Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Linh Ninh
Xem chi tiết
Bống
Xem chi tiết
Hồ_Maii
25 tháng 1 2022 lúc 21:42

Tham khảo

Với nét bút khoáng đạt, bức tranh mùa xuân thiên nhiên được nhà thơ phác họa bằng những hình ảnh tự nhiên, giản dị mà gợi cảm:

“Mọc giữa dòng sông xanh

 Một bông hoa tím biếc”.

+ Xứ Huế vào xuân với “dòng sông xanh”, với “bông hoa tím biếc”. Sắc xanh hiền hòa của sông điểm xuyết nét chấm phá của bông hoa tím biếc gợi một sắc xuân tươi tắn, rực rỡ mà vẫn rất mực bình dị, dân dã mang đậm chất Huế.

+ Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu thơ gợi ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp duyên dáng, và sức sống mạnh mẽ của bông hoa mùa xuân. Có thể là bông hoa lục bình, cũng có thể là bông trang, bông súng. Với sắc màu tím biếc mang nét đặc trưng của xứ Huế mộng mơ như đang vươn lên, đang trỗi dậy. Hoa tím biếc mọc trên dòng sông xanh – cái hài hòa, tự nhiên của màu sắc đem đến vẻ đẹp dịu nhẹ, thanh mát, say người của thiên nhiên ban tặng.

- Bức tranh mùa xuân xứ Huế không chỉ tươi tắn sắc màu mà còn rộn rã âm thanh:

“Ơi con chim chiền chiện

  Hót chi mà vang trời”.

Tiếng hót của chim chiền chiện mở ra một không gian mùa xuân cao vời và trong lành. Với từ cảm thán “Ơi” và lời hỏi “Hót chi”, Thanh Hải đã đưa vào lời thơ giọng điệu ngọt ngào, dịu nhẹ, thân thương của người dân xứ Huế, diễn tả cảm xúc vui say đến ngỡ ngàng trước một mùa xuân tươi đẹp – một mùa xuân giàu chất thơ.

- Trước mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, cảm xúc của thi nhân được gợi tả bằng những câu thơ giàu chất tạo hình:

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”.

+ Đây là một hình ảnh đẹp – đẹp trong cách diễn đạt cảm xúc một cách tự nhiên, giản dị mà giàu sức biểu cảm. “Giọt long lanh rơi” có phải giọt sương, giọt nắng, giọt mưa, hay chính là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện đã ngưng đọng thành hình, thành khối, thành sức sống mùa xuân có sắc màu lóng lánh? Rõ ràng, âm thanh tiếng chim vô hình, vô ảnh vốn được cảm nhận bằng thính giác đã được hữu hình, hữu ảnh thành vật thể được cảm nhận bằng thị giác và xúc giác. Phép tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được thi nhân vận dụng tài hoa, tinh tế qua trí tưởng tượng phong phú.

+ Trong cảm xúc của nhà thơ, âm thanh tiếng chim đồng nội trở thành giọt vui, giọt hạnh phúc ở đời đáng được nâng niu, trân trọng, để rồi: “Tôi đưa ta tôi hứng”. Lập lại hai lần đại từ “tôi” trong câu thơ năm chữ trở thành nhịp 3/2 cùng cử chỉ “hứng” đã diễn tả chân thực tâm trạng say sưa, ngây ngất của con người trước cảnh đất trời vào xuân.

=> Nói rằng “thi trung hữu họa”, ”thi trung hữu nhạc”, ”thi trung hữu tình”, ta thấy bức tranh mùa xuân thiên nhiên xứ Huế được gợi ra từ những câu thơ như thế - một bức tranh mùa xuân thật thơ mộng, thật quyến rũ lòng người!

Bống
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
10 tháng 1 2022 lúc 20:20

 Biện pháp tu từ và nghệ thuật khổ 1 bài thơ Bếp lửa

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

- Hình ảnh bếp lửa hiện lên giản dị mà nồng ấm biết bao!

- Điệp ngữ “Một bếp lửa” trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định “bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ.

- “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam trước đây mỗi buổi sớm mai. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”, thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”.

- Từ láy “chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến hình ảnh bập bùng ẩn hiện trong buổi sớm mai hoà cùng làn sương sớm.

- “Ấp iu” gợi bàn tay khéo léo, tấm lòng chi chút của người nhóm lửa lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.

