Những câu hỏi liên quan
Ly Khánh
Xem chi tiết
trần quốc khánh
Xem chi tiết
Nhók Bướq Bỉnh
25 tháng 5 2017 lúc 20:02

Hiện tượng nắng xảy ra ở sườn phía đông của dãy Trường Sơn, hiện tượng mưa xảy ra ở sườn phía Tây của dãy Trường Sơn. Trong thời gian đầu mùa hạ với sự hoạt động của gió mùa Tây Nam.

Giải thích hiện tượng

Vào đầu mùa hạ ở nước ta, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc ẤĐD di chuyển theo hướng tây nam vào nước ta, gặp dãy Trường Sơn đã gây mưa ở sườn tây. Khi vượt qua dãy Trường Sơn tạo ra hiện tượng gió "phơn" khô nóng cho sườn đông Trường Sơn (đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc).
Minh Lệ
Xem chi tiết
Kiwi
15 tháng 12 2022 lúc 5:33

*Hiện tượng mưa đá

- Là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một vệt mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.

- Thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Nguyên nhân chủ yếu là các đợt front lạnh cực mạnh tràn về nhanh.

- Hình thành trong các tháng chuyển tiếp giữa mùa lạnh sang mùa nóng (tháng 4, 5 và 6) hoặc giữa mùa nóng sang mùa lạnh (tháng 9, 10 và 11), khi các dòng không khí lên xuống mãnh liệt (hay còn gọi là đối lưu).
- Mưa đá có hai dạng sau:

+ Mưa đá nhỏ: dưới dạng những hạt băng trong suốt rơi xuống từ đám mây, các hạt hầu như có hình cầu, và đôi khi hình nón, đường kính có thể bằng hoặc lớn hơn 5mm.

+ Mưa đá: dưới dạng những hạt nước đá, có thể trong suốt, có thể đục một phần hay tất cả. Cục đá thường hình cầu, hình nón, hoặc không đều. Đường kính từ 5mm đến 50mm. Mưa đá rơi xuống từ đám mây, hoặc rơi rời rạc, hoặc kết thành màn không đều.

Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó. Và cũng không có cách nào ngăn chặn được mưa đá bởi đó là hiện tượng thời tiết với những diễn biến bất thường của các luồng không khí nóng và lạnh. Người dân ở các khu vực hay có mưa đá cần thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết để sớm biết có khả năng xảy ra mưa đá và luôn chuẩn bị sẵn các phương án trú, tránh an toàn cho người, vật nuôi và hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc,… nếu nó xảy ra. Mưa đá còn có thể mang tới những mối nguy hại khác chẳng hạn mang theo độc tố, acid…

Nhung Phan
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Duy
4 tháng 12 2016 lúc 16:08

Đây là hiệu ứng phơn do ảnh hưởng của địa hình. Loại gió này có ở vùng Bắc Trung Bộ của nước ta, gọi là gió Lào.
Gió từ vịnh Thái Lan thổi vào theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đem theo nhiều hơi nước, khi gặp dãy Trường Sơn Bắc thì hơi nước ngưng tụ và gây mưa ở sườn Tây dãy trường Sơn.
Theo nguyên tắc đai cao (phi địa đới) thì càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, còn xuống thấp thì nhiệt độ không khí tăng lên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió đã mất hết hơi ẩm nên trở thành gió nóng và khô, gọi là gió Fơn Tây nam hay còn gọi là gió Lào
Giả sử độ cao địa hình là 1000 m ,nếu ở chân núi sườn Tây có nhiệt độ là 25 độ thì lên đỉnh núi sẽ là 19 độ ( giảm 6 độ) nhưng khi xuống chân núi ở sườn Đông lại là 29 độ. vì khi sang đến sườn Đông gió đã trở nên rất khô, khả năng hấp thu nhiệt cao hơn không khí ẩm bên sườn tây nên nhiệt độ tăng lên 10 độ/ 1000m khi xuống núi
Như vậy, vào mùa hạ sườn Đông của dãy Trường Sơn rất nóng và khô ( Nắng đốt), ngược lại sườn tây lại là mùa mưa ( Mưa quay).

