Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
dũng phan
16 tháng 8 2023 lúc 13:12

Môi trường nhiệt đới ở châu Phi bao gồm:

+ Khu vực nằm hai bên đường xích đạo.

+ Khu vực bồn địa Nin Thượng.

+ Sơn nguyên Ê-ti-ô-pi-a, sơn nguyên Đông Phi.

+ Phía bắc bồn địa Ca-la-ha-ri.

- Cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:

+ Tại những khu vực khô hạn, làm nương rẫy vẫn là hình thức canh tác phổ biến; chăn nuôi gia súc theo hình thức chăn thả.

+ Những khu vực nhiệt đới ẩm đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp để xuất khẩu

+ Chú trọng hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản; xây dựng các công trình thủy lợi để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất.

+ Thành lập một số khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và phát triển du lịch.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Các nhóm đất chính trên Trái Đất:

+ Vùng đất băng tuyết phủ quanh năm.

+ Đất đài nguyên.

+ Đất pốt dôn.

+ Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới.

+ Đất đen thảo nguyên ôn đới.

+ Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng.

+ Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.

+ Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Đất đỏ, nâu đỏ xa van.

+ Đất đỏ vàng nhiệt đới.

+ Đất phù sa.

- Phạm vi phân bố của một số loại đất

+ Đất đài nguyên: phía Bắc Ca-na-đa, Bắc Liên bang Nga, phía Bắc Âu.

+ Đất pốt dôn: Ca-na-đa, Liên bang Nga, Bắc Âu.

+ Đất đen thảo nguyên ôn đới: Trung tâm Hoa Kì, Đông Âu, phía Nam Liên bang Nga, phía Nam của Nam Mĩ.

+ Đất đỏ vàng nhiệt đới: Nam Mĩ, Trung và Nam Phi, Nam Á, Đông Nam Á, Tây Bắc Ô-xtrây-li-a.

+ Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc: Tây Hoa Kì, phía Tây Nam của Nam Mĩ, Bắc Phi, Tây Á, Tây Nam Á, phía Tây Trung Quốc, phía Tây và Nam của Ô-xtrây-li-a,…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 23:08

Tham khảo

- Phạm vi của Biển Đông:

+ Biển Đông có diện tích khoảng 3,447 triệu km2, là biển lớn thứ hai của Thái Bình Dương và lớn thứ ba thế giới, nằm trong khoảng từ vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ.

+ Biển Đông là biển tương đối kín vì được bao bọc bởi đất liền và hệ thống các đảo, quần đảo.

- Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và Phi-líp-pin.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
1 tháng 9 2023 lúc 21:03

- Các biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa:

+ Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa (Hà Nội, Việt Nam): đới khí hậu nhiệt đới.

+ Kiểu khí hậu ôn đới lục địa (U-lan Ba-to, Mông Cổ): đới khí hậu ôn đới.

+ Kiểu khí hậu ôn đới hải dương (Luân Đôn, Anh): đới khí hậu ôn đới.

+ Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải (Lix-bon, Bồ Đào Nha): đới khí hậu cận nhiệt.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 0:24

Tham khảo

♦ Phạm vi:

- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, là một phần của Biển Đông.

- Theo Luật biển Việt Nam năm 2012 (phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982), vùng biển Việt Nam bao gồm 5 bộ phận là: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

♦ Vị trí:

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

- Các đảo và quần đảo phân bố rộng khắp trên vùng biển nước ta.

+ Các đảo và quần đảo gần bờ tập trung nhiều ở vùng biển đông bắc (tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng) và vùng biển tây nam (tỉnh Kiên Giang).

+ Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nằm giữa Biển Đông.

- Vùng biển và hải đảo Việt Nam còn có vị trí chiến lược do nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp, nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và các châu lục khác.

- Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở đường ra Biển Đông của một số nước và khu vực xung quanh.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Đặc điểm rừng nhiệt đới A-ma-dôn:

- là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, diện tích 5,5 triệu km2 và trải rộng trên nhiều quốc gia.

- được gọi là “ lá phổi xanh” của thế giới.