- Từ “nắng mưa” gợi tả sự đằng đẵng của thời gian, vừa thể hiện sự tảo tần, vất vả triền miên của cuộc đời bà.

=> Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà.

︵✰Ah
10 tháng 1 2022 lúc 20:20

Tham Khảo
 

- Hình ảnh bếp lửa hiện lên giản dị mà nồng ấm biết bao!

- Điệp ngữ “Một bếp lửa” trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định “bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ.

- “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam trước đây mỗi buổi sớm mai. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”, thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”.

- Từ láy “chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến hình ảnh bập bùng ẩn hiện trong buổi sớm mai hoà cùng làn sương sớm.

- “Ấp iu” gợi bàn tay khéo léo, tấm lòng chi chút của người nhóm lửa lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.

- Từ “nắng mưa” gợi tả sự đằng đẵng của thời gian, vừa thể hiện sự tảo tần, vất vả triền miên của cuộc đời bà.

=> Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà.

Dương Thị Song Thư
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
13 tháng 12 2020 lúc 19:24

a, Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm 

b, Biện pháp tu từ : Điệp từ 

- Tác dụng : Nhấn mạnh trong thú vui tinh thần của thi nhân 

- Ngoài ra còn sử dụng biện pháp tu từ : đối lập và nhân hóa ở 2 câu cuối

c, Em đồng ý với ý kiến " Trong thơ bác đầy trăng " 

Phân tích :

Bác thường viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên, trong đó có những vần thơ rất đẹp về trăng. Nhà văn Hoài Thanh có nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Bác cũng viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên, trong đó có những vần thơ rất đẹp về trăng. Nhà văn Hoài Thanh có nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Ngắm trăng là một tuyệt tác. Trong ngục tối, nhà thơ không có rượu, không có hoa để thưởng trăng. Lúc ấy, trăng như một người bạn thân, vượt qua song sắt nhà tù vào thăm Bác, tâm sự, đồng cảm cùng Bác. Trăng được hoá thân trong thơ Bác có ánh mắt, có tâm hồn. Vượt lên mọi cảnh cơ cực, tù đày, Bác say sưa ngắm trăng. Một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, một phong thái ung dung tự tại của một chiến sĩ cách mạng – một nhà thơ. Khi ấy, trăng và người hoà làm một, đồng cảm và sẻ chia, bỗng chốc trở thành tri kỉ. Ngắm trăng cũng là hành động phản ánh tinh thần lạc quan và khát vọng tự do, về ngày mai tươi sáng, bình yên.

Nguyễn Mai Quyên
Xem chi tiết
Pham Do Ha An
Xem chi tiết
mi mi
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Trọng Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Anh
28 tháng 12 2021 lúc 20:31

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của anh và tôi – của những người lính Cách mạng:

“Quê hương tôi nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

+ Phép tương đối: hoàn cảnh sống, xuất thân của hai người lính

+ Thành ngữ “nước mặn đồng chua”, hình ảnh “đất cày lên sỏi đá”

+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện

Cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

- Điệp ngữ: kề vai sát cánh, gắn bó keo sơn

= >Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp. Theo tiếng gọi thiêng liêng  của Tổ quốc thân yêu, các anh đã cùng tập hợp dưới quân kì, cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.

 

- "Đồng chí" - câu thơ chỉ có 2 tiếng kết hợp với dấu chấm than như một tiếng gọi thốt lên từ tận đáy lòng với bao tình cảm. Hai tiếng "Đồng chí" ngắn gọn nhưng không khô khan, nó là tình người, tình đồng đội, tình tri kỉ.

Biện pháp tu từ trong 5 câu thơ tiếp theo (khổ 2) bài Đồng Chí

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

- Hình ảnh “gian nhà không” kết hợp với từ láy “lung lay” ở cuối câu thơ giúp ta cảm nhận được sự trống trải, khó khăn của một gia đình vắng người trụ cột. Người lính cũng hiểu điều đó, lòng anh cũng lưu luyến muốn ở lại.

- Hai chữ “mặc kệ” đã thể hiện thái độ lên đường thật rõ ràng, dứt khoát. Đây không phải là sự phó mặc, mà theo ngôn ngữ của người lính chỉ là một sự hoãn lại, đợi chờ cách mạng thành công.

- Hình ảnh ẩn dụ “giếng nước gốc đa” thường được sử dụng trong ca dao để nói về quê hương làng xóm. Nhà thơ đã vận dụng tài tình chi tiết ấy, kết hợp với phép nhân hóa qua động từ "nhớ: để gợi tả cảm giác phía sau người lính còn cả một gia đình, một hậu phương vững chắc đang chờ đợi.

