Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 1, em hãy mô tả các bộ phận của một dòng sông lớn.
• Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy mô tả về sông của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Tham khảo
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều sông, suối; trong đó sông Hồng, sông Đà, sông Lô là những sông lớn. Sông Đà và sông Lô là hai sông đổ nước vào sông Hồng.
- Do địa hình dốc nên sông ở đây có nhiều thác ghềnh, nước chảy mạnh, đặc biệt là sông Đà.
Quan sát hình 6 và đọc thông tin, em hãy mô tả đặc điểm của đê sông Hồng.
Tham khảo!
- Đê sông Hồng là hệ thống đê tiêu biểu nhất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua hàng nghìn năm, đê trở thành một hệ thống hoàn chỉnh với chiều dài lên đến hàng nghìn ki-lô-mét.
- Đê sông Hồng cao trung bình từ 6 m đến 8 m tuỳ từng vị trí, có nơi cao hơn 10 m. Chân đề rộng từ 30 đến 50 m. Mặt đê hiện được cải tạo trở thành các tuyến đường giao thông.
Đọc thông tin và quan sát hình 5, em hãy:
- Mô tả hệ thống đê sông Hồng.
- Nêu vai trò của hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Mô tả hệ thống đê sông Hồng:
+ Đê sông Hồng là hệ thống đê lớn nhất nước ta với chiều dài hàng nghìn ki-lô-mét.
+ Đê được đắp bằng đất thành những đường cao, to dọc hai bên bờ sông.
+ Ngày nay, phần lớn mặt đê được trải nhựa hoặc bê tông và nâng cấp để kiên cố hơn.
- Vai trò của hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:
+ Không bị ngập lụt; giảm thiệt hại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra.
+ Góp phần điều tiết lượng nước, giúp người dân có thể trồng nhiều vụ lúa trong năm.
+ Vùng đất ở ngoài đê hằng năm được bồi đắp thêm phù sa màu mỡ và mở rộng dần về phía biển.
Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, em hãy mô tả vẻ đẹp thiên nhiên của Cố đô Huế qua hình ảnh sông Hương, núi Ngự.
Tham khảo:
- Sông Hương:
+ Sông Hương chảy qua thành phố Huế.
+ Nước sông Hương có màu xanh ngọc, chảy lững lờ qua thành phố, qua các làng mạc yên bình, các di tích lịch sử cổ kính kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hai bên bờ sông tạo nên vẻ đẹp huyền bí mà thơ mộng.
+ Nối hai bờ sông Hương có nhiều cây cầu nhưng nổi tiếng nhất là cầu Trường Tiền.
- Núi Ngự:
+ Núi Ngư (hoặc núi Ngự Bình) nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 4 km về phía nam.
+ Trước đây, núi Ngự được coi như hệ thống thành luỹ tự nhiên đồ sộ, kiên cố, bảo vệ Kinh thành Huế.
+ Ngày nay, núi Ngự vẫn rợp bóng thông xanh ngát. Từ trên đỉnh núi, có thể nhìn ngắm sông nước, cung điện, chùa chiền, lăng tẩm và vẻ đẹp thơ mộng của Cố đô Huế.
Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, 7, em hãy mô tả một số nét văn hoá của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Chợ phiên vùng cao:
+ Chợ phiên vùng cao thường họp vào những ngày nhất định. Vào ngày này, chợ thường rất đông vui.
+ Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, giao lưu văn hoá của người dân.
+ Ngoài ra, chợ phiên cũng là nơi lưu giữ những nét văn hoá đặc sắc về ẩm thực, trang phục,...
- Lễ hội Lồng Tồng:
+ Còn được gọi là lễ hội xuống đồng của các dân tộc Tày, Nùng,... + Lễ hội này được tổ chức vào đầu mùa xuân, để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.
+ Hoạt động chính của lễ hội là: nghi lễ xuống đồng, với sự tham gia thực hiện nghi thức cày đường cày đầu tiên, thi cấy,....
+ Trong lễ hội có các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, tung còn, bịt mắt đập trống,... - Nghệ thuật múa xòe Thái
+ Xòe Thái là loại hình múa truyền thống, đặc sắc, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái.
+ Xòe Thái có rất nhiều điệu, trong đó xòe vòng là phổ biến nhất. Xoè vòng có tính giao lưu cộng đồng cao nên không hạn chế số người tham gia. Các vòng xoè thường được xác định “tâm xoè" bởi một hũ rượu cần hoặc một đống lửa,....