- có hệ sinh thái phong phú nhất thế giới với nhiều loài chim, thú, bò sát quý hiếm và hàng triệu côn trùng

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 22:55

Tham khảo
- Phân bố

+ Công nghiệp chế tạo, phân bố chủ yếu ở: Tô-ky-ô, Na-gôi-a, Ô-xa-ca,…

+ Công nghiệp luyện kim, phân bố chủ yếu ở: Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a,…

+ Công nghiệp điện tử - tin học, phân bố chủ yếu ở: Tô-ky-ô, Na-ga-xa-ki, Phu-cu-ô-ca,…

+ Công nghiệp hóa chất, phân bố chủ yếu ở: Tô-ky-ô, Na-gôi-a, Cô-chi,…

+ Công nghiệp thực phẩm, phân bố chủ yếu ở: I-ô-cô-ha-ma, Ky-ô-tô, Mu-rô-ran,…


- Phát triển

Công nghiệp là ngành mũi nhọn của nền kinh tế, chiếm 29% GDP và giữ vị trí cao trong nền kinh tế thế giới. Cơ cấu ngành đa dạng, nhiều lĩnh vực công nghiệp có trình độ kĩ thuật và công nghệ cao hàng đầu thế giới.

Công nghiệp chế tạo: phát triển mạnh, chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu, nổi bật với sản xuất ô tô, đóng tàu đứng hàng đầu thế giới. Ngành có khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng, áp dụng tối đa các công nghệ tiên tiến và đạt hiệu quả cao.

Công nghiệp luyện kim: chủ yếu dựa vào nguyên liệu nhập từ nước ngoài, tốc độ phát triển nhanh, ứng dụng phổ biến kĩ thuật và công nghệ hiện đại. Là nước xuất khẩu thép đứng thứ 2 thế giới.

Công nghiệp điện tử - tin học: phát triển với tốc độ nhanh, dẫn đầu thế giới, sản phẩm nổi bật là máy tính và rô bốt.

Công nghiệp hóa chất: là một trong những ngành công nghệ cao, các sản phẩm như: nhựa, vật liệu cách nhiệt, cao su tổng hợp,… xuất khẩu sang nhiều nước.

Công nghiệp thực phẩm: có sản phẩm đa dạng, trình độ phát triển cao, đầu tư ra nước ngoài lớn.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 22:46

Tham khảo
1.

Vùng núi Đông Bắc: nằm ở tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc.

Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

Vùng núi Trường Sơn Bắc kéo dài khoảng 600 km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.

Vùng núi Trường Sơn Nam: nằm ở phía nam dãy Bạch Mã, chủ yếu ở khu vực: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và một phần Đông Nam Bộ.
2. 

- Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc:

+ Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam.

+ Độ cao trung bình phổ biến dưới 1.000 m.

+ Đặc trưng của vùng núi này là những cánh cung núi lớn và vùng đồi (trung du) phát triển mở rộng.

+ Địa hình các-xtơ khá phổ biến, tạo nên những cảnh quan đẹp như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long.

- Đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc:

+ Địa hình cao nhất nước ta với độ cao trung bình 1 000 - 2 000 m, nhiều đỉnh cao trên 2 000 m. Trong vùng có nhiều dãy núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh) và những cao nguyên hiểm trở chạy song song, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam.

+ Đặc trưng của địa hình Tây Bắc là bị chia cắt mạnh. Xen giữa các vùng núi đá vôi là các cánh đồng, thung lũng các-xtơ,...

- Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Bắc:

+ Gồm các dãy núi song song và và so le theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu.

+ Là vùng có độ cao trung bình khoảng 1.000 m, một số ít đỉnh cao trên 2.000 m như: Pu Xai Lai Leng (2711 m), Rào Cỏ (2 235 m).

+ Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Nam.

+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có độ cao lớn hơn vùng Trường Sơn Bắc.

+ Địa hình có hướng vòng cung, hai sườn đông và tây Trường Sơn Nam không đối xứng.

+ Dạng địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan.

+ Các khối núi cao nằm ở phía bắc và nam của vùng có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m như: Ngọc Linh (2 598 m), Chư Yang Sin (2 405 m), Lang Biang (2 167 m),...

+ Chuyển tiếp giữa miền núi, cao nguyên với miền đồng bằng là địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ với những thềm phù sa cổ, có nơi cao tới 200 m.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Lục địa Ô-xtrây-li-a bao gồm 3 khu vực địa hình chính:

+ Vùng núi phía đông có dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a với dải đất hẹp ven biển.

 

+  Vùng cao nguyên phía tây với ba hoang mạc lớn là: hoang mạc Lớn, hoang mạc Vic-to-ri-a Lớn và hoang mạc Ghip-sơn.

+ Vùng đất thấp trung tâm bao gồm bồn địa Ac-tê-di-an Lớn ở phía bắc và châu thổ sông Mơ-rây – Đac-linh ở phía nam.

- Tài nguyên khoáng sản giàu có và phong phú. Các tài nguyên khoáng sản bao gồm: than, dầu mỏ, khí đốt, bô-xít, sắt, chì, kẽm, ni-ken, đồng, thiếc, vàng, bạc, kim cương và các loại đá quý.