Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Thu 	Hà
Xem chi tiết

1. Hiện tượng tạo núi

Trong quá trình di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau khiến cho các lớp đất đá ở đới tiếp giáp giữa các địa mảng bị dồn ép, uốn lên thành núi; hoặc bị đứt gãy, vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất gọi là núi lửa. 

2. Vai trò của ngoại sinh trong việc làm biến đổi hình dạng của núi

Câu 2

- Đồng thời với quá trình nâng cao do nội sinh thì núi cũng chịu tác động phá hủy của ngoại sinh.

Câu 3

- Các quá trình ngoại sinh làm biến đổi hình dạng của núi: bào mòn, bóc mòn, thổi mòn, mài mòn của gió, nước,… làm biến đổi hình dạng của núi hoặc tạo ra những dạng địa hình mới.



 

Khách vãng lai đã xóa
Minh Lệ
Xem chi tiết
uk loc
15 tháng 1 2023 lúc 17:53

Đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu:

- Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị kinh tế, chính trị độc lập và cơ bản của Tây Âu thời kì này. Đứng đầu mỗi lãnh địa phong kiến là một lãnh chúa – “ông vua” cai quản lãnh địa của mình.

- Cấu trúc lãnh địa:

+ Là một khu đất rộng lớn gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

+ Bao quanh lãnh địa là hào nước và tường thành chắc chắn. Bên ngoài tường thành là nhà ở của nông nô, nhà kho,…

+ Bên trong lãnh địa có lâu đài của lãnh chúa ở vị trí trung tâm, nhà thờ,..

- Lãnh chúa lập ra quân đội, luật pháp, tòa án, chế độ thuế khóa, tiền tệ và đo lường riêng. Thậm chí nhà vua còn không có quyền can thiệp vào lãnh địa bởi quyền “miễn trừ”.

- Kinh tế lãnh địa:

+ Mang tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp. Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

+ Nông nô sản xuất mọi thứ đáp ứng nhu cầu trong lãnh địa từ lương thực, đồ dùng,...

+ Chỉ những thứ không sản xuất được mới mua từ bên ngoài: muối, sắt, hàng xa xỉ phẩm phương Đông,…

- Lãnh chúa sống xa hoa trên sự bóc lột sức lao động nông nô. Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp rất nhiều loại thuế khác nhau: thuế cưới xin, ma chay,…

Minh Lệ
Xem chi tiết

Khu vực Đông Á khá rộng, gồm phần đất liền và hải đảo.

– Phần đất liền chiếm hơn 60% diện tích, địa hình đa dạng: phía tây có núi và sơn nguyên cao, các bồn địa rộng lớn, phía đông có nhiều núi trung bình, núi thấp và đồng bằng rộng.

– Phần hải đảo có địa hình chủ yếu là đồi núi. Đây là nơi có nhiều núi lửa, thường xuyên có động đất, sóng thần.

 

– Khoáng sản chính của vùng là than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng…

– Khí hậu đa dạng. Hải đảo và phía đông đất liền có khí hậu gió mùa, trong một năm có 2 mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió tây bắc, khô lạnh, mùa hạ có gió đông nam, nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của bão. Phía tây nằm sâu trong lục địa nên khô hạn.

– Cảnh quan đa dạng, phía đông và hải đảo có hệ động vật đa dạng, rừng bao phủ, phía tây là hoang mạc, thảo nguyên, bán hoang mạc.

– Đông Á có một số sông lớn như Trường Giang, Hoàng Hà, mùa mưa hay ngập lụt.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á:

- Khu vực rộng khoảng 7 triệu km2.

-  Địa hình cao đồ sộ ở phía bắc với dãy Hi-ma-lay-a, phía tây là sơn nguyên I-ran, phía nam và trung tâm tương đối thấp với sơn nguyên Đê-can và đồng bằng Ấn Hằng.

- Đại bộ phận nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông tương đối lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. Trên các vùng núi, khí hậu thay đổi theo độ cao, độ cao 4500m trở lên là băng tuyết vĩnh cửu.

- Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn (sông Ấn, sông Hằng,...). Các con sông này đã bồi đắp nên đồng bằng phù sa màu mỡ.

- Thảm thực vật của nam Á chủ yếu là rừng nhiệt đới gió mùa, xa-van.