Nguyen Thi Mai
4 tháng 12 2016 lúc 16:11

* Giải thích

- Vùng núi Trường Sơn Bắc chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam

- Gió mùa mùa đông thổi theo hướng Đông Bắc khi qua vịnh Bắc Bộ trở nên lạnh ẩm gây mưa ở sườn đón gió ( phía Đông Trường Sơn ) qua Tây Trường Sơn khô nóng, không mưa

- Gió mùa mùa hạ với khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương thổi theo hướng Tây Nam gây mưa ở sườn đón gió ( Tây Trường Sơn ) qua Đông Trường Sơn khô nóng, không mưa ( gió phơn Tây Nam hay gió Lào )

Bình Trần Thị
4 tháng 12 2016 lúc 16:22

Đây là hiệu ứng phơn do ảnh hưởng của địa hình. Loại gió này có ở vùng Bắc Trung Bộ của nước ta, gọi là gió Lào.
Gió từ vịnh Thái Lan thổi vào theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đem theo nhiều hơi nước, khi gặp dãy Trường Sơn Bắc thì hơi nước ngưng tụ và gây mưa ở sườn Tây dãy trường Sơn.
Theo nguyên tắc đai cao (phi địa đới) thì càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, còn xuống thấp thì nhiệt độ không khí tăng lên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió đã mất hết hơi ẩm nên trở thành gió nóng và khô, gọi là gió Fơn Tây nam hay còn gọi là gió Lào
Giả sử độ cao địa hình là 1000 m ,nếu ở chân núi sườn Tây có nhiệt độ là 25 độ thì lên đỉnh núi sẽ là 19 độ ( giảm 6 độ) nhưng khi xuống chân núi ở sườn Đông lại là 29 độ. vì khi sang đến sườn Đông gió đã trở nên rất khô, khả năng hấp thu nhiệt cao hơn không khí ẩm bên sườn tây nên nhiệt độ tăng lên 10 độ/ 1000m khi xuống núi
Như vậy, vào mùa hạ sườn Đông của dãy Trường Sơn rất nóng và khô ( Nắng đốt), ngược lại sườn tây lại là mùa mưa ( Mưa quay).

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 10 2019 lúc 11:46

HƯỚNG DẪN

- Khối khí từ cao áp chí tuyến Bán cầu Nam sau khi vượt qua vùng biển Xích đạo rộng lớn, đã bị biến tính, thổi vào nước ta theo hướng tây nam (gió mùa Tây Nam) có tầng ẩm rất dày, vượt qua các địa hình cao chắn gió và gây mưa cả ở hai phía của sườn núi.

- Khối khí nhiệt đới nóng ẩm Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta theo hướng tây nam, có tầng ẩm mỏng hơn, nên chỉ gây mưa lớn ở sườn đón gió; sau khi vượt qua đỉnh núi cao, không còn ẩm nữa, trở nên khô và nhiệt độ tăng lên khi xuống thấp, gây nên thời tiết khô nóng ở sườn khuất gió.

Thiên thần chính nghĩa
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
5 tháng 3 2016 lúc 17:05

- Khi trời nắng, không khí khô nên thân và cánh chuồn chuồn rất nhẹ, có thể bay cao được.

- Khi trời sắp đổ mưa, độ ẩm không khí tăng cao làm đôi cánh của chuồn chuồn trở nên ẩm và nặng nề. Vì thế lúc này nó không thể bay cao được nữa mà bay là là dưới thấp.

 

Hồ Mỹ Linh
5 tháng 3 2016 lúc 19:35

Người nông dân chỉ đúc kết kinh nghiệm về thay đổi thời tiết của độ bay cao, thấp của con chuồn chuồn. Còn học sinh khi học phần khí hậu (khí quyển, khí áp, gió, mưa...) sẽ giải thích độ cao, thấp của chuồn chuồn khi bay với hiện tượng “mưa, nắng” là do yếu tố áp suất không khí và độ ẩm...

Thiên thần chính nghĩa
15 tháng 3 2016 lúc 20:55

Hồ Mỹ Linh ns thế ai mà hiểu đc!!!!lolang

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 9 2017 lúc 16:15

Đáp án A

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 11 2017 lúc 15:22

Đáp án là A

Hỉ  Dg
Xem chi tiết
Minh Nhân
10 tháng 6 2021 lúc 8:20

Trường Sơn Đông ; Trường Sơn Tây - bên nắng đốt - bên mưa quây Hiện tượng khí hậu trên ở bắc Trung Bộ nguyên nhân cơ bản do

A. Ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và yếu tố địa hình

B. Ảnh hưởng của gió mùa tây nam và yếu tố địa hình

C. Ảnh hưởng của gió tín phong

D. Gió đông nam mang hơi nước từ biển Đông vào

Nông Quang Minh
6 tháng 7 2021 lúc 11:47

B nha bạn

Vy Phạm Yến Dương
4 tháng 11 2021 lúc 10:31

Câu B nha