Đọc thông tin, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành nội thương.
Đọc thông tin, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành ngoại thương.
- Tình hình phát triển ngành ngoại thương:
+ Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập làm cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động và gia tăng nhanh chóng. Năm 2000, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới là 12,9 nghìn tỉ USD (chiếm 41,0% GDP toàn cầu), đến năm 2019 tăng lên 37,17 nghìn tỉ USD (chiếm 42,3% GDP toàn cầu), tăng gần 2,9 lần.
+ Cơ cấu hàng xuất khẩu trên thế giới có những thay đổi rõ rệt, chiếm tỉ trọng ngày càng cao là các sản phẩm của công nghiệp chế biến và dầu mỏ; các mặt hàng nông sản, nguyên vật liệu, sản phẩm thô chiếm tỉ trọng thấp hơn.
- Phân bố ngành ngoại thương:
+ Các khu vực đóng góp lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á,…
+ Các quốc gia có giá trị xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc,… Trong đó, những nước xuất siêu là Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc,…; những nước nhập siêu là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật Bản,…
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành nội thương và ngoại thương.
Tình hình phát triển và phân bố ngành nội thương và ngoại thương
| Nội thương | Ngoại thương |
Tình hình phát triển | - Hoạt động nội thương ở các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng. - Hoạt động nội thương có sự khác nhau giữa các nước phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và hoàn cảnh xã hội. - Hoạt động nội thương diễn ra sôi động ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển với nhiều loại hàng hoá và dịch vụ. - Ở các quốc gia kém phát triển hoặc bất ổn chính trị hoạt động nội thương bị hạn chế. | - Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy hoạt động giao thương trên thế giới không ngừng tăng lên. - Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức và liên kết thương mại đã ra đời góp phần đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế và phát triển thương mại trên thế giới. - Một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu trên thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ôtô, lương thực và dược phẩm. |
Phân bố | - Việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, cửa hàng tạp hoá, siêu thị, trung tâm thương mại. - Hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển nhanh trên toàn thế giới, nhiều tập đoàn thương mại và siêu thị lớn đã có mặt ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. - Xã hội văn minh, hiện đại, con người có xu hướng mua sắm hàng hoá ở các siêu thị, trung tâm thương mại và mua bán online. | - Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động thương mại thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á. - Các quốc gia đứng đầu thế giới về hoạt động thương mại toàn cầu là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Hàn Quốc,... |
Đọc thông tin, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành bưu chính.
* Tình hình phát triển:
- Nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới đã xuất hiện.
- Mạng bưu cục không ngừng mở rộng và nâng cấp.
- Nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao ra đời (chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, điện hoa, tiết kiệm qua bưu điện,...).
* Phân bố ngành bưu chính:
- Mọi quốc gia và người dân đều sử dụng dịch vụ bưu chính.
- Toàn thế giới: khoảng 1,5 tỉ người đang sử dụng dịch vụ tài chính bưu chính.
Dựa vào thông tin mục 3 và hình 37, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thương mại thế giới.
- Nội thương:
+ Cùng với sự phát triển của sức sản xuất và quy mô dân số, hoạt động thương mại trong các quốc gia ngày càng phát triển về cả không gian trao đổi sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm.
+ Quy mô thị trường hàng hóa ngày càng phát triển, hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng.
+ Việc mua bán hàng hóa thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
+ Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi thương mại truyền thống.
- Ngoại thương:
+ Thị trường thế giới hiện nay là thị trường toàn cầu, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang là xu hướng quan trọng nhất trong nền kinh tế thế giới.
+ Thương mại quốc tế ngày càng tăng về khối lượng và giá trị hàng hóa.
+ Các mặt hàng xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ô tô, lương thực và dược phẩm.
- Các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu lớn trên thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Canada,...
- Hiện nay các quốc gia thuộc một khu vực có xu hướng liên kết với nhau và hình thành các tổ chức thương mại khu vực như EU, USMCA, MERCOSUR, ASEAN, APEC,....
Đọc thông tin và quan sát hình 27.5, hình 27.6, hãy:
- Nêu rõ vai trò của giao thông vận tải đường biển.
- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải đường biển.
- Vai trò:
+ Là phương thức vận tải hàng hóa chủ yếu trên các tuyến đường biển nội địa và quốc tế.
+ Góp phần mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng, các nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
- Tình hình phát triển:
+ Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của tất cả các phương tiện vận tải trên thế giới, trong đó có dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ.
