Đọc thông tin và quan sát hình 6.1, hãy nhận xét về số dân của châu Á qua các năm.
Đọc thông tin và quan sát hình 10.1, hãy nhận xét về số dân hoặc bùng nổ dân số ở châu Phi.
- Nhận xét về số dân châu Phi:
+ Số dân đông: năm 2019, châu Phi có 1308,1 triệu người, chiếm 17,0% dân số thế giới.
+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao: giai đoạn 1960 – 2019, dân số châu Phi tăng 4,6 lần (trong khi dân số thế giới tăng 2,6 lần).
=> Từ chỗ chiếm 10,2% dân số thế giới (năm 1960) đã tăng lên 17% (năm 2019).
- Nhận xét về bùng nổ dân số ở châu Phi:
+ Phần lớn các quốc gia châu Phi có sự gia tăng dân số nhanh trong thời gian ngắn và tỉ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm vượt 2,1%.
+ Nhiều quốc gia khu vực Trung Phi, Đông Phi và Tây Phi có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao (2,7 - 3,0%).
Dựa vào thông tin trong bài và bảng 6.1, em hãy:
- Cho biết số dân của châu Á năm 2020.
- Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của châu Á giai đoạn 2005 - 2020.
- Dân số của châu Á năm 2020 là 4,64 tỉ người (không tính số dân của Liên bang Nga).
- Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của châu Á giai đoạn 2005 - 2020:
+ Cơ cấu dân số trẻ với nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi chiếm 23,5% số dân (2020), nhưng đang có xu hướng giảm (năm 2005 chiếm 27,6% số dân, năm 2020 chiếm 23,5% số dân, giảm 4,1%).
+ Tỉ trọng dân số từ 15 - 64 tuổi có sự biến động nhưng không đáng kể.
+ Tỉ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên có xu hướng tăng (Năm 2005 chỉ chiếm 6,3% dân số, đến năm 2020 là 8,9%, tăng 2,6%).
Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy:
• Cho biết biểu đồ thể hiện nội dung gì.
• Nêu tên trục dọc, trục ngang của biểu đồ và đơn vị của mỗi trục.
• So sánh độ cao của các cột và nhận xét về sự thay đổi số dân Việt Nam qua các năm.
1. Biểu đồ thể hiện số dân Việt Nam qua các năm từ năm 1979 đến năm 2019.
2. Trục dọc: số dân (triệu người); trục ngang: thời gian (năm).
3. Độ cao các cột tăng dần từ năm 1979 đến năm 2019. Điều đó chứng tỏ dân số Việt Nam tăng qua các năm.
Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hãy:
- Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông, hồ của châu Phi.
- Xác định và đọc tên một số sông, hồ lớn của châu Phi.
- Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông, hồ của châu Phi:
+ Mạng lưới sông, hồ kém phát triển và phân bố không đều.
+ Phần lớn sông có nhiều thác ghềnh.
+ Các hồ lớn hầu hết có nguồn gốc kiến tạo và tập trung ở Đông Phi.
+ Các hồ có diện tích rộng và độ sâu lớn => tích trữ 1 khối nước ngọt phong phú.
+ Các sông, hồ có giá trị cho giao thông, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt con người.
- Xác định và đọc tên một số sông, hồ lớn của châu Phi:
+ Sông lớn: sông Nin, sông Công-gô, sông Dăm-be-đi, sông Ni-giê,...
+ Hồ lớn: hồ Vích-to-ri-a, hồ Sát, hồ Tan-ga-ni-ca, hồ Ni-át-xa, hồ Tuốc-ca-na,...
Đọc thông tin ở hình a và quan sát hình 1, hãy:
- Xác định trên bản đồ các khu vực địa hình của châu Á.
- Nêu đặc điểm địa hình của châu Á và ý nghĩa của địa hình đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
– Các khu vực địa hình chính ở châu Á:
+ Trung tâm là núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới.
+ Phía bắc là đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng.
+ Phía đông thấp dần về phía biển, gồm núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển.
+ Phía nam và tây nam gồm các dãy núi trẻ, sơn nguyên và đồng bằng xen kẽ.
– Ý nghĩa:
+ Các vùng núi cao, hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống. Ở những khu vực này cũng có thể có hiện tượng sạt lở, xói mòn gây thiệt hại cho con người và tài sản.
+ Các cao nguyên và đồng bằng thuận lợi hơn cho sản xuất. Cao nguyên có thể chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp. Đồng bằng trồng cây lương thực, nuôi thuỷ sản.
- Quan sát hình 6.1, nhận xét sự phân bố dân cư các nước Đông Nam Á?
Dân cư Đông Nam Á tập trung chủ yếu ở vùng ven biển và các đồng bằng châu thổ.
Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Á.
Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Á:
- Vị trí địa lí:
+ Châu Á trải dài trong khoảng từ vùng cực Bắc đến khoảng 10⸰N.
+ Tiếp giáp:
Phía bắc giáp Bắc Băng Dương;
Phía đông giáp Thái Bình Dương;
Phía nam giáp Ấn Độ Dương;
Phía tây giáp châu Âu;
Phía tây nam giáp châu Phi.
- Hình dạng: dạng hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và vịnh biển.
- Kích thước: châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền là 41,5 triệu km², nếu tính cả phần đảo và quần đảo thì diện tích lên tới 44,4 triệu km².
Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Á:
- Vị trí địa lí:
+ Châu Á trải dài trong khoảng từ vùng cực Bắc đến khoảng 10⸰N.
+ Tiếp giáp:
Phía bắc giáp Bắc Băng Dương;
Phía đông giáp Thái Bình Dương;
Phía nam giáp Ấn Độ Dương;
Phía tây giáp châu Âu;
Phía tây nam giáp châu Phi.
- Hình dạng: dạng hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và vịnh biển.
- Kích thước: châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền là 41,5 triệu km², nếu tính cả phần đảo và quần đảo thì diện tích lên tới 44,4 triệu km².
Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Á.
Tham khảo:
Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á:
- Vị trí địa lí:
+ nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến khoảng 100N.
+ tiếp giáp với các châu lục: châu Phi, châu Âu; các đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
- Hình dạng: hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và vịnh biển.
- Kích thước: diện tích phần đất liền khoảng 41,5 triệu km2, diện tích cả đảo và quần đảo khoảng 44,4 triệu km2 (bao gồm phần lãnh thổ Liên Bang Nga thuộc châu Á).
Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Á.
=>
- Châu Á có diện tích `44,4 ` triệu `km^2` là châu lục lớn nhất thế giới
- Châu Á có dạng hình khối
- từ Bắc xuống Nam châu Á kéo dài `8500km` từ vòng cực bắc xuống tới phía Nam xích đạo
- Theo chiều Đông `->` Tây nơi rộng nhất khoảng `9200km ` trải từ ven Địa Trung Hải tới ven Thái Bình Dương
Quan sát các hình 1, 2, 3 và đọc thông tin, em hãy:
- Kể tên một số dân tộc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Xác định trên lược đồ những khu vực có mật độ dân số dưới 100 người/km2, trên 200 người/km2.
- Nêu nhận xét về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Tham khảo:
- Một số dân tộc: Kinhm Mông, Dao, Tày, Thái, Mường, Nùng,...
- Khu vực có mật độ dân số dưới 100 người/km²: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn
- Khu vực có mật độ dân số trên 200 người/km²: Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh
- Nhận xét về sự phân bố dân cư: Dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phân bố không đều. Nơi có địa hình thấp dân cư tập trung đông đúc, ở các vùng núi cao dân cư thưa thớt.