+ Năm 2021, Tổ chức UNESCO đã ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tham khảo
- Chợ phiên vùng cao:
+ Chợ phiên vùng cao thường họp vào những ngày nhất định. Vào ngày này, chợ thường rất đông vui.
+ Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, giao lưu văn hoá của người dân.
+ Ngoài ra, chợ phiên cũng là nơi lưu giữ những nét văn hoá đặc sắc về ẩm thực, trang phục,...
- Lễ hội Lồng Tồng:
+ Còn được gọi là lễ hội xuống đồng của các dân tộc Tày, Nùng,...
+ Lễ hội này được tổ chức vào đầu mùa xuân, để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.
+ Hoạt động chính của lễ hội là: nghi lễ xuống đồng, với sự tham gia thực hiện nghi thức cày đường cày đầu tiên, thi cấy,....
+ Trong lễ hội có các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, tung còn, bịt mắt đập trống,...
- Nghệ thuật múa xòe Thái
+ Xòe Thái là loại hình múa truyền thống, đặc sắc, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái.
+ Xòe Thái có rất nhiều điệu, trong đó xòe vòng là phổ biến nhất. Xoè vòng có tính giao lưu cộng đồng cao nên không hạn chế số người tham gia. Các vòng xoè thường được xác định “tâm xoè" bởi một hũ rượu cần hoặc một đống lửa,....
+ Năm 2021, Tổ chức UNESCO đã ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:
• Chỉ và đọc tên một số sông lớn ở vùng Nam Bộ.
• Trình bày đặc điểm sông ngòi ở vùng Nam Bộ.
- Một số sông lớn ở khu vực Nam Bộ, là: sông Đồng Nai; sông Tiền; sông Hậu; sông Sài Gòn.
- Đặc điểm chính của sông ngòi:
+ Vùng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, với nhiều sông lớn là: sông Đồng Nai (ở Đông Nam Bộ), sông Tiền, sông Hậu (ở đồng bằng sông Cửu Long),...
+ Sông ngòi là nguồn cung cấp nước, phù sa, thuỷ sản và là đường giao thông quan trọng của vùng.
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 2 đến 4, em hãy mô tả một số nét văn hoá nổi bật của làng quê truyền thống vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Tham khảo!
- Ở các làng quê truyền thống Bắc Bộ thường có luỹ tre xanh, cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình. Một số làng còn có đền, chùa, miếu,...
+ Cổng làng là cửa ngõ ra vào làng, là nơi người dân dừng nghỉ chân, hóng mát, cũng là nơi trẻ em tụ tập, cùng vui đùa,...
+ Cây đa tạo bóng mát thường được trồng ở đầu làng, cuối làng, hoặc ở vị trí trung tâm, bên cạnh các di tích lịch sử - văn hoá.
+ Giếng làng trước đây là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt chính cho dân làng.
+ Đình là nơi thờ Thành hoàng, thường được xây dựng ở vị trí trung tâm. Sân đình là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hoá chung của làng.
Đọc thông tin, quan sát hình 7 và kết hợp vốn hiểu biết của bản thân, em hãy mô tả về chợ nổi trên sông.
Tham khảo:
- Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước Tây Nam Bộ.
- Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc đi lại bằng xuồng, ghe từ nhiều nơi đến.
- Chợ thường nhộn nhịp nhất vào buổi sáng. Ngay từ sáng sớm, việc mua bán đã diễn ra tấp nập.
- Các mặt hàng như: rau, quả, thịt, cá, quần áo.... đều có thể mua bán trên xuồng, ghe.
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy mô tả khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Tham khảo
- Khí hậu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có sự khác biệt giữa mùa hạ và mùa đông. Mùa hạ nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và ít mưa.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước. Một số vùng núi cao vào mùa đông đôi khi có tuyết rơi như: Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Mẫu Sơn (tỉnh Lạng Sơn).....
Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy mô tả kiến trúc và chức năng của một trong các công trình trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
THAM KHẢO
(*) Lựa chọn: mô tả kiến trúc và chức năng của Nhà bia Tiến sĩ
- Kiến trúc:
+ Các nhà che bia làm bằng khung gỗ, lợp ngói mũi hài, nền lát gạch.
+ Trong khu vực Nhà bia Tiến sĩ có 82 tấm bia tiến sĩ (tương ứng với 82 khoa thi) được dựng từ năm 1484 đến năm 1780. Nội dung các tấm bia ghi tên, quê quán, khoa thi của 1304 tiến sĩ.
- Chức năng: Nhà bia Tiến sĩ thể hiện sự tôn vinh người hiền tài và truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.