Minh Lệ
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
17 tháng 1 2023 lúc 20:42

Đặc điểm sông, hồ ở Bắc Mỹ:

- Nhiều mạng lưới sông khá dày, phân bố đồng đều

- Đa số các sông có nguồn cung cấp nước hỗn hợp, vừa do mưa, vừa do tuyết tan

- Có nhiều hồ nhất thế giới, phân bố ở nửa phía bắc của miền đồng bằng trung tâm

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 8 2023 lúc 22:46

Tham khảo
1.

Vùng núi Đông Bắc: nằm ở tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc.

Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

Vùng núi Trường Sơn Bắc kéo dài khoảng 600 km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.

Vùng núi Trường Sơn Nam: nằm ở phía nam dãy Bạch Mã, chủ yếu ở khu vực: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và một phần Đông Nam Bộ.
2. 

- Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc:

+ Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam.

+ Độ cao trung bình phổ biến dưới 1.000 m.

+ Đặc trưng của vùng núi này là những cánh cung núi lớn và vùng đồi (trung du) phát triển mở rộng.

+ Địa hình các-xtơ khá phổ biến, tạo nên những cảnh quan đẹp như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long.

- Đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc:

+ Địa hình cao nhất nước ta với độ cao trung bình 1 000 - 2 000 m, nhiều đỉnh cao trên 2 000 m. Trong vùng có nhiều dãy núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh) và những cao nguyên hiểm trở chạy song song, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam.

+ Đặc trưng của địa hình Tây Bắc là bị chia cắt mạnh. Xen giữa các vùng núi đá vôi là các cánh đồng, thung lũng các-xtơ,...

- Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Bắc:

+ Gồm các dãy núi song song và và so le theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu.

+ Là vùng có độ cao trung bình khoảng 1.000 m, một số ít đỉnh cao trên 2.000 m như: Pu Xai Lai Leng (2711 m), Rào Cỏ (2 235 m).

+ Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Nam.

+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có độ cao lớn hơn vùng Trường Sơn Bắc.

+ Địa hình có hướng vòng cung, hai sườn đông và tây Trường Sơn Nam không đối xứng.

+ Dạng địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan.

+ Các khối núi cao nằm ở phía bắc và nam của vùng có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m như: Ngọc Linh (2 598 m), Chư Yang Sin (2 405 m), Lang Biang (2 167 m),...

+ Chuyển tiếp giữa miền núi, cao nguyên với miền đồng bằng là địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ với những thềm phù sa cổ, có nơi cao tới 200 m.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
2 tháng 8 2023 lúc 12:41

Tham khảo:
• Yêu cầu số 1:
- Một số núi ở vùng Nam Bộ là: núi Chứa Chan; núi Bà Rá; núi Bà Đen.
- Hầu hết các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ đều bị ngập nước vào mùa lũ
 • Yêu cầu số 2: Đặc điểm địa hình
- Khu vực Đông Nam Bộ:
+ Có địa hình cao hơn Tây Nam Bộ.
+ Ở Đông Nam Bộ, đồi thoải lượn sóng và đồng bằng chiếm phần lớn diện tích. Ngoài ra còn có một số núi như: núi Bà Đen, núi Chứa Chan,...
- Khu vực Tây Nam Bộ (còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long):
+ Có địa hình bằng phẳng và thấp, nhiều vùng đất ngập nước như: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.
+ Vùng ven biển có nhiều bãi đất thấp chịu ảnh hưởng mạnh của biển.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 22:16

Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu:

- Biểu hiện của biến đổi khí hậu: ảnh hưởng liên tiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng bất thường ở Bắc Âu, cháy rừng ở Nam Âu, mưa lũ ở Tây và Trung Âu).

- Biện pháp ứng phó:

+ Trồng và bảo vệ rừng.

+ Hạn chế tối đa việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

+ Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường (mặt trời, gió, sóng biển, thủy triều).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
23 tháng 3 2023 lúc 23:45

Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus: Hấp phụ → Xâm nhập→ Tổng hợp → Lắp ráp → Phóng thích.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 22:37

Tham khảo

- Đặc điểm:

+ Hình thành trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm lớn quanh năm nên quá trình phong hóa và phân giải các chất hữu cơ chậm.

+ Giàu mùn, thường có màu đen, nâu đen.

- Phân bố: Chiếm 11% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng núi có độ cao từ 1600 - 1700 m trở lên.