - xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi.

- Các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và ngày càng mở rộng như: Công trường thủ công, công ty thương mại, đồn điền.

- Giai cấp tư sản đã ra đời mặc dù có thế lực kinh tế song không có địa vị xã hội và chính trị tương xứng.

- Họ phản đối các giáo lý lỗi thời, chủ trương xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, thúc đẩy khoa học – kỹ thuật phát triển.

- Tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
26 tháng 7 2019 lúc 12:22

Đáp án: B

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 13:19

Tham khảo:

Đặc điểm dân cư và xã hội

♦ Đặc điểm dân cư:

Quy mô dân số: Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới với hơn 1,43 tỉ người, tỉ lệ gia tăng dân số là 0,39% (năm 2020).

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số trung bình ở Trung Quốc khá cao, khoảng 150 người/km2 (năm 2020).

+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa miền Đông và miền Tây. Miền Đông chiếm khoảng 1/2 diện tích lãnh thổ nhưng tập trung đến 90% dân cư sinh sống, miền Tây có dân cư rất thưa thớt, nhiều nơi có mật độ dân số dưới 10 người/km2.

- Thành phần dân cư: Trung Quốc có khoảng 56 dân tộc cùng sinh sống, trong đó:

+ Chiếm đa số là dân tộc Hán (trên 90%).

+ Các dân tộc ít người như Mãn, Hồi, Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ,... sống chủ yếu ở vùng núi và biên giới.

- Cơ cấu dân số:

+ Trung Quốc đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Tuy vậy, dân số Trung Quốc đang có xu hướng già hoá.

+ Cơ cấu giới tính ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2020, tỉ lệ nam là 51,3%, tỉ lệ nữ là 48,7% trong tổng số dân.

- Vấn đề đô thị hóa:

+ Trung Quốc có tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, đạt 61,0% (năm 2020).

+ Đến 2020, Trung Quốc có 41 thành phố trên 3 triệu dân, trong đó Thượng Hải và Bắc Kinh là 2 thành phố đông dân nhất của Trung Quốc.

♦ Đặc điểm xã hội:

- Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời, phát triển rực rỡ và là một trong những chiếc nôi của nền văn minh cổ đại trên thế giới, nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận.

- Trung Quốc tăng cường đầu tư phát triển giáo dục, năm 2020 tỉ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt trên 96%.

- Chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, thể hiện qua chỉ số HDI đạt mức cao (0,764) và GNI/người là 10 530 USD (năm 2020).

- Chính sách công nghiệp hoá nông thôn của Trung Quốc đã làm thay đổi bộ mặt các làng xã.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
7 tháng 11 2023 lúc 16:01

Tham khảo

- Tây Nam Á rộng trên 7 triệu km2, là một khu vực nhiều núi và cao nguyên.

Phía đông bắc có các dây núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.

Phía tây nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp.

Khí hậu Tây Nam Á có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới lục địa, nóng về mùa hè và lạnh về mùa đông.

Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Luỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-Út, I-ran. I-rắc, Cô-oét.

- Những đặc điểm này tạo thuận lợi cho người dân sản xuất nong nghiệp, phát triển công nghiệp, giao lưu và buôn bán với các nước trong khu vực.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
7 tháng 11 2023 lúc 16:02

*Đặc điểm nổi bật:

- Tây Nam Á là khu vực nằm ở tây nam châu Á, có diện tích rộng khoảng 7 triệu km2, Với các quốc gia và vùng lãnh thổ có diện tích khác nhau.

- Phần lãnh thổ trên đất liền của Tây Nam Á kéo dài từ khoảng vĩ độ 12°B đến vĩ độ 42°B, từ khoảng kinh độ 27°Đ đến kinh độ 73°Đ.

- Tây Nam Á nằm trên ngã ba tuyến giao thông giữa châu Á, châu Âu và châu Phi:

+ Phía bắc và tây bắc tiếp giáp với châu Âu;

+ Phía tây giáp châu Phi;

+ Phía đông và đông bắc tiếp giáp khu vực Nam Á và Trung Á.

- Vùng biển của Tây Nam Á thuộc các biển như biển A-ráp thông ra Ấn Độ Dương, Biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen và biển Ca-xpi.

*Ảnh hưởng: có nhiều thuận lợi để giao thương với các nước, đẩy mạnh hoạt động kinh tế biển; có vị trí chiến lược về mặt chính trị trong khu vực và trên thế giới.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
8 tháng 8 2023 lúc 18:39

Tham khảo

- Đặc điểm về xã hội của khu vực Tây Nam Á:

+ Có nền văn hóa mang những nét đặc thù và nguyên tắc riêng trong trang phục, ẩm thực, sinh hoạt, lễ hội,…

+ Ở một số nước người dân có mức sống cao, y tế và giáo dục được đầu tư phát triển.

+ HDI của khu vực khá cao nhưng vẫn có sự chênh lệch giữa các nước.

+ Có nhiều tôn giáo: Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Do Thái giáo, phần lớn dân cư là người Ả-rập theo đạo Hồi.

+ Hiện nay vẫn còn xảy ra nhiều bất ổn, xung đột biên giới, sắc tộc, tôn giáo…

Minh Lệ
Xem chi tiết

Từ sơ kì trung đại, các hội chợ xuất hiện. Hội chợ là nơi hoạt động thương mại. Hội chợ ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của thành thị và kinh tế hàng hóa. Hội chợ kích thích thương mại và qua đó kích thích nền kinh tế phát triển. - Hội chợ Săm-pa-nhơ ở Đông Bắc Pháp là lớn nhất và có ý nghĩa toàn Châu Âu. Hàng hóa đặc trưng của hội chợ Săm-pa-nhơ là đồ gia vị, xa xỉ phẩm phương Đông, dạ của Hà Lan, rượu vang và gia súc của Pháp. Mỗi phiên chợ kéo dài khoảng 2 đến 3 tuần. Các hội chợ Champagne, tọa lạc trên các tuyến đường đất liền và phần lớn tự điều chỉnh thông qua sự phát triển của Lexmintatoria ("luật thương gia"), đã trở thành một động cơ quan trọng trong lịch sử kinh tế phục hưng của châu Âu thời trung cổ.