+ Hiện nay trên thế giới đang phát triển mạnh việc chuyên chở bằng tàu container, đảm bảo an toàn hơn và bốc dỡ hàng hóa nhanh hơn
.- Phân bố: Các cảng lớn phân bố chủ yếu ở hai bờ Đại Tây Dương.
Đọc thông tin, quan sát hình 23.3 và dựa vào bảng 23.4, hãy:
- Xác định sự phân bố một số nông sản của Nhật Bản trên bản đồ.
- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp Nhật Bản.
Tham khảo:
- Phân bố
+ Lúa gạo, phân bố chủ yếu ở: đồng bằng ven biển đảo Hôn-su, ven bờ phía tây các đảo Xi-cô-cư và đảo Kiu-xiu.
+ Củ cải đường, phân bố chủ yếu ở: đảo Hô-cai-đô
+ Cây ăn quả, phân bố chủ yếu ở: phía nam và tây nam các đảo Kiu-xiu, Xi-cô-cư, phía đông bắc đảo Hôn-su, đảo Hô-cai-đô.
+ Chè, phân bố chủ yếu ở: đông nam đảo Hôn-su, đảo Kiu-xiu, đảo Xi-cô-cư.
+ Thuốc lá, phân bố chủ yếu ở: đảo Kiu-xiu.
+ Lúa mì, phân bố chủ yếu ở: phía bắc đảo Hô-cai-đô
+ Dâu tằm, phân bố chủ yếu ở: trung tâm đảo Hôn-su, phần nhỏ ở đảo Kiu-xiu.
+ Bò được nuôi ở hầu khắp cả nước, nhiều nhất là đảo Xi-cô-cư, đảo Hô-cai-đô, đảo Kiu-xiu, đảo Hôn-su.
+ Lợn và gà được nuôi tập trung nhiều nhất ở: đảo Hôn-su.
- Phát triển
- Nông nghiệp:
+ Thu hút 3% lao động, chiếm khoảng 1% GDP, diện tích đất canh tác chiếm 13% diện tích lãnh thổ.
+ Nền nông nghiệp hiện đại hướng vào sản xuất thâm canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa ở các khâu của quá trình sản xuất, tạo ra năng xuất và chất lượng sản phẩm cao.
+ Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là các trang trại quy mô vừa và nhỏ.
+ Trồng trọt chiếm hơn 63% giá trị sản xuất nông nghiệp và được hiện đại hóa (chủ yếu là lúa gạo, rau và hoa quả).
+ Chăn nuôi khá phát triển (chủ yếu là: gà, bò, lợn,…), chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh, áp dụng công nghệ hiện đại và có sản lượng cao, chất lượng tốt.
- Lâm nghiệp:
+ Diện tích rừng lớn, chiếm 66% diện tích lãnh thổ. Chú trọng bảo vệ rừng, tăng diện tích rừng, rừng trồng chiếm 40% tổng diện tích rừng.
+ Ngành khai thác và chế biến gỗ có sự tăng trưởng nhanh. Sản lượng khai thác gỗ tròn năm 2020 là 30,2 triệu m3.
- Thủy sản:
+ Đánh bắt thủy sản được hiện đại hõa, áp dụng công nghệ kĩ thuật số, trí tuệ nhân tạo. Là một trong những nước có đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới, sản lượng đánh bắt hàng năm cao. Đánh bắt xa bờ được chú trọng và chiếm phần lớn sản lượng, là nguồn cung cấp hàng xuất khẩu quan trọng.
+ Nuôi trồng thủy sản được chú trọng phát triển, phân bố rộng rãi.
Dựa vào thông tin mục 3 và hình 35, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành bưu chính viễn thông trên thế giới.
* Bưu chính
- Gồm các dịch vụ vận chuyển thư tín, bưu phẩm, chuyển tiền và điện báo. Mạng lưới bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp.
- Chất lượng không ngừng được nâng cao với nhiều dịch vụ hiện đại mới ra đời: chuyển phát nhanh, khai thác dữ liệu qua bưu chính, bán hàng qua bưu điện,....
- Mạng lưới bưu cục được mở rộng nhưng vẫn chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, trung tâm công nghiệp.
* Viễn thông
- Viễn thông phát triển nhanh chóng, trở thành một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng của nền kinh tế, chủ yếu là điện thoại và internet.
- Điện thoại:
+ Tính đến năm 2019 có 5 tỉ người dùng điện thoại cá nhân với 8 tỉ thuê bao di động. Bình quân số máy điện thoại trên thế giới là 107,7/100 dân, riêng điện thoại thông minh là 68,9/100 dân.
+ Các quốc gia có số thuê bao nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, Liên bang Nga.
