Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 13:04

Tham khảo!

- Tình hình phát triển kinh tế:

+ Từ khi bãi bỏ lệnh cấm vận năm 1996, kinh tế của Cộng hoà Nam Phi phát triển nhanh chóng trong suốt hơn một thập niên.

+ Từ 2012 đến nay, tăng trưởng kinh tế chậm lại do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng của dịch bệnh… Tuy nhiên, cộng hòa Nam Phi vẫn là một trong những nền kinh tế lớn ở châu phi. Và là quốc gia duy nhất ở châu phi nằm trong nhóm các nước có nền kinh tế lớn trên thế giới (G20).

- Cơ cấu ngành kinh tế của cộng hòa Nam Phi có sự chuyển dịch đáng kể, trong đó ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng thấp.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:25

Tham khảo:

- Quy mô GDP tăng nhanh liên tục, đến năm 2010, Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế có quy mô GDP lớn thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ). Năm 2020, GDP của Trung Quốc chiếm 17,3% toàn thế giới.

- Tốc độ tăng GDP tuy có biến động qua các năm song luôn ở mức cao.

- Cơ cấu GDP có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

+ Tỉ trọng của các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng;

+ Giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh là động lực cho tăng trưởng kinh tế.

+ Trung Quốc luôn là nước xuất siêu.

+ Năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc là 5080,4 tỉ USD, đứng đầu thế giới.

+ Từ năm 2017 đến năm 2021, Trung Quốc duy trì vị trí là quốc gia thương mại hàng đầu thế giới.

- Trung Quốc là một trong những nước nhận được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn, năm 2020 là 163 tỉ USD (đứng đầu thế giới).

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
19 tháng 12 2019 lúc 7:54

Đáp án D
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên một nền sản xuất kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 22:41

NHẬT BẢN

1. Khái quát chung

- Vị trí địa lí: Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải ra theo 1 vòng cung dài khoảng 3 800 km trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn (Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư và Kiu-xiu).

- Diện tích: 378 000 km2.

- Thủ đô: Tô-ky-ô.

- Tổng số dân: 125,8 triệu người (2020).

2. Đặc điểm kinh tế

a. Quá trình phát triển

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952 kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.

- Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6% năm 1980).

- Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%.

- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

b. Hiện trạng nền kinh tế

- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).

- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.

3. Kết luận

- Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới.

- Nền kinh tế Nhật Bản ngày càng phát triển hùng mạnh.

Minh Lệ
Xem chi tiết

NHẬT BẢN

1. Khái quát chung

- Vị trí địa lí: Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải ra theo 1 vòng cung dài khoảng 3 800 km trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn (Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư và Kiu-xiu).

- Diện tích: 378 000 km2.

- Thủ đô: Tô-ky-ô.

- Tổng số dân: 125,8 triệu người (2020).

2. Đặc điểm kinh tế

- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).

- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.

- Một số sản phẩm đặc trưng và nổi tiếng của:

+ Nông nghiệp: lúa gạo, hoa quả (nho, đào, dâu,...), thịt bò, rượu sake,...

+ Công nghiệp: phương tiện giao thông (tàu biển, ô tô, xe máy), điện tử (sản phẩm tin học, vi mạch và chất bán dẫn, rôbôt), sợi, vải,...

+ Dịch vụ: ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới; ngành giao thông vận tải có vị trí đặc biệt quan trọng trên thế giới.

3. Kết luận

- Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế trên thế giới.

- Nền kinh tế Nhật Bản ngày càng phát triển hùng mạnh.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:26

Tham khảo:

Năm 1978 Trung Quốc thực hiện cải cách nền kinh tế, những thành tựu này đã giúp vị thế Trung Quốc trở thành quốc gia có vị thế quan trọng đối với nền kinh tế thế giới.

Thành tựu kinh tế Trung Quốc đạt được là do:

+ Có nguồn lực tự nhiên đa dạng

+ Cơ sở hạ tầng phát triển

+ Nhà nước có chính sách cải cách, chiến lược

 Chú trọng trong ứng dụng khoa học công nghệ.

Nguyễn Ngân Khánh
Xem chi tiết
Citii?
28 tháng 11 2023 lúc 21:33

 GDP bình quân đầu người (GDP/người) của Hàn Quốc là 31.489 USD/người vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc đạt -1.09% trong năm 2020, giảm -357 USD/người so với con số 31.846 USD/người của năm 2019. GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc năm 2021 dự kiến sẽ đạt 31.136 USD/người nếu nền kinh tế Hàn Quốc vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng GDP và mức dân số như năm vừa rồi.

- Đơn vị tiền tệ của Hàn Quốc là KRW (Korean Won), tỷ giá là 1020 KRW = 1 USD.

Citii?
28 tháng 11 2023 lúc 21:37

trong sách có á

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
6 tháng 11 2023 lúc 21:04

Tham khảo

- Tình hình phát triển kinh tế:

+ Là một trong các nền kinh tế lớn ở châu Phi, GDP đạt 336,4 tỉ USD (2020). Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao ở giai đoạn 2000 - 2005 sau đó có xu hướng giảm.

+ Tiến hành công nghiệp hóa sớm (từ những năm 60 của thế kỉ XX) và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

+ Trong nhiều thập niên, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao và tăng nhanh.

- Đặc điểm các ngành kinh tế:

+ Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và sử dụng gần 25 % lao động cả nước (năm 2020). Cơ cấu công nghiệp khá đa dạng.

+ Nông nghiệp: xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp. Hình thức sản xuất chủ yếu là trang trại.

+ Dịch vụ: Là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 64,6 % GDP (năm 2020). Cơ cấu ngành đa dạng.

Nguyễn Nguyên Minh Khánh
Xem chi tiết