 

- Sự lặp lại của cụm từ "anh với tôi" cùng từ "từng" đã gợi cho ta cảm xúc đẹp nhất của anh bộ đội cụ Hồ, mặc dù thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần nhưng mà họ luôn sẵn sàng là điểm tựa dành cho nhau.

- Một loạt những từ ngữ “ớn lạnh”, “sốt run người”, “ướt mồ hôi” đã đặc tả những cơn sốt rét rừng khủng khiếp mà rất quen thuộc với người lính thời ấy. Nếu trong cuộc sống gia đình, anh được bàn tay dịu dàng của người mẹ, người vợ ân cần chăm sóc thì ở đây, bàn tay ấy được thay bằng bàn tay của đồng đội. Sự chăm sóc ấy có thể vụng về, nhưng vẫn tràn đầy sự quan tâm, thấm đẫm tình đồng chí. Câu thơ đang vươn dài bỗng rút ngắn lại, chuyển sang âm điệu chậm rãi của phép liệt kê, tái hiện lại cuộc sống thiếu thốn của đời lính.

Biện pháp tu từ trong 5 câu thơ tiếp theo (khổ 3) bài Đồng Chí

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

- Phép liệt kê bằng những chi tiết tả thực, hình ảnh sóng đôi “áo anh rách vai” –“quần tôi có vài mảnh vá” là gợi cái thiếu thốn, miêu tả chân thực những khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính trong buổi đầu kháng chiến.

 

- Cái “buốt giá” của mùa đông chiến đầu để rồi tỏa sáng nụ cười và càng thương nhau hơn.

- Hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” có sức gợi nhiều hơn tả với nhịp thơ chảy dài. Đây là cách thể hiện tình cảm rất lính. “Tay nắm lấy bàn tay” để truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, truyền cho nhau sức mạnh của tình đồng chí. Cái nắm tay ấy còn là lời hứa hẹn lập công.

Biện pháp tu từ trong 3 câu thơ cuối (khổ 4) bài Đồng Chí

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

- Rừng hoang sương muối: sự khắc nghiệt của thời tiết, của gian khổ nhưng qua đó thể hiển rõ nét hơn sức mạnh của tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang; giúp họ phát hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, ý nghĩa cuộc chiến đấu.

- Động từ "chờ" gợi tới tư thế sẵn sàng, tinh thần trách nhiệm cao cả của người lính.

- “Đầu súng trăng treo”  là hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn. “Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là cứng rắn và dịu êm – là gần và xa – là thực tại và mơ mộng – là chất chiến đấu và chất trữ tình – là chiến sĩ và thi sĩ.

- Từ "treo" tạo nên hình ảnh ánh trăng về đêm lơ lửng treo trên đầu súng là hình ảnh tạo nên nét thi vị, đặc sắc hơn cho bài thơ.

- Nhịp thơ đều đều 2/2/2 - 2/2/3 cô đọng tất cả nét đẹp của những người lính. Ba câu thơ cuối của bài một lần nữa khắc họa chân thực mà sâu sắc về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.



Nhớ tik mình nha

Lê Phương Mai
28 tháng 12 2021 lúc 20:30

Tham khảo:

Tình đồng chí, đồng đội của người chiến sĩ nông dân trong bài thơ Đồng chí đã được Chính Hữu khắc họa vô cùng sâu sắc. Đó là tình cảm của những con người cùng chung cảnh ngộ, cùng chung giai cấp, cùng chung lí tưởng và họ bên nhau trong tình cảm cao đẹp là tình đồng chí. Đồng chí- hai tiếng gọi thiêng liêng mà giản dị vô cùng. Những cử chỉ, hành động của họ còn cho ta thấy được sự gắn bó với nhau nơi chiến trường khắc nghiệt. Họ sẻ chia tâm tư, tình cảm qua từng cử chỉ hành động. Đó là nụ cười động viên, là lời an ủi, là những thông cảm, sẻ chia lẫn nhau. Họ đã tìm đến với nhau nắm tay nhau truyền hơi ấm để cùng nhau vượt qua mọi gian khổ. Cử chỉ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” thật cảm động, chứa chan tình cảm chân thành. Trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ ấy đầy gian lao, vất vả, tình cảm đồng chí đã đi vào chiều sâu của sự sống và tâm hồn người chiến sĩ để trở thành những kỷ niệm không bao giờ quên. Trong cảnh rừng hoang sương muối- rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời, nhưng những người lính vẫn đứng cạnh bên nhau im lặng, phục kích chờ giặc tới.  Hai câu thơ đối nhau thật chỉnh và gợi cảm giữa khung cảnh và toàn cảnh lạnh. Còn toàn cảnh là tình cảm ấm nóng của người lính với đồng đội của anh. Phải chăng tình cảm ấy là sức mạnh lớn lao giúp bước chân người lính thêm vững bước nơi chiến trường? 

