Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Phương Linh
Xem chi tiết
Luminos
4 tháng 12 2021 lúc 19:16

Tham khảo nhé

- Sự xuất hiện của công cụ kim loại, con người bước vào thời đại văn minh.

­­- Những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn như:

+ Ai Cập: sông Nin.

+ Lưỡng Hà: sông Ti gơ rơ và sông Ơ-phơ-rát.

+ Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng.

+ Trung Quốc: sông Hoàng Hà và Trường Giang.

* Các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở các dòng sông lớn vì:

+ Ở lưu vực các con sông lớn, đất đai màu mỡ, mềm xốp nên công cụ bằng gỗ, đá cũng có thể canh tác được và tạo nên mùa màng bộ thu (điều đó lí giải vì sao nhà nước ở đây được hình thành sớm khi chưa có công cụ bằng kim loại).

+ Muốn bảo vệ mùa màng phải đắp đê, trị thủy và làm thủy lợi. Công việc này vừa đòi hỏi công sức của nhiều người, vừa tạo nên nhu cầu để mọi người sống quần tụ, gắn bó với nhau trong các tổ chức xã hội.

+ Họ phải đoàn kết để chống lại sự xâm lược của các bộ lạc khác nhằm chiếm vùng đất màu mỡ của mình.

 

Vì vậy, do nhu cầu sản xuất, trị thủy, thủy lợi,… con người đã sống quần tụ và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã, nhờ đó nhà nước sớm hình thành.

- Sự phát triển các ngành kinh tế: nông nghiệp tưới tiêu, chăn nuôi và thủ công nghiệp, trong đó nông nghiệp tưới tiêu là ngành kinh tế chính tạo ra của cải dư thừa thường xuyên.

- Khó khăn: do quần tụ bên các dòng sông nên dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Lê Bảo Huy
5 tháng 12 2021 lúc 12:55

Được hình thành trên lưu vực các con sông lớn ( VD: Trung Quốc hình thành trên lưu vực sông Hoàng Hà, Trường Giang; Ấn Độ hình thành trên lưu vực sông Ấn sông Hằng...) Đát đai ở đây màu mỡ, phì nhiêu.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:32

Tham khảo!

- Địa hình và đất: Địa hình rất đa dạng; trong đó núi, sơn nguyên, cao nguyên chiếm hơn 70% diện tích lãnh thổ. Trên lục địa, địa hình thấp dần từ tây sang đông, tạo ra hai miền địa hình khác nhau.

+ Miền đông: địa hình chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp. Loại đất chủ yếu ở vùng này là: đất feralit và đất phù sa.

+ Miền Tây: là nơi tập trung nhiều dãy núi cao, đồ sộ; cao nguyên; bồn địa và hoang mạc. Địa hình hiểm trở và chia cắt mạnh. Loại đất phổ biến là: đất xám hoang mạc và bán hoang mạc nghèo dinh dưỡng, khô cằn.

- Khí hậu

+ Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu ôn đới, phần phía nam có khí hậu cận nhiệt.

+ Khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo chiều đông - tây, bắc - nam và theo độ cao: miền Đông có khí hậu gió mùa; miền Tây có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt; Ở các vùng núi và cao nguyên cao ở miền Tây có kiểu khí hậu núi cao, càng lên cao càng lạnh.

- Sông, hồ

+ Trung Quốc có hàng nghìn con sông lớn nhỏ. Các sông lớn nhất là: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang, Châu Giang…. Đa số các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía tây và chảy ra các biển ở phía đông.

- Một số hồ lớn như: Động Đình, Phiên Dương.... là những hồ chứa nước ngọt quan trọng; bên cạnh đó, ở Trung Quốc cũng có các hồ nước mặn, như: Thanh Hải, Nam-so,...

- Sinh vật:

+ Hệ thực vật đa dạng phong phú và phân hóa theo chiều bắc - nam và đông - tây.

▪ Rừng tự nhiên tập trung phần lớn ở khu vực khí hậu gió mùa miền Đông, từ nam lên bắc là rừng nhiệt đới, rừng lá rộng và rừng lá kim.

▪ Miền Tây chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc và thảo nguyên, riêng vùng phía nam của cao nguyên Tây Tạng có rừng lá kim phát triển trong các thung lũng.

+ Hệ động vật cũng rất phong phú, trong đó có hơn 100 loài đặc hữu và quý hiếm, có giá trị lớn về nguồn gen, như gấu trúc, bò lắc (bò Tây Tạng), cá sấu,...

- Khoáng sản: Trung Quốc có gần 150 loại khoáng sản; nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: khoáng sản năng lượng (than, dầu mỏ, khí đốt), khoáng sản kim loại (sắt, man-gan, đồng, thiếc, bô-xít, đất hiếm…), khoáng sản phi kim loại (phốt pho, lưu huỳnh, muối mỏ…)

- Biển: Trung Quốc giàu tài nguyên biển:

+ Trữ lượng dầu mỏ, khí tự nhiên lớn, các mỏ dầu lớn nằm ở vùng bờ biển và thềm lục địa của Hoàng Hải, các mỏ khí tự nhiên lớn nằm ở biển Hoa Đông và gần đảo Hải Nam.

+ Các vùng biển có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao.

+ Ven biển có nhiều vũng vịnh

Thành Trung
Xem chi tiết
Hoàng Quảng
Xem chi tiết
Trần Nam Khánh
Xem chi tiết
Ngô Nhật Minh
18 tháng 12 2022 lúc 13:47

- Sự xuất hiện của công cụ kim loại, con người bước vào thời đại văn minh.

­­- Những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn như:

+ Ai Cập: sông Nin.

+ Lưỡng Hà: sông Ti gơ rơ và sông Ơ-phơ-rát.

+ Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng.

+ Trung Quốc: sông Hoàng Hà và Trường Giang.

* Các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở các dòng sông lớn vì:

+ Ở lưu vực các con sông lớn, đất đai màu mỡ, mềm xốp nên công cụ bằng gỗ, đá cũng có thể canh tác được và tạo nên mùa màng bộ thu (điều đó lí giải vì sao nhà nước ở đây được hình thành sớm khi chưa có công cụ bằng kim loại).

+ Muốn bảo vệ mùa màng phải đắp đê, trị thủy và làm thủy lợi. Công việc này vừa đòi hỏi công sức của nhiều người, vừa tạo nên nhu cầu để mọi người sống quần tụ, gắn bó với nhau trong các tổ chức xã hội.

+ Họ phải đoàn kết để chống lại sự xâm lược của các bộ lạc khác nhằm chiếm vùng đất màu mỡ của mình.

 

Vì vậy, do nhu cầu sản xuất, trị thủy, thủy lợi,… con người đã sống quần tụ và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã, nhờ đó nhà nước sớm hình thành.

- Sự phát triển các ngành kinh tế: nông nghiệp tưới tiêu, chăn nuôi và thủ công nghiệp, trong đó nông nghiệp tưới tiêu là ngành kinh tế chính tạo ra của cải dư thừa thường xuyên.

- Khó khăn: do quần tụ bên các dòng sông nên dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Ngọc Khánh
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
4 tháng 9 2021 lúc 13:32

tham khảo:

+ Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ vào biển và đại dương nào ?

+ Sông Mê Công (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào ?

- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

- Chế độ nước: 

+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á: 

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...

Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

Kậu...chủ...nhỏ...!!!
4 tháng 9 2021 lúc 13:33

tham khảo:

 Cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại

 

- Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi- bia) nơi có khí hậu ôn đới.

 

- Rừng cận nhiệt ẩm ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á.

 

- Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.

 

* Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu:

 

- Tương ứng kiểu khí hậu ôn đới lục địa có rừng lá kim ở Bắc Á -

 

Tương ứng kiểu khí hậu cận nhiêt gió mùa có rừng cận nhiệt ẩm ở Đông Á

 

- Tương ứng khậu nhiệt đới gió mùa có rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á

 

- Tương ứng kiểu khí hậu núi cao có cảnh quan núi cao

M r . V ô D a n h
4 tháng 9 2021 lúc 13:33

tham khảo:

+ Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ vào biển và đại dương nào ?

+ Sông Mê Công (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào ?

- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

- Chế độ nước: 

+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á: 

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...

Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
7 tháng 11 2023 lúc 0:47

- Nêu một số đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Mỹ La-tinh.

a) Địa hình và đất: Nhìn chung, khu vực Mỹ La-tinh có cấu trúc địa hình tương đối đa dạng, phức tạp, với nhiều dạng địa hình.

- Khu vực phía tây: là miền núi cao, bao gồm: sơn nguyên Mê-hi-cô và vùng núi trẻ Trung Mỹ, hệ thống núi An-đét cao và đồ sộ bậc nhất thế giới chạy sát bờ Thái Bình Dương.

- Khu vực phía đông: là miền núi thấp, sơn nguyên và đồng bằng, bao gồm:

+ Sơn nguyên Guy-a-na và sơn nguyên Bra-xin, bề mặt nhiều nơi phủ đất feralit hình thành từ dung nham núi lửa;

+ Phần trung tâm sơn nguyên Guy-a-na và phần đông sơn nguyên Bra-xin được nâng lên thành một số dãy núi.

+ Các đồng bằng La-nốt, La Pla-ta là những vùng đất thấp, bề mặt được bồi đắp phù sa dày, khá bằng phẳng. Riêng đồng bằng A-ma-dôn có phần lớn diện tích là đầm lầy, rừng rậm phát triển.

- Vùng biển Ca-ri-bê: có nhiều đảo, đất màu mỡ.

b) Khí hậu

- Khí hậu của phần lớn lãnh thổ Mỹ La-tinh có tính chất nóng, ẩm.

- Do phạm vi lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ và đặc điểm địa hình nên khí hậu Mỹ La-tinh phân hóa đa dạng thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau, như:

Đới khí hậu xích đạo quanh năm nóng, ẩm, bao gồm: phần phía tây đồng bằng A-ma-dôn, duyên hải phía tây Cô-lôm-bi-a và Ê-cu-a-đo.

Đới khí hậu cận xích đạo một năm có hai mùa (mùa khô và mùa mưa) rõ rệt, bao gồm: toàn bộ phần phía bắc Nam Mỹ, đông và nam đồng bằng A-ma-dôn, bắc sơn nguyên Bra-xin.

Đới khí hậu nhiệt đới quanh năm nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây, có ở khu vực Trung Mỹ, phía nam đồng bằng A-ma-dôn.

Đới khí hậu cận nhiệt có mùa hạ nóng, mùa đông ấm và đới khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, bao gồm: toàn bộ phần lãnh thổ phía nam của lục địa Nam Mỹ.

Các vùng núi cao ở phía tây lục địa Nam Mỹ có kiểu khí hậu núi cao.

c) Sông, hồ

- Mạng lưới sông khá phát triển, có nhiều sông lớn và dài, phần lớn các sông nhiều nước quanh năm như A-ma-dôn, Ô-ri-nô-cô,...

- Các hồ ở Mỹ La-tinh đa số là hồ nhỏ, nằm trên các độ cao lớn, có nguồn gốc kiến tạo, núi lửa, băng hà.

d) Sinh vật

- Thảm thực vật của Mỹ La-tinh rất đa dạng, bao gồm: rừng nhiệt đới, rừng cận nhiệt đới, xa van và rừng thưa, hoang mạc và bán hoang mạc,...

- Giới động vật ở Mỹ La-tinh rất phong phú, có nhiều loài đặc hữu, như: thú ăn kiến, cá sấu Nam Mỹ, vẹt, lạc đà Nam Mỹ (La-ma),...

e) Khoáng sản

- Mỹ La-tinh là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, tập trung chủ yếu ở vùng núi An-đét và phía đông nam sơn nguyên Bra-xin.

- Khoáng sản phong phú về chủng loại; có trữ lượng lớn là sắt (Bra-xin - trữ lượng 80 tỉ tấn,...); chì - kẽm, bạc (Bô-li-vi-a, Pê-ru, Ác-hen-ti-na); đồng (Chi-lê); dầu mỏ, khí tự nhiên (Vê-nê-du-ê-la, Cô-lôm-bi-a, vùng biển Ca-ri-bê,...). Ngoài ra còn có thiếc, man-gan, ni-ken,...

g) Biển

Mỹ La-tinh giáp ba đại dương, có vùng biển rộng.

- Tài nguyên sinh vật biển phong phú tạo thuận lợi cho ngành khai thác thuỷ sản phát triển, nhất là ở vùng biển Thái Bình Dương.

- Dọc bờ biển có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng biển, phát triển giao thông vận tải biển.

- Nhiều nơi, nhất là khu vực Ca-ri-bê có các bãi biển đẹp, nước trong xanh thuận lợi phát triển du lịch biển.

Quoc Tran Anh Le
7 tháng 11 2023 lúc 0:47

- Phân tích ảnh hưởng một trong những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Mỹ La-tinh.

 - Ảnh hưởng của địa hình và đất đai:

+ Các đồng bằng châu thổ: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam có đất phù sa màu mỡ, là những vùng nông nghiệp trù phú, dân cư tập trung đông đúc.

+ Phía đông nam có địa hình đồi núi thấp, độ cao trung bình dưới 400m, chủ yếu là đất feralit thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt.

+ Miền tây có địa hình hiểm trở, đất đai nghèo dinh dưỡng không thuận lợi cho sản xuất nhưng có thể trồng rừng, chăn nuôi gia súc.

- Ảnh hưởng của khí hậu:

+ Miền đông có khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cư trú. Tuy nhiên, mưa tập trung vào mùa hạ gây ra lũ lụt ở hạ lưu sông, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất.

+ Miền tây khí hậu khắc nghiệt, không thuận lợi cho sản xuất và cư trú.

- Ảnh hưởng của sông, hồ:

+ Ở miền đông, sông ngòi có giá trị cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, giao thông đường thủy, tuy nhiên vào mùa hạ nước sông dâng cao gây ra lũ lụt cho nhiều vùng đất rộng lớn ở hạ lưu.

+ Các hồ nước ngọt có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, phát triển du lịch; các hồ nước mặn thích hợp phát triển du lịch.

- Ảnh hưởng của tài nguyên sinh vật:

+ Rừng cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, thảo nguyên ở miền tây được sử dụng để chăn nuôi gia súc.

+ Hệ động vật phong phú có giá trị về nguồn gen, bảo tồn…

- Ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản: sự giàu có, phong phú về khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

- Ảnh hưởng của biển:

+ Tài nguyên dầu mỏ, khí đốt có vai trò quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp và nhiều ngành kinh tế khác.

+ Các vùng biển có nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao tạo thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản.

+ Ven biển nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển, phát triển giao thông vận tải biển, một số vùng biển, đảo có tiềm năng phát triển du lịch.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
21 tháng 7 2023 lúc 13:51

Tham khảo!

- Địa hình và đất:

+ Khu vực nội địa với địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng nhưng đất chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc, đất xa van khô cằn ít dinh dưỡng.

+ Khu vực ven biển và thung lũng các sông có địa hình đồng bằng, đất màu mỡ.

+ Địa hình núi dãy Đrê-ken-béc dài hơn 1000km, ranh giới ngăn cách giữa các coa nguyên rộng lớn trong nội địa với các đồng bằng và vùng thấp ven Ấn Độ Dương.

- Khí hậu:

+ Vùng nội địa có khí hậu nhiệt đới lục địa khô, lượng mưa ít, cảnh quan chủ yếu là xa van, hoang mạc, cây bụi.

+ Vùng duyên hải đông nam có khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa hàng năm khá cao.

+ Vùng ven biển phía nam có khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

- Sông, hồ:

+ Có nhiều sông nhưng ngắn và dốc, 2 con sông lớn là O-ran-giơ và Lim-pô-pô. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa nên mùa lũ trùng mùa mưa.

+ Có ít hồ tự nhiên, chủ yếu là các hồ nhân tạo.

- Sinh vật: Đa dạng và độc đáo về tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái xa van là điển hình, hệ động thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loài đặc hữu.

- Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn như: khoáng sản kim loại, khoáng sản năng lượng.

- Biển: Tài nguyên sinh vật biển phong phú, trữ lượng thủy sản lớn có giá trị kinh tế cao. Vùng biển có nhiều cảng nước sâu.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 17:11

Tham khảo:
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Địa hình, đất: có địa hình đa dạng, với các dạng địa hình như đồi núi, đồng bằng, bờ biển,... Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, phân bố ở Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, khu vực này có đất fe-ra-lít là chủ yếu.
Địa hình đồng bằng: đồng bằng châu thổ lớn chủ yếu ở Đông Nam Á lục địa: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Mê Công, đồng bằng Sa-lu-en, có đất phù sa màu mỡ.
Địa hình bờ biển rất đa dạng với nhiều vũng, vịnh, đầm, phà, bãi cát,...
Khí hậu: Các địa hình khác nhau cũng mang đến đặc trưng về khí hậu. Khí hậu của Đông Nam Á mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc trưng có mùa đông lạnh ở phía Bắc Việt Nam và Myanmar. Đông Nam Á hải đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo.
Sông, hồ: có mạng lưới sông ngòi dày đặc, các sông nhiều nước, hàm lượng phù sa lớn, chế độ nước sông theo mùa. Có một số sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, Xa-lu-en, I-ra-oa-đi,…
Biển: có vùng biển rộng, nhiều như trường lớn, nhiều bãi biển đẹp, có nguồn khoáng sản và sinh vật biển phong phú.
Sinh vật: có tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng, có diện tích rừng lớn, tài nguyên sinh vật đa dạng Khoáng sản: có khoáng sản đa dạng như sắt, ni-ken, đồng, thiếc, than, chì, dầu mỏ, khí tự nhiên,...trong đó nhiều khoáng sản có giá trị lớn.
* Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thên nhiên đến sự phát triển kinh tế- xã hộ icủa Đông Nam Á:
- Thuận lợi của điều kiện tự nhiên đối với khu vực Đông Nam Á: Đông Nam Á có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu, hợp tác với các quốc gia và khu vực khác.
+ Là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.
+ Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á – Âu và Úc.
+ Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn. T
ất cả các đặc điểm này tạo thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế. Tiếp cận và giao lưu, hợp tác với các nền kinh tế phát triển. Các quốc gia trong khu vực, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác và tìm kiếm các lợi ích từ bên ngoài. Phát triển toàn diện cũng được thể hiện với các hiệp định, lợi ích chỉ được xác định cho các quốc gia trong khu vực. Từ đất cả các điều kiện này, Giúp cho Đông Nam Á trở thành khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới. Với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và một số yếu tố tự nhiên khác. Tất cả được ứng dụng trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người. Giúp cho Đông Nam Á thuận lợi trong phát triển nông nghiệp nhiệt đới. Đặc biệt là ngành nông nghiệp nhiệt đới đa canh, nhiều vụ. Có khả năng xen canh, tăng vụ, gối vụ, xoay vòng đất liên tục. Mang đến các khai thác, ứng dụng để tìm kiếm hiệu quả lao động tốt nhất. Năng suất, chất lượng sản phẩm tăng có thể thúc đẩy xuất khẩu. Khoáng sản Đông Nam Á phong phú, đa dạng. Phải kể đến các loại khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại ở cả đất liền và dưới biển tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Giúp mang đến tài nguyên, sử dụng trong nhiều ngành khác nhau trong nhu cầu của con người. Tuy nhiên các ngành công nghiệp nặng ở các quốc gia trong khu vực vẫn chưa được phát triển tốt. Rừng nhiều thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Điều hòa khí hậu, mang đến chất lượng cuộc sống ổn định cho con người. Các nước ở Đông Nam Á (trừ Lào) đều có biển bao quanh. Nên có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển, phát triển du lịch biển. Khai thác các tiềm năng dựa trên điều kiện tự nhiên.
- Khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với khu vực Đông Nam Á:
Đông Nam Á cũng thường xuyên phải chịu những ảnh hưởng xấu do điều kiện tự nhiên gây ra như:
+ Sâu bệnh ở cây trồng đối với các quốc gia có nền nông nghiệp đóng góp tỷ trọng cao.
+ Dịch bệnh trong chăn nuôi.
+ Thiên tai như: Bão, lũ lụt, hạn hán, động đất và sóng thần làm ảnh hưởng sinh hoạt, lao động. Đặc biệt tình trạng khai thác rừng và khai thác khoáng sản không hợp lý. Chưa có ý thức bảo vệ, khai thác và trồng rừng cao trong quan điểm của người dân. Đang làm cho hai loại tài nguyên này bị suy giảm nhanh chóng. Do nằm ở vành đai lửa Thái Bình Dương nên Đông Nam Á biển đảo còn thường xuyên chịu ảnh hưởng của động đất, núi lửa, sóng thần. Tác động mạnh và làm ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng, tài sản, các lỗ lực thực hiện trong thành quả kinh tế. Đặc biệt là Indonesia, quốc gia này đã phải hứng chịu những thảm họa động đất, sóng thần trong các năm gần đây. Địa hình Đông Nam Á bị chia cắt mạnh, địa hình không bằng phẳng. Không có những đồng bằng lớn nên khó khăn cho giao thông đường bộ. Từ đó cũng cản trở nhất định đối với di chuyển, vận chuyển và các ngành nghề, lĩnh vực thực tế.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
13 tháng 10 2018 lúc 6:43

* Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong điều kiện tự nhiên và kinh tế:

   - Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành dựa trên điều kiện tự nhiên thuận lợi: Trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-phơ-rát, Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc…hàng năm có phù sa màu mỡ, có nước tưới theo mùa.

   - Nền kinh tế chính của cư dân phương Đông là nông nghiệp lúa nước. Bên cạnh nông nghiệp, các ngành nghề thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng khá phát triển, đã tạo ra sản phẩm dư thừa thường xuyên.

   - Nhờ điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế đó, các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành:

      + Ai Cập cổ đại được hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN.

      + Lưỡng Hà được hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN, do hàng chục nước nhỏ của người Su – me.

       + Ấn Độ vào giữa thiên niên kỷ IV TCN.

       + Trung Quốc cuối thiên niên kỷ III TCN.

   - Các quốc gia cổ đại phương Đông đều được hình thành từ khoảng thiên niên kỷ IV- III TCN, khi cư dân chưa hề biết tới công cụ bằng sắt.

* Những nét lớn về xã hội cổ đại phương Đông

Xã hội cổ đại phương Đông có sự phân hóa sâu sắc thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị:

   - Giai cấp thống trị:

       + Vua chuyên chế nắm mọi quyền hành.

       + Quý tộc gồm các quan lại, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi, tôn giáo. Tầng lớp này sống sung sướng, dựa trên sự bóc lột nông dân.

   - Giai cấp bị trị:

       + Nông dân công xã, sống theo gia đình, có tài sản tư hữu nhưng vẫn duy trì và gắn bó với công xã. Họ là thành phần sản xuất chính trong xã hội; tự tiến hành sản xuất trên phần ruộng đất được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thủy lợi và thu hoạch; tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế. Họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính.

       + Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, là những tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ không trả được hoặc bị phạm tội. Vai trò của họ là làm các việc nặng, khó, và hầu hạ quý tộc.