Những câu hỏi liên quan
Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 12 2019 lúc 10:36

Bốn câu thơ đầu vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên:

    + Hình ảnh chim én đưa thoi giữa trời xuân trong sáng

    + Cỏ xanh non tới chân trời, điểm xuyết hoa lê trắng

    + Không gian mùa xuân khoáng đạt, rộng rãi

- Màu sắc có sư hài hòa gợi lên vẻ tinh khôi, mới mẻ, tràn đầy sức sống của mùa xuân

- Bút pháp ước lệ tượng trưng gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh, cái hồn cảnh vật

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 4 2017 lúc 7:14

Hai câu thơ đầu: Nói về hào khí chiến thắng của dân tộc trong cuộc chống Mông- Nguyên xâm lược

+ Hai câu thơ đầu nói về chiến thắng quan trọng để giải phóng kinh đô Thăng Long còn nóng hổi tính thời sự mà tác giả đã góp phần công sức

+ Hai chiến thắng có sự góp sức của tác giả: chiến thắng Chương Dương và chiến thắng Hàm Tử.

+ Động từ mạnh “đoạt”, “cầm” để diễn tả sức mạnh hào hùng của dân ta trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

- Hai câu thơ sau: Khát vọng muôn đời thái bình, độc lập

+ Lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình

+ Khẳng định sự bền vững, thịnh trị của đất nước

+ Không chỉ là khát vọng của một người mà là quyết tâm của toàn dân tộc.

⇒ Bài thơ chính tới cảm hứng hào sảng, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công lẫy lừng, vang dội trước kẻ thù. Niềm tin, khát vọng dân tộc thái bình, thịnh trị. Bài thơ là khúc khải hoàn ca hùng tráng, cao đẹp của dân tộc.

Hà Quang Minh
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
13 tháng 9 2023 lúc 20:45

Nội dung chính của các văn bản hài kịch và truyện cười trong Bài 4 xoay quanh những xung đột giữa cái xấu (cái thấp hèn) với cái tốt (cái đẹp, cái cao cả). xung đột trong vở hài kịch Bệnh sĩ của Lưu Quang Vũ là mâu thuẫn giữa sự chân thực, thật thà với bệnh giả dối, ảo tưởng. Nhưng cũng có khi xung đột là mâu thuẫn giữa cái xấu với cái xấu, ví dụ: mâu thuẫn giữa sự dốt nát của ông Giuốc-đanh (Jourdain) và sự mưu mô lừa lọc của gã phó may trong vở Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e.

Tiếng cười trong các văn bản là tiếng cười để châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu, cái lố bịch, lỗi thời, trong đời sống. Tiếng cười đó được tạo ra bởi các mâu thuẫn (xung đột), nhân vật, hành động, lời thoại,... và một số thủ pháp trào phúng tiêu biểu. Hài kịch thường phân biệt với bi kịch.

Khởi My
Xem chi tiết
Despacito
4 tháng 10 2017 lúc 9:16
 Sự khác nhau giữa hai cầu đầu và hai câu sau: Hai câu đầu nói về hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình được nói ở hai câu còn lại.Cách biểu ý:Hai câu đầu nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân Mông - Nguyên xâm lược. Tác giả đã đảo trật tự thời gian khi nói về các chiến thắng. Chiến thắng Chương Dương đã diễn ra sau nhưng lại được nói đến trước vì không khí chiến thắng vẫn còn đang trào dâng trong lòng tác giả. Sau đó ông mới trở lại với không khí chiến thắng Hàm Tử (nếu xét về trật tự thời gian thì chiến thắng Hàm Tử diễn ra trước chiến thắng Chương Dương 2 tháng). Đây là một nét đặc sắc khiến cho hai câu thơ ngắn gọn giàu sức gợi tả.Hai câu sau là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước, của dân tộc. Chúng ta không được phép ngủ quên trong chiến thắng. Đó là suy nghĩ trí tuệ biết lường trước được mọi việc, tầm nhìn xa trông rộng của một vị lãnh đạo tài ba biết lo cho dân cho nước.Khát vọng hòa bình không chỉ là khát vọng của riêng người lãnh đạo mà thể hiện khát vọng to lớn của cả một dân tộc.Cách biểu cảm:Từng câu chữ thể hiện niềm tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công lừng lẫy.Bài thơ là khúc khải hoàn ca, hùng tráng, cao đẹp của cả dân tộc.Bài thơ cũng là nỗi niềm lo lắng về tương lai đất nước của Thượng tướng tài ba.
Khởi My
4 tháng 10 2017 lúc 9:18

cam on

Lan Ngọc Ninh Dương
Xem chi tiết
Linh Linh
25 tháng 3 2021 lúc 20:41

1.

 Đối với dân tộc Việt Nam:

- Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

- Người đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam

+ Tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta thông qua các sách báo như Người cùng khổ, Đường Cách Mệnh,....

+ Thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ( 6/1925)

- Với thiên tài và uy tín Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức Cộng sản thành một chính Đảng duy nhất – Đảng Cộng Sản Việt Nam (6/1/1930)

- Đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam, vạch ra cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đó là Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt.

 Đối với cách mạng thế giới:

- Xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng ở chính quốc...

- Cỗ vũ phong trào đấu tranh chống áp bức của các nước thuộc địa.

- Làm phong phú thêm kho tàng lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin.

Linh Linh
25 tháng 3 2021 lúc 20:52

2.

Hoàn cảnh lịch sử:

- Cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh trong đógiai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng tiên phong.

- Năm 1929 ở nước ta lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào cáchmạng phát triển, song cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng củanhau, làm phong trào CM trong nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn

- Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Aí Quốc đã chủ động triêụ tập các đạibiểu đến Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930
Nội dung:

- Tại Hội nghị, NAQ phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêngrẽ.

- Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảngduy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.

- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng do NguyễnÁi Quốc soạn thảo.

=> Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CS Việt Nam

- Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập, gồm 7 Ủy viên.

- 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương CS Liên đoàn, tổ chức này được gia nhậpĐảng CS Việt Nam. Của Đảng (1960), quyết định lấy ngày 3/2 hằng năm là ngày kỷniệm thành lập Đảng.

- Sau này Đại hội Đại biểu toàn quốc lần III
Ý nghĩa:

Hội nghị đã thống nhất được các tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hộinghị mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng.
 

Linh Linh
25 tháng 3 2021 lúc 20:55

3.

Hoàn cảnh:

Ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ 8 ở Pắc Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941.

Nội dung:

-Khẳng định chủ trương đúng đắn của Hội nghị 6 và 7 nhưng đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và đưa nhiệm vụ này lên hàng đầu.

-Tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”, giảm tô, giảm tức …

-Chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho từng nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

-Nhiệm vụ trung tâm của đảng trong giai đoạn này: chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang

-Bầu Ban Chấp hành Trung ương do Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

-Ngày 19/05/1941, thành lập Mặt trận Việt Minh. Năm tháng sau, Tuyên ngôn, Chương trình, điều lệ Việt Minh được công bố chính thức.

Ý nghĩa:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ 8 có ý nghĩa quan trọng. Nghị quyết của Hội nghị lần 8 đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng đã đề ra ở Hội nghị Ban Chấp hàng Trung ương lần thứ 6 (11/1939). Nó có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn đảng, toàn dân chuẩn bị tiến tới Cách mạng tháng Tám.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Nội dung Bài 6 (Nguyễn Du - "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng") trong sự so sánh với Bài 6 (Nguyễn Trãi - "Dành còn để trợ dân này") ở sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai, ta thấy bên cạnh văn bản thông tin giới thiệu về tác gia là các văn bản khác thể hiện thành tựu sáng tác nổi bật của tác gia đó, các văn bản này có thể không cùng một loại, thể văn bản nhất định. Thông thường, các tác gia là tập đại thành của văn học dân tộc ở một thời đại nhất định, vì vậy, qua bài học về tác gia, người học có thể biết thêm về quy luật phát triển nền văn học dân tộc, từ đó có thể tìm đọc các nghiên cứu của tác giả khác, sáng tác khác.

Nguyễn Diệu Anh
Xem chi tiết
NẠNH NÙNG girl
Xem chi tiết
NẠNH NÙNG girl
5 tháng 3 2022 lúc 9:49

Giúp mình với các bạn ơi :<

thien pham
5 tháng 3 2022 lúc 9:50

tham khảo

(1) Trong câu chuyện Gió lạnh đầu mùa, đã xuất hiện nhiều nhân vật trẻ em, nhưng em ấn tượng nhất vẫn là cậu bé Sơn. (2) Là một thiếu gia trong gia đình khá giả, có vú em chăm sóc, Sơn nghiễm nhiên lớn lên trọng sự đủ đầy và yêu thương của mọi người. (3) Tuy nhiên không vì thế mà em trở nên hư hỏng hay kênh kiệu. (4) Đặc biệt, trong Sơn có một tâm hồn ấm áp, đầy tình yêu thương với mọi người. (5) Điều đó thể hiện rõ qua lần em nhớ đến em Duyên, hay khi em chú ý đến sự lạnh lẽo của cái Hiên, và quyết định lấy chiếc áo bông cũ cho cô bé mặc. (6) Hành động ấy đã giúp em cảm nhận được tình yêu thương to lớn trong thể xác nhỏ bé của Sơn. (7) Chính hình ảnh của cậu bé, đã giúp người đọc nhận được một bài học ý nghĩa về tình người.

 
Hồ Hoàng Khánh Linh
5 tháng 3 2022 lúc 9:51

Tham khảo:    

                                           Bài làm

Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc và gợi ra nhiều suy ngẫm cho mỗi người về tình yêu thương trong cuộc sống. Với giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, nhà văn đã khắc họa một cách rõ nét hình ảnh các nhân vật xuất hiện xuyên suốt truyện ngắn với chân dung đẹp đẽ, sống động. Hai chị em Lan và Sơn vì thương đám trẻ nghèo mà mang áo của em gái mình ra cho cô bạn nhỏ. Để rồi sợ mẹ mắng mà khép nép không dám nhìn mẹ. Cũng vì hành động của con trẻ, mà người mẹ ngỡ ra được bao điều và cho người mẹ nghèo vay tiền mua áo cho con. Đó chính là khoảnh khắc đẹp đẽ của cả người lớn và trẻ em – khoảnh khắc chứa chan tình người khiến cho người đọc chúng ta cũng rưng rưng xúc động. Con người thường chỉ nghĩ đến mình mà khó nghĩ được cho người khác, và người mà có cuộc sống đủ đầy lại càng khó nghĩ cho những người khốn khó hơn mình vì họ không hiểu được những gánh nặng của những người khó khăn. Thế nhưng, những em bé trong câu chuyện dù sống trong nhung lụa vẫn hiểu và thương những mảnh đời khó khăn thì đó thực sự là vẻ đẹp quý giá của tình người. Có thể thấy, bức tranh đầu mùa đông được nhà văn Thạch Lam miêu tả rất chính xác, tinh tế. Cảnh vật như nổi hình, nổi khối trước mắt người đọc. Còn bức tranh tình người hiện lên vừa ấm áp, vừa đơn sơ, vừa quen thuộc nhưng rộn ràng, hạnh phúc, dạt dào tình cảm, cảm xúc. Có thể nói rằng, với ngòi bút tài hoa của nhà văn Thạch Lam, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả trong suốt mấy mươi năm qua vì vẻ đẹp tình người.