miner ro
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
3 tháng 3 2022 lúc 13:15

Câu 1 : Khi trời trong gió nhẹ nắng mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồn giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Câu 2 : Biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu cuối là : so sánh và nhân hóa .

`-` Tác dụng : Tạo nên một khung cảnh thiên tươi sáng, làm cho câu văn hay hơn, thêm sinh động hình ảnh cánh buồm.

Câu 3 : Tham khảo:

Trong bài thơ Quê hương, khổ thơ thứ hai đã thể hiện được khung cảnh ra khơi của đoàn thuyền, người dân làng chài và tình yêu quê hương của tác giả. Thật vậy, khổ thơ mở đầu với hình ảnh "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng" là một khung cảnh bình minh tươi đẹp bao phủ lên toàn bộ làng chài. Đó cũng là lúc mà người dân chèo thuyền ra khơi "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá". Hình ảnh so sánh đầu tiên "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã". Chiếc  thuyền ra khơi được so sánh với hình ảnh của một con ngựa khỏe mạnh, đã khẳng định được khí thế phăng phăng, lao động hăng say của người dân trên chiếc thuyền ấy. Động từ "phăng" được đảo lên đầu câu thơ, kết hợp từ "vượt" và hình ảnh "trường giang" đã khẳng định được sự khỏe mạnh của những người dân chèo thuyền ra khơi. Họ mang theo sức mạnh, của cải của mình để đưa chiếc thuyền ra khơi, vượt qua bao sóng gió trên sông dài biển rộng. Ôi, đặc biệt hơn hình ảnh thơ tuyệt đẹp "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng! Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là một hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa tuyệt đẹp. Cánh buồm trắng ra khơi no gió như linh hồn của toàn bộ ngôi làng chài, vì nó chở theo những ước mơ, khát vọng của người dân về một cuộc sống ấm no, đủ đầy. Phải chăng cánh buồm ấy in hằn vào sâu trong tâm trí của mỗi người dân, vì nó là tình yêu, là cả cuộc sống của họ? Từ "rướn, thâu góp" là những từ ngữ chọn lọc một cách tuyệt vời của tác giả. Cánh buồm trắng trở nên sinh động, có hơn, như một cơ thể sống mang theo linh hồn, ước mơ và khát vọng của toàn thể những người dân làng chài. Tóm lại, khổ thơ thứ hai đã miêu tả sinh động và chân thực khung cảnh ra khơi của người dân làng chài với khí thế hào hùng và mong ước ấm no của họ.

`-` Câu nghi vấn : in đậm

NT Diện
Xem chi tiết

# Biện pháp tu từ có trong câu thơ: nhân hóa, biện pháp đối

# Tác dụng của biện pháp tu từ:

- Biện pháp nhân hóa:

+ "Sương chùng chình" : tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ đồng thời diễn tả được hình ảnh dòng sông êm đềm trôi, khác với hình ảnh dòng sông mùa hạ giông bão.

+ "Chim vội vã" : tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ đồng thời gợi lên hình ảnh những đàn chim dường như cũng vội vã hơn hết.

+ “Có đám mây mùa hạ

   Vắt nửa mình sang thu”

Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ đồng thời cho thấy đám mây mềm mại, uyển chuyển trên bầu trời.

- Biện pháp đối: giữa "Sương chùng chình" và "Chim vội vã"

Tác dụng: cho thấy được sự vận động tương phản, tự nhiên muôn hình vạn trạng.

 

Mai Anh{BLINK} love BLAC...
22 tháng 2 2021 lúc 18:25

--> Từ gợi tả, hình ảnh đối lập

--> Hai hình ảnh với trạnh thái tương phản nhau nhưng lại vô cùng thống nhất để thể hiện một chủ đề: mùa hạ sắp qua - mùa thu đang đến