- Internet:
+ Ra đời năm 1989, internet đã tạo ra cuộc cách mạng trong ngành viễn thông thế giới nhờ thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin toàn cầu.
+ Số người sử dụng internet ngày càng đông, năm 2019 có hơn 4,3 tỉ người trên thế giới sử dụng internet.
+ Một số quốc gia đứng đầu như : Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Trung Đông,...
+ Khu vực Nam Á và châu Phi có tỉ lệ sử dụng internet rất thấp phổ biến mức dưới 50% dân.
Đọc thông tin, quan sát hình 26.1 và dựa vào bảng 26.6, hãy:
- Xác định trên bản đồ một số sân bay, cảng biển.
- Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành dịch vụ Trung Quốc.
Tham khảo
- 1 số sân bay, cảng biển
+ Sân bay: Bắc Kinh, Phố Đông, Bạch Vân, Đài Bắc, Hồng Kông, Vũ Hán
+ Cảng biển: Thượng Hải, Ninh Ba, Thâm Quyến, Hồng Kông, Cao Hùng, Đại Liên, Phúc Châu, Thanh Đảo, Thiên Tân.
- Tình hình
ngành dịch vụ phát triển nhanh và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tỉ trọng đóng góp của ngành này cao nhất trong GDP (năm 2020 là 54,5%). Với cơ cấu ngành đa dạng:
- Giao thông vận tải: hệ thống giao thông vận tải của Trung Quốc từng bước được nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá.
+ Trung Quốc có hơn 130 nghìn km đường sắt; 5 triệu km đường ô tô (năm 2020).
+ Mạng lưới giao thông nông thôn được cải thiện.
+ Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông khu vực miền Tây để thu hẹp khoảng cách với miền Đông, góp phần vào phát triển chung của đất nước.
+ Trung Quốc có 238 sân bay (năm 2020). Các sân bay quốc tế lớn là: Bắc Kinh, Phố Đông (Thượng Hải), Bạch Vân (Quảng Châu),...
+ Trung Quốc có đội tàu vận tải thương mại lớn thứ hai thế giới, có tới 7 trong số 10 cảng đông đúc nhất trên thế giới (năm 2020). Các cảng biển lớn của Trung Quốc là: Thượng Hải, Ninh Ba, Thâm Quyến,...
- Bưu chính viễn thông:
+ Hoạt động bưu chính phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới phủ kín rộng khắp đất nước. Trung tâm bưu chính lớn nhất là Bắc Kinh.
+ Viễn thông phát triển mạnh, Trung Quốc đứng thứ hai thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian (năm 2020). Các trung tâm viễn thông lớn của Trung Quốc là: Bắc Kinh, Thượng Hải,....
- Du lịch phát triển nhanh và ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
+ Năm 2019, Trung Quốc đón hơn 31,9 triệu lượt khách quốc tế.
+ Du lịch góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, khai thác được các tiềm năng để phát triển kinh tế.
- Thương mại
+ Ngoại thương phát triển mạnh:
▪ Đứng đầu thế giới về tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu, chiếm 13,1 % toàn thế giới (năm 2020).
▪ Có quan hệ buôn bán với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, các đối tác thương mại chủ yếu là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Liên bang Nga, Hàn Quốc, các nước ASEAN,...
+ Nội thương:
▪ Trung Quốc là trung tâm thị trường bán lẻ lớn thứ hai trên thế giới; tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ của các hộ gia đình chiếm hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội.
▪ Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu,... là các trung tâm tiêu dùng nội địa lớn của đất nước này.
- Tài chính ngân hàng:
+ Phát triển nhanh và có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng.
+ Khu vực ngân hàng có tốc độ tăng trưởng vào loại nhanh nhất trong các ngành kinh tế, đạt 19% trong suốt hai thập kỉ 1990 và 2000.
+ Các trung tâm tài chính, ngân hàng lớn hàng đầu ở Trung Quốc là: Bắc Kinh, Thượng Hải, Hồng Công, Thâm Quyến…
Đọc thông tin, hãy nêu tình hình phát triển và phân bố ngành viễn thông.
- Tình hình phát triển:
+ Các dịch vụ viễn thông rất đa dạng và phong phú, diễn ra với tốc độ nhanh, công nghệ ngày càng hiện đại, trong đó có công nghệ số, công nghệ thực tế ảo.
+ Các dịch vụ viễn thông quan trong như: dịch vụ điện thoại, dịch vụ truyền số liệu, truyền tin và internet.
- Phân bố: Dịch vụ viễn thông có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới.