Lập bảng tóm tắt về cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á (theo gợi ý sau):
Hoàn thành bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây theo mẫu dưới đây vào vở:
Lập và hoàn thành bảng tóm tắt (theo gợi ý dưới đây) về những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với Việt Nam.
Tham khảo
Lĩnh vực | Tác động |
Chính trị | - Quyền lực nằm trong tay người Pháp. - Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân. |
Kinh tế | - Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến. - Tài nguyên vơi cạn. - Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp. - Việt Nam bị biến thành nơi cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ độc chiếm của Pháp. |
Văn hoá, giáo dục | - Văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam - Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn. |
Lập bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX theo gợi ý sau:
Hãy lập và hoàn thành bảng thống kê (theo gợi ý dưới đây) về một số cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Đông Nam Á chống chủ nghĩa thực dân.
Tham khảo
Nước | Cuộc đấu tranh tiêu biểu | Thời gian diễn ra |
In-đô-nê-xi-a | Cuộc đấu tranh của nhân dân A-chê chống lại thực dân Hà Lan. | Tháng 10/1873 |
Khởi nghĩa của nhân dân In-đô-nê-xi-a ở phía Tây đảo Xu-ma-tơ-ra | 1873 - 1909 | |
Khởi nghĩa của nhân dân vùng Ba Tắc | 1878 - 1907 | |
Khởi nghĩa của nhân dân vùng Ca-li-man-tan. | 1884 - 1886 | |
Cuộc khởi nghĩa do Sa-min lãnh đạo | Năm 1890 | |
Phi-líp-pin | Nhân dân thành phố Ca-vi-tô nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha | Năm 1872 |
Cuộc cách mạng năm 1896 - 1898 đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha. | 1896 - 1898 | |
Việt Nam | Phong trào Cần vương | 1885 - 1896 |
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế | 1884 - 1913 | |
Phong trào Đông Du | 1905 - 1908 | |
Cuộc vận động Duy tân | Đầu thế kỉ XX | |
Lào | Khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo | 1901 |
Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven | 1901 - 1907 | |
Cam-pu-chia | Khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo | 1864 - 1865 |
Khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô | 1866 - 1867 | |
Khởi nghĩa do Hoàng thân Xi-vô-tha | 1885 - 1895 |
Lập bảng tóm tắt những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp theo gợi ý: tên phát minh, người phát minh, thời gian và đặc điểm nổi bật.
Lập bảng tóm tắt các giai đoạn đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á.
Cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:
- Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Hình thức đấu tranh phong phú: bạo động cách mạng (Philíppin); khởi nghĩa (Inđônêxia, Campuchia, Lào, Việt Nam, Mianma); cải cách ôn hoà (Inđônêxia); đòi dân nguyện (Mianma).
Từ năm 1920 đến năm 1945:
- 1920 - 1939, nhân dân Đông Nam Á tiếp tục cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây với hai hình thức: cải cách ôn hoà và bạo động vũ trang.
- Từ năm 1930, đảng cộng sản được thành ở một số nước, để lãnh đạo phong trào đấu tranh.
- 1940 - 1945, khi phát xít Nhật mở rộng chiến tranh, lần lượt chiếm đóng các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh chĩa mũi nhọn sang chống xâm lược và cai trị của quân phiệt Nhật.
- Tháng 8/1945, chớp thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Inđônêxia, Lào, Việt Nam đã vùng lên đánh đuổi quân phiệt Nhật giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho đất nước.
Từ năm 1945 đến năm 1975:
- Các nước Đông Dương tiếp tục đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
- Trong khi đó, các nước còn lại đàm phán hòa bình với chính quyền thực dân ở các thuộc địa của Anh, Mỹ, Hà Lan, Bồ Đào Nha để giành độc lập.
Hoàn thành bảng tóm tắt về những nét chính trong kinh tế, tôn giáo và văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVI - XVIII theo mẫu gợi ý dưới đây:
Tham khảo
Lĩnh vực | Nét chính |
Kinh tế | *Nông nghiệp: Ở Đàng Ngoài:- Kinh tế bị ảnh hưởng do xung đột Nam - Bắc triều, ruộng đất bị bỏ hoang, không có người cày cấy - Sau khi xung đột chấm dứt, nông nghiệp dần ổn định trở lại. Ở Đàng Trong: Nông nghiệp phát triển nhờ chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn.* Thủ công nghiệp: Một số nghề thủ công mới xuất hiện và phổ biến trong thế kỉ XVII, XVIII như: khai mỏ, khắc in bản gỗ, làm đường cát trắng,... Nhiều nghề thủ công truyền thống như làm gốm sứ, dệt lụa, làm giấy, đúc đồng,... vẫn tiếp tục phát triển.Các làng nghề nổi tiếng thời kì này: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội), làng giấy Yên Thái (Hà Nội), làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), các làng làm đường ở Quảng Nam,...* Thương nghiệp: Về nội thương: ở các thế kỷ XVI - XVIII buôn bán trong nước phát triển:- Chợ làng, chợ huyện... xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán. - Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện. - Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để bán,... Về ngoại thương: phát triển mạnh.- Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến Việt Nam buôn bán tấp nập: + Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng,... + Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản. - Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài. |
Tôn giáo | Nho giáo suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn. Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng nhưng đạo Phật không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.Từ thế kỷ XVI – XVIII, đạo Thiên Chúa lan truyền cả nước nhờ các giáo sĩ phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào truyền đạo nhưng sau đó bị nhà nước phong kiến cấm đoán.Thế kỉ XVII, cùng với sự truyền bá của Thiên Chúa giáo, chữ Quốc ngữ được sáng tạo nhưng chỉ dùng chủ yếu trong phạm vi hoạt động truyền giáo chứ chưa phổ cập rộng rãi.Tín ngưỡng truyền thống phát huy như thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú. Ngoài chùa chiền còn có các nhà thờ, đền thờ, lăng miếu… |
Văn hóa | Về chữ viết: Chữ La-tinh được các nhà truyền đạo phương Tây sử dụng để ghi âm tiếng Việt, đến thế kỉ XVII, tiêng Việt đa rất phong phú, có thể diễn đạt mọi mặt của cuộc sống lúc bấy giờ.Về văn học: - Văn học chữ Hán: mất dần vị thế độc tôn. - Văn học chữ Nôm: được dùng nhiều trong sáng tác thơ văn. Nhà thơ Nôm nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Hoan, Đào Duy Từ… - Văn học dân gian: hình thành và phát triển mạnh với nhiều thể loại phong phú, mang đậm tính dân tộc, dân gian. - Văn học chữ Quốc ngữ đã xuất hiện nhưng chưa phổ biến. Về khoa học - kỹ thuật:- Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục. - Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư. - Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ. - Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn. - Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác . - Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ. Về nghệ thuật:- Nghệ thuật điêu khắc chuyên nghiệp, tinh tế, phong phú, tiêu biểu là các hình trang trí trên đình làng, chùa, tượng thờ. - Các hình thức sinh hoạt văn hóa như đua thuyền, đánh cầu, đánh vật,.. trở nên phổ biến. - Nghệ thuật sân khấu: hát chèo (Đàng Ngoài), hát tuồng (Đàng Trong) phát triển. |
Lập bảng tóm tắt các giai đoạn trong sự phát triển của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX?
Thời gian | Nội dung |
Thế kỉ VII - X | Hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc: Vương quốc Cam-pu-chia, Vương quốc của người Môn, người Miến ở hạ lưu sông Mê nam. |
Thế kỉ X - XVIII | Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á |
Nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX | Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái, trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây |
Lập bảng thống kê các nước thực dân phương Tây xâm lược các quốc gia ở Đông Nam Á theo gợi ý bên vào vở:
Tham khảo:
Các nước Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược | |
Thực dân Anh | Miến Điện, Ấn Độ, Mã Lai |
Thực dân Pháp | Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, |
Thực dân Bồ Đào Nha | In-đô-nê-xi-a |
Tóm tắt nét chính về quá trình tái thiết và phát triển của các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập.
Tham khảo:
- Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu sau khi giành độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo) tiến hành chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, sớm hơn so với các nước còn lại trong khu vực.
+ Trong giai đoạn đầu, các nước thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu với mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra cho nền kinh tế.
+ Trong giai đoạn tiếp theo, các nước Đông Nam Á lần lượt chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, tập trung phát triển khu vực sản xuất hàng hoá xuất khẩu, lấy đó làm động lực chủ yếu để phát triển toàn bộ nền kinh tế.
- Các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa từ cuối thập kỉ 80 - 90 của thế kỉ XX.
- Sau khi giành độc lập năm 1984, Brunây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hóa nền kinh tế. Mianma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998.
=> Trải qua quá trình phát triển, bằng những chính sách năng động và linh hoạt, các nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt mức cao. Đời sống xã hội có những chuyển biến về căn bản.