chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:"giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"
chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:"giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"
Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” có cách diễn tả tình cảm của con người một cách gián tiếp, kín đáo qua các sự vật trong những mô típ rất quen thuộc về làng quê của ca dao : “giếng nước gốc đa”. Câu thơ có biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa. Những biện pháp này đã góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người bộ đội. Nó làm cho lời thơ vừa có sắc thái dân gian, vừa hiện đại.Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn.
Biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: giếng nước “nhớ”
+ Hoán dụ: Dùng bộ phận để gọi cái cụ thể "giếng nước", "gốc đa" để nói về quê hương, người thân của những người lính.
Tác dụng: Góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người lính. Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương đối với những người lính ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn.
- Nhân hóa: giếng nước gốc đa nhớ
- Liệt kê: giếng nước, gốc đa
- Ẩn dụ: giếng nước, gốc đa chính là những người thân nơi quê nhà
=> Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương của người nông dân tạm thời bỏ đi chiếc ái nâu khoác lên mình màu xanh áo lính đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Nỗi nhớ ấy lúc nào cũng ám ảnh, day dứt trong lòng họ
Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa và hoán dụ
B. Nhân hóa và ẩn dụ
C. Ẩn dụ và hoán dụ
D. Không sử dụng biện pháp tu từ nào cả
Chọn đáp án: A.
Giải thích: Nhân hóa: giếng nước “nhớ”, hoán dụ: Dùng bộ phận để gọi cái cụ thể (giếng nước, gốc đa để nói về quê hương).
Câu 2: Trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy.
Phép tu từ: Ẩn dụ, nhân hóa
Hiệu quả: Góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của những người người hậu phương đối với người lính. Thể hiện sự nhớ mong đợi chờ của những người hậu phương đối với những người lính ở ngoài chiến trường một cách mãnh liệt hơn
Trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ hoán dụ và nhân hóa.
Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trên: làm giàu tính sâu sắc nghệ thuật cho việc diễn đạt người thân ở quê ngày đêm mong mỏi, nhớ nhung người chiến sĩ đi đánh giặc. Đồng thời câu thơ thêm tăng giá trị gợi hình gần gũi, giá trị cảm xúc "nhớ" sinh động cho sự vật tượng trưng "giếng nước gốc đa". Từ đó gây ấn tượng và hấp dẫn đọc giả hơn.
+hoán dụ:'' Giếng nước gốc đa''
+nhân hóa:'' nhớ''
=> Những biện pháp này đã góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người bộ đội. Nó làm cho lời thơ vừa có sắc thái dân gian, vừa hiện đại.Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn.
Phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ hoán dụ có trong đoạn thơ sau ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Mọi người chỉ phân tích giá trị nghệ thuật của hoán dụ thôi nhé hộ mình với
Phép hoán dụ: "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính."
Phân tích giá trị nghệ thuật: Làm tăng giá trị diễn đạt sự thương nhớ mà con người, sự vật ở quê hương dành cho người lính. Đồng thời gợi đến tình cảm giữa làng quê bình yên và con người ra đi đánh giặc qua từ "giếng nước gốc đa", "người ra lính". Từ đó làm câu thơ thêm giá trị biểu cảm sâu sắc, giá trị hình ảnh mộc mạc giản dị nhưng thấm đậm vào lòng đọc giả.
Nghệ thuật hoán dụ "Giếng nước gốc đa”. Tác dụng
- Giếng nước và gốc đa là hình ảnh hoán dụ về quê hương cũng như người thân nơi hậu phương của người lính.
- Câu thơ tạo nên 2 chiều nỗi nhớ da diết: quê hương nhớ người lính và người lính nhớ gia đình của mình.
- Tạo mạch cảm xúc cho khổ thơ khiến câu thơ giàu hình ảnh hơn
Xác định các biện pháp tu từ trong những câu sau:
a/ Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm (Huy Cận)
b/ Một tiếng chim kêu sáng cả rừng (Khương Hữu Dụng)
c/ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính (Chính Hữu)
d/ Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá (Chính Hữu)
e/ Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao (Thanh Hải)
f/ Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buống lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái (Phạm Tiến Duật)
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?
“Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát"
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hóa
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Theo em hình ảnh “giếng nước gốc đa” là hình ảnh ẩn dụ hay hoán dụ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
- “Giếng nước gốc đa” là hình ảnh hoán dụ về quê hương cũng như người thân nơi hậu phương của người lính.
- Câu thơ có nỗi nhớ hai chiều da diết: quê hương nhớ người lính và người lính nhớ gia đình, quê nhà.
→ Những người lính chia sẻ nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ nhà cùng với nhau. Họ sống với nhau trong tình thương nỗi nhớ, và cùng nhau vượt qua nỗi nhớ để tiếp tục chiến đấu.
Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào ?
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
A.
Chơi chữ, nhân hóa
B.
Ẩn dụ, hoán dụ
C.
So sánh, điệp ngữ
D.
Nhân hóa, ẩn dụ
Giếng nước, gốc đa vốn là những vật vô tri vô giác nhưng ở đây tác giả viết “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đó.
Phân tích hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ: “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Em tham khảo:
Biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: giếng nước “nhớ”
+ Hoán dụ: Dùng bộ phận để gọi cái cụ thể "giếng nước", "gốc đa" để nói về quê hương, người thân của những người lính.
Tác dụng: Góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người lính. Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương đối với những người